Các hình thái dị hình cuốn giữa

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hình thái lâm sàng của dị hình cuốn mũi giữa trong bệnh lý mũi xoang qua nội soi và chụp cắt lớp vi tính (Trang 44)

3.2.2.1. Xoang hơi cuốn giữa.

Xoang hơi là dị hình gặp nhiều nhất chiếm hơn 78%trong tổng số dị hình cuốn giữa. Xoang hơi có thể đ−ợc phát hiện trên nội soi và CLVT nh−ng khả năng phát hiện đ−ợc xoang hơi ở hai ph−ơng pháp là khác nhau.

Bảng 3.9. Phân bố dị hình xoang hơi trên chụp CLVT và nội soi.

Có XH Không XH

XH

Vị trí n % n %

CLVT 29 78,4 8 21,6

NS 24 64,9 13 35,1

Nhận xét: tỷ lệ phát hiện XHCG trên CLVT 29/37 chiếm 78,4%, không có xoang hơi 21,6%, nội soi phát hiện đ−ợc 24/37 chiếm 64,9%, không có xoang hơi là 35,1%. Nh− vậy chúng tôi thấy rằng khả năng phát hiện xoang hơi cuốn giữa của CLVT cao hơn so với nội soi.

- Phân bố và kích th−ớc xoang hơi trên nội soi.

Ph−ơng pháp khám nội soi hốc mũi bằng ánh sáng lạnh với các ống soi cứng có các góc nhìn 00, 300, 700 cho phép quan sát một cách chi tiết hình ảnh hốc mũi nói chung và hình ảnh cuốn mũi giữa nói riêng. Khi quan sát ta có thể thấy hình ảnh xoang hơi cuốn giữa một cách dễ dàng ở các mức độ khác nhau, đ−ợc trình bày ở bảng d−ới đây.

Bảng 3.10. Phân bố và kích thớc xoang hơi. Nhỏ (chiếm 1/3 CG) Lớn (chiếm 2/3 CG) XH Vị trí n % n % N Mũi trái 3 27,3 7 53,8 10 Một bên Mũi phải 2 18,2 3 23,1 5 Hai bên 6 54,5 3 23,1 9 N 11 45,8 13 54,2 24

Nhận xét: bảng trên cho ta thấy hình ảnh nội soi xoang hơi nhỏ ở một

bên là 5/15 chiếm 33,3%, xoang hơi lớn ở nhóm một bên là 10/15 chiếm tỷ lệ là 66,7%. ở hai bên xoang hơi nhỏ là 6/9 tr−ờng hợp chiếm tỷ lệ là 66,7%, xoang hơi lớn là 3/9 tr−ờng hợp chiếm tỷ lệ 33,3%. Tỷ lệ trên cho ta thấy khác biệt về hình thái xoang hơi giữa hai nhóm bệnh một bên và hai bên là không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05.

- hình thái xoang hơi qua nội soi.

Về hình thái xoang hơi chúng tôi gặp trong nghiên cứu này đa phần là hình dạng bụng cá vàng, hình chùy, một số ít gặp ở hình dạng khác.

Hình 3.1. Hình ảnh xoang hơi cuốn giữa.

Lã Thị Việt Th 50T STT 10 Nguyễn Trung Th 35T STT 19 Xoang hơi trái to hình bụng cá

vàng che lấp toàn bộ khe giữa, nhiều dịch nhầy khe giữa (T).

Xoang hơi cuốn giữa phải lớn hình chùy che lấp toàn bộ khe giữa.

Bảng 3.11. Hình thái xoang hơi.

HD X-H Bụng cá vàng Chùy Hình khác X-H Lớn 7 5 4 Nhỏ 2 12 3 N 9 17 7 % 27,2 51,5 21,3

Nhận xét: bảng trên cho ta thấy loại nhỏ gặp 17/33 tr−ờng hợp: hình chuỳ chiếm đa số 12/17 tr−ờng hợp chiếm 70,5%, hình bụng cá vàng gặp 2/17 tr−ờng hợp chiếm 11,9%, hình dạng khác gặp 17,6%. Nhóm lớn gặp 16/33 tr−ờng hợp: hình bụng cá vàng gặp 7/16 tr−ờng hợp chiếm 43,8%, hình chuỳ 5/16 tr−ờng hợp chiếm 31,3%, hình dạng khác gặp 4/16 tr−ờng hợp chiếm tỷ lệ 24,9%. Nh− vậy với hình dạng bụng cá vàng gặp trên nội soi thì chủ yếu là loại lớn, hình chùy chủ yếu là xoang hơi nhỏ, tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05.

