PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu sự thích ứng với hoạt động học tập của sinh viên khoa công tác xã hội và phát triển cộng (Trang 48 - 64)

- Tích cực lĩnh hội các mối quan hệ trong môi trường học tập mới (50 điểm)

PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Sau khi xử lí, phân tích kết quả thu được từ các phương pháp nghiên cứu đã được sử dụng, có thể thấy rõ thực trạng thích ứng học tập của sinh viên khoa Công tác xã hội và Phát triển Cộng đồng như sau:

3.1.Thực trạng thích ứng học tập của sinh viên Khoa Công tác xã hội và Phát triển Cộng đồng.

Căn cứ vào cách đánh giá phân loại mức độ thích ứng học tập được trình bày ở chương 2, chúng tôi thu được bảng sau:

Bảng 1: Mức độ thích ứng học tập của sinh viên Mức độ thích ứng học tập Điểm N % Cao 148,16 – 200 43 18,85 Trung bình 111,52 – 148,16 143 62,72 Thấp < 111,52 42 18,43

Như vậy, tỉ lệ sinh viên thích ứng với học tập ở mức độ trung bình chiếm tỉ lệ khá cao (62,72%). Sinh viên thích ứng học tập ở mức độ cao còn chiếm một tỉ lệ rất nhỏ (18.85%). Sau đây là điểm trung bình của các chỉ số mà chúng tôi đã tính được sau khi xử lí kết quả thu được.

Bảng 2: Điểm trung bình của các chỉ số thích ứng học tập

Chỉ số thích ứng học tập N ĐTB SD Xếp

hạng

Nội dung học tập 228 36,05 4,99 1

Phương pháp học tập 228 31,41 6,92 3

Điều kiện học tập 228 32,87 6,60 2

Mối quan hệ bạn bè, thầy cô 228 29,5 5,66 4

Thích ứng học tập 228 129,84 18,32

Kết quả trên cho thấy, sự thích ứng với nội dung học tập đạt mức điểm trung bình cao nhất (ĐTB = 36,05/50) và độ lệch là SD= 4,99. Đây là mức điểm khá cao và đều so với điểm trung bình của các chỉ số còn lại, vì mức độ tập trung cao hơn.

Kết quả trên cũng cho thấy, thích ứng với mối quan hệ bạn bè, thầy cô đạt số điểm trung bình thấp nhất (ĐTB = 29,5/50) và độ phân tán cũng cao hơn so với chỉ số thứ nhất (5,66)

Để có thể hiểu rõ thực trạng thích ứng học tập của sinh viên, chúng tôi đã tiến hành phân tích thực trạng thích ứng của từng chỉ số trên.

3.1.1.Thực trạng thích ứng với nội dung học tập

Như chúng ta đều biết, trước khi vào đại học, sinh viên được tiếp cận với rất nhiều các môn học mới (thậm chí là hoàn toàn khác với phổ thông). Họ phải tiếp nhận rất nhiều những khái niệm mới, những công thức mới và các bài tập, tình huống mới. Không chỉ môn học mới mà khối lượng kiến thức của các môn học cũng tăng lên khá nhiều. Điều đó đã khiến sinh viên có nhiều sự bỡ ngỡ và gặp những khó khăn nhất định.

Để tìm hiểu về vấn đề này, trước tiên chúng tôi điều tra thực trạng thích ứng với khối lượng kiến thức của các môn học mà sinh viên đang học hiện nay. Kết quả thu được như sau:

Bảng 3: Khối lượng kiến thức mà sinh viên đang học hiện nay

TT Nội dung học tập N %

1 Quá nhiều 20 8,78

2 Khá rộng và sâu 158 69,29

3 Vừa đủ 50 21,93

Tổng 228 100

Kết quả cho thấy, nhìn chung sinh viên đánh giá về các khối lượng kiến thức hiện nay là “khá sâu và rộng” (69,29%). Đây là một điều cũng dễ hiểu vì trong thời đại ngày nay lượng kiến thức và thông tin liên tục tăng, đòi hỏi người học vừa phải nắm vững kiến thức cũ, đồng thời phải luôn cập nhật kiến thức mới để đáp ứng với những yêu cầu của thời đại mới. Không những đòi hỏi có tầm hiểu biết rộng mà còn đòi hỏi sinh viên phải hiểu sâu, nắm vững bản chất của nó để vận dụng trong cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên, vẫn còn 8,78% sinh viên cho rằng “lượng kiến thức họ đang học là quá nhiều”. Điều này cũng có thể do ở phổ thông các em chưa có nền tảng vững chắc, hoặc cũng có thể trong quá trình học những em này chưa tích cực lĩnh hội nội dung cũ thì đã phải tiếp nhận nội dung mới. Những em sinh viên này vẫn chưa xác định rõ tâm thế là: những nội dung kiến thức này là yêu cầu chung bắt buộc đối với tất cả sinh viên phải đạt được những kiến thức đó. Khi tìm hiểu về vấn đề này,

chúng tôi thường thấy hiện tượng này xảy ra ở khá nhiều em thuộc đối tượng vùng sâu, vùng xa và dân tộc thiểu số. Các em nói rằng: “Học đại học thật là căng thẳng vì quá nhiều kiến thức mới đối với em. Nhiều lúc học nhiều quá nên em không thể theo kịp, do đó phải nghỉ học một số môn để kỳ sau đăng ký học lại”.

Để tiếp tục làm rõ về thích ứng với nội dung học tập của sinh viên, chúng tôi tìm hiểu việc họ thích ứng với mức độ khó của môn học, các khái niệm mới, các công thức mới và các cách giải quyết bài tập, tình huống,…Kết quả cho thấy, sinh viên hiện nay “cảm thấy rất căng thẳng và mệt mỏi” (ĐTB =1,35/3) vì “các môn học có khá nhiều khái niệm mới” (ĐTB = 1,61/3), “những công thức mới” (ĐTB = 1,78/3) (xem bảng 2 - phụ lục 6). Có thể do kiến thức hiện nay mà các bạn phải tiếp nhận là khá lớn, yêu cầu cao. Chính vì thế mà đã khiến cho các bạn luôn phải tích cực lĩnh hội và xử lý thông tin. Tuy nhiên, một thực tế cho thấy, việc sinh viên cảm thấy căng thẳng và mệt mỏi cũng một phần là do chưa có phương pháp học tập đúng đắn, chưa có cách sắp xếp kế hoạch một cách hợp lý. Nhiều em sinh viên thường có tâm lý để đến “gần thi mới học” vì mong đợi các thầy cô giới hạn trọng tâm để thi hết học kỳ. Chính vì thế mà cùng một lúc các em phải học rất nhiều môn dồn vào. Điều đó đã dẫn đến tình trạng học vừa không hiệu quả (nhầm lẫn kiến thức) vừa lúc nào cũng căng thẳng, mệt mỏi. Do đó, đến lúc thi là quên sạch kiến thức, sau khi thi thì kiến thức lại có thể tái hiện được, hoặc ngược lại, đến lúc thi thì nhớ sau khi thi lại quên sạch chẳng còn chữ nào trong đầu.

Ngoài ra, chúng tôi còn tìm hiểu việc các em giải quyết các bài tập, các tình huống do giáo viên đưa ra. Kết quả cho thấy phần lớn các em đều có thể giải quyết được các tình huống và bài tập được yêu cầu với điểm số trung bình khá cao (xem bảng 3 - phụ lục 6). Tuy nhiên, chất lượng của việc thực hiện yêu cầu đó chưa đạt kết quả cao. Bởi vì khi hỏi giáo viên về vấn đề này, kết quả cho thấy chỉ có 18 % giáo viên đánh giá là các em đã thực hiện yêu cầu ở mức độ Tốt trở lên. Ngoài ra, chúng tôi kết hợp với việc quan sát các em học

môn Tham vấn, kết quả cho thấy, các bạn đều đưa ra được các cách trả lời cho các tình huống mà giáo viên đưa ra. Tuy nhiên, các tình huống đó mới chỉ đạt yêu cầu ở mức độ bình thường chứ chưa thực sự có nhiều sáng tạo độc đáo.

Tóm lại, qua việc tìm hiểu về thích ứng với nội dung học tập mới của sinh viên, chúng tôi thấy rằng: phần lớn các em thích ứng khá tốt với nội dung học tập. Điều đó được thể hiện qua các điểm số mà các em đạt được thông qua các phương án trả lời các câu hỏi mà chúng tôi đưa ra. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tuy nhiên, trong quá trình thích ứng với nội dung học tập vẫn còn những sinh viên cảm thấy mệt mỏi và căng thẳng, vẫn có sự nhầm lẫn giữa kiến thức cũ và mới, các khái niệm mới. Điều này có thể do nhiều các nguyên nhân khác nhau, có thể do chưa có phương pháp học tập đúng đắn, có thể do điều kiện học tập hoặc do cách dạy của giáo viên… Vấn đề này chúng tôi sẽ tiếp tục tìm hiểu ở phần sau.

Dựa vào điểm trung bình của chỉ số thích ứng với nội dung học tập và độ lệch trung bình (xem cách đánh giá định lượng tại chương 2), chúng tôi chia ra các mức độ thích ứng về mặt nội dung học tập như sau:

Bảng 4: Mức độ thích ứng với nội dung học tập mới

Mức độ thích ứng N %

Cao 39 17,10

Trung bình 150 65,80

Thấp 39 17,10

Tổng 228 100

Qua bảng số liệu ta thấy, mức độ thích ứng với nội dung học tập ở mức độ trung bình chiếm tỉ lệ nhiều nhất (65,8%), tỉ lệ sinh viên đạt mức độ thích ứng Cao và Thấp là như nhau (17,1%). Vấn đề đặt ra ở đây là cần phải có những biện pháp tác động nhằm giúp các em thích ứng thấp với nội dung học tập nhanh chóng hoà nhập với những nội dung kiến thức đó.

Để làm rõ thực trạng thích ứng với phương pháp học tập mới của sinh viên, chúng tôi đã tìm hiểu cách ghi bài, cách đọc sách, cách lập kế hoạch học tập của sinh viên. Ngoài ra, chúng tôi còn tìm hiểu việc sinh viên tìm kiếm tài liệu, tổ chức thảo luận nhóm…

Trước hết chúng tôi tìm hiểu cách ghi bài của sinh viên trên lớp. Qua việc điều tra bằng bảng hỏi chúng tôi thu được kết quả sau: phần lớn sinh viên “ghi theo ý hiểu của mình” (93,9%) (bảng 6 - phụ lục 6). Có thể nói, đây là cách ghi bài của rất nhiều sinh viên nói chung hiện nay. Kết quả này cũng khá phù hợp với kết quả mà chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu trên sinh viên của Khoa Tâm lý học của trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn năm 2002 (Báo cáo Khoa học sinh viên do tác giả luận văn tiến hành nghiên cứu). Đây cũng là một cách ghi bài khá hiệu quả vì khi sinh viên hiểu vấn đề thầy trình bày lúc đó các em có thể ghi theo logic của mình. Các em tự diễn đạt và ghi tóm tắt ý của giáo viên theo cách hiểu của mình. Cách ghi này cũng giúp các em có thể ghi nhớ được tốt hơn. Tuy nhiên, có một số em ngoài việc ghi theo ý hiểu của mình các bạn còn kết hợp với việc ghi những vấn đề mình chưa hiểu để sau đó tự tìm hiểu, nghiên cứu hoặc nhờ bạn bè, thầy cô giải đáp.

Ngoài ra, sinh viên còn “cố gắng ghi thật đầy đủ và chi tiết lời giảng của thầy” chiếm hơn một nửa (52,2%). Đây là cách ghi mà sinh viên hay sử dụng trong quá trình giáo viên giảng bài. Kết quả này cũng gần bằng kết quả mà giáo viên đánh giá về cách ghi bài của sinh viên. Giáo viên cho rằng sinh viên thường “quá tập trung ghi một cách chi tiết, đầy đủ những lời thầy cô giảng” (68%). Cách ghi bài như thế có lẽ do thói quen ở phổ thông. Thông thường là các em được các thầy cô đọc cho chép nên khi học ở đại học giáo viên chủ yếu là giảng giải, thuyết trình nên các em vẫn cố gắng để ghi những lời giảng đó. Cách ghi này sẽ làm cho các em không còn tập trung được vào việc nghe giảng. Vì vậy dẫn đến tình trạng các em ghi mà vẫn không hiểu và chỉ còn cách là học thuộc lòng những điều thầy giảng.

Cách ghi bài như “ghi cách đặt vấn đề, cách giải quyết vấn đề của giáo viên” thì mới có gần một nửa (48,7%) sinh viên lựa chọn. Đây là cách ghi bài khá đặc thù ở đại học. Cách ghi này sẽ giúp các em có khả năng nắm vững bản chất của vấn đề giáo viên trình bày, ngoài ra, sinh viên có thể trình bày cho người khác hiểu một cách logic, khoa học. Thiết nghĩ, trong quá trình dạy, giáo viên cũng cần hình thành cho sinh viên cách ghi bài cách đó để tạo cho các em một phương pháp ghi bài và kết hợp với nghe giảng có hiệu quả hơn.

Để tiếp tục tìm hiểu về thích ứng với phương pháp học tập, chúng tôi đã tìm hiểu về cách đọc sách của sinh viên hiện nay. Qua điều tra thực tế chúng tôi thấy rằng: có (66,2%) sinh viên thường “đọc một cách cẩn thận bằng cách gạch chân từng ý quan trọng và ghi ra vở” và có (51,8%) sinh viên “tập khái quát những điều đã đọc” (bảng 8 - phụ lục 6). Đây là cách đọc sách được các em sử dụng khá nhiều, cách đọc sách như thế cũng thể hiện sự nghiêm túc và mang tính khoa học. Ngoài ra, nó còn giúp các em nắm vững được bản chất của vấn đề, khái quát được những vấn đề cơ bản mà sách trình bày. So sánh với cách đánh giá của giáo về vấn đề này chúng tôi thấy rằng: có 68,9% giáo viên đánh giá là sinh viên đã biết cách đọc sách, trong đó có 9,8% giáo viên đánh giá là các em đọc rất tốt. Cách đánh giá này cũng khá phù hợp với kết quả mà chúng tôi phân tích ở trên. (bảng 7- phụ lục7)

Như vậy, vẫn còn hơn 30% sinh viên hiện nay đọc sách chưa có hiệu quả. Sau khi đọc sách, các em cảm thấy “hoang mang vì sách đề cập đến quá nhiều vấn đề”. Thực tế quan sát và phỏng vấn chúng tôi cũng thấy rất rõ điều đó. Các em thường ôm đồm rất nhiều và đọc với số lượng là chính. Các em đọc sách nghiên cứu giống như đọc tiểu thuyết có thể nằm đọc hoặc vừa nghe nhạc, xem ti vi vừa đọc sách. Vì thế cho nên sau khi đọc các em không biết sách đề cập đến vấn đề gì. Qua cách đánh giá của giáo viên thì có những em chưa biết cách đọc sách là do bản thân “rất ngại đọc sách” (44%), hoặc là “nghĩ rằng chỉ cần học theo vở ghi trên lớp là đủ” (40%) (bảng 4, - phụ lục 7). Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy có 18% giáo viên chưa dành thời gian hướng dẫn cho sinh viên

cách đọc sách về những môn học mà mình dạy. Đây cũng là một nguyên nhân dẫn đến việc sinh viên chưa biết cách đọc sách hiệu quả.

Như vậy, vấn đề đặt ra ở đây là giáo viên cũng cần phải có những cách hướng dẫn hoặc tác động để hình thành cho các em một cách đọc sách hiệu quả, khoa học. Từ đó, các em sẽ cảm thấy hứng thú hơn mỗi khi đọc sách. Về phía sinh viên, các em cũng cần phải có sự quyết tâm, cố gắng dành một khoảng thời gian nhất định cho việc đọc sách và cố gắng đọc một cách thường xuyên. Chỉ qua đó, các em mới có được kiến thức vừa rộng và sâu mà chuyên ngành đòi hỏi.

Ngoài việc tìm hiểu về cách ghi bài, cách đọc sách của sinh viên, chúng tôi còn tìm hiểu về cách sinh viên tìm kiếm tài liệu cho môn học.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, sinh viên chủ yếu “tìm kiếm tài liệu trên thư viện” (82,5%) và trên mạng Internet (57,5%). Đây là cách tìm kiếm tài liệu mà theo chúng tôi đánh giá cũng rất thuận lợi cho sinh viên và ngoài ra nó còn tiết kiệm về mặt kinh tế.(bảng 5 - phụ lục 6)

Tuy nhiên, đối với sinh viên ngành Công tác xã hội và Phát triển Cộng đồng, ngoài 2 cách trên thì cách “mượn tài liệu của thầy cô trực tiếp dạy mình” hoặc thầy cô có liên quan đến ngành học của mình cũng là một cách thức có hiệu quả rất cao cho môn học đó. Rất tiếc là mới chỉ có 17,5% sinh viên đã sử dụng cách thức này. Thực tế cho thấy, mặc dù sinh viên rất muốn có tài liệu nhưng do sinh viên ngại hỏi các thầy cô để mượn. Thiết nghĩ, trong quá trình giảng dạy, giáo viên cũng nên tạo điều kiện giới thiệu tài liệu mình có và nguồn gốc tài liệu mà giáo viên biết để sinh viên có thể nhanh chóng tìm kiếm được tài liệu đó phục vụ cho học tập.

Để tiếp tục tìm hiểu về thích ứng với phương pháp học tập, chúng tôi tìm hiểu về việc sinh viên tham gia thảo luận nhóm. Kết quả thu được cho thấy, phần lớn các em sau khi thảo luận nhóm đều cảm thấy rằng “hiểu sâu vấn đề hơn” (71,5%) và một số bạn thì cho rằng “thấy tự tin hơn vì đưa ra được ý tưởng của mình” (39%). (bảng 7 - phụ lục 6)

Tuy nhiên, các bạn sinh viên vẫn chưa có sự hợp tác, sự trao đổi giao lưu với bạn bè. Qua một số ý kiến mà chúng tôi phỏng vấn thấy rằng: “sau mỗi lần thảo luận, các bạn thường hay mất đoàn kết, không có sự thống nhất ý kiến và làm cho vấn đề trở nên phức tạp hơn”. Đây không chỉ là một phương pháp học tập mà còn là một kỹ năng mà các bạn phải sử dụng rất nhiều trong công việc

Một phần của tài liệu sự thích ứng với hoạt động học tập của sinh viên khoa công tác xã hội và phát triển cộng (Trang 48 - 64)