- Hình ảnh xoang hơi trên phim chụp CLVT.

Xoang hơi cuốn giữa là tế bào sàng phát triển vào trong cuốn giữa có lỗ thông với các xoang sàng khác, nên xoang hơi có thể bị nhiễm trùng hoặc không nhiễm trùng. Nh−ng theo nghiên cứu của chúng tôi thì xoang hơi rất ít bị nhiễm trùng cho dù bệnh nhân có bị viêm đa xoang rất nặng.

Hình 3.2. Hình ảnh xoang hơi trên phim CLVT.

Nguyễn Thị Lan Ph. 46T STT 17

Xoang hơi cuốn giữa bên trái lớn, lòng xoang sạch phức hợp lỗ ngách hai bên bị tắc nghẽn.

- Tính chất của xoang hơi đ−ợc trình bày ở bảng sau.

Bảng 3.12. Hình ảnh xoang hơi trên chụp CLVT.

T/c

Vị tri Không nhiễm trùng Nhiễm trùng

XH một phần 20 4 XH toàn bộ 17 2 N % 37 86 6 14

Nhận xét: theo bảng trên chúng tôi thấy: xoang hơi không nhiễm trùng gặp 37 tr−ờng hợp chiếm tỷ lệ 86%, xoang hơi nhiễm trùng gặp 6 tr−ờng hợp chiếm tỷ lệ 14%. Xoang hơi một phần nhiễm trùng 20/37 tr−ơng hợp cao hơn so với xoang hơi toàn bộ nhiễm trùng 17/37 tr−ờng hợp. Tuy nhiên sự khác biệt hình thái nhiễm trùng hay không nhiễm trùng ở hai nhóm bệnh xoang hơi một phần và xoang hơi toàn bộ là không có sự khác biệt với p > 0,05.

- Kích th−ớc xoang hơi cuốn giữa.

Qua nội soi và phim chụp cắt lớp chúng tôi thấy rằng: nếu nội soi chẩn đoán xoang hơi nhỏ thì trên phim chụp CLVT đo đ−ợc kích th−ớc th−ờng nhỏ hơn 1,5 mm, nếu nội soi chẩn đoán xoang hơi lớn trên phim chụp CLVT kích th−ớc xoang hơi lớn hơn 1,5 mm. Nh− vậy dựa vào kết quả đó chúng tôi chia xoang hơi thành hai nhóm kích th−ớc, nhóm xoang hơi nhỏ có kích th−ớc ≤ 1,5 mm, nhóm xoang hơi lớn có kích th−ớc > 1,5 mm.

- Kích th−ớc xoang hơi và viêm xoang trên phim chụp CLVT.

Bảng 3.13. Kích thớc xoang hơi và viêm xoang trên phim chụp CLVT

VX

XH Có viêm xoang Không viêm xoang

≤ 1,5 9 2 Kích th−ớc trái > 1,5 8 1 ≤ 1,5 9 1 Kích th−ớc phải > 1,5 11 2

Nhận xét: xoang hơi trái có kích th−ớc ≤ 1,5mm gặp 9/11 tr−ờng hợp có viêm xoang, không viêm xoang 2/11 tr−ờng hợp. Xoang hơi trái có kích th−ớc > 1,5 mm có 8/9 tr−ờng hợp viêm xoang, không viêm xoang gặp 1/9 tr−ờng hợp. Với xoang hơi phải có kích th−ớc ≤ 1,5mm gặp 10/43 tr−ờng hợp, trong đó 9/10 tr−ờng hợp có viêm xoang, không có viêm xoang 1/10 tr−ờng hợp. Xoang hơi phải có kích th−ớc > 1,5 mm gặp 11/13 tr−ờng hợp có viêm xoang, không viêm xoang 2/13 tr−ờng hợp. Chúng tôi thấy rằng: tỷ lệ viêm xoang có xoang hơi là rất cao, nh−ng trong nghiên cứu của chúng tôi không thấy có sự liên quan giữa kích th−ớc xoang hơi và viêm xoang.

- Kích th−ớc xoang hơi trên phim chụp CLVT và đau đầu.

Xác định d−ới nội soi kích th−ớc của xoang hơi đ−ợc xác định và đánh giá một cách t−ơng đối, qua đó chúng tôi đánh giá mức độ đau đầu liên quan đến kích th−ớc xoang hơi.

Bảng 3.14. Mối liên quan giữa kích thớc kích thớc xoang hơi và đau đầu. T/c K/T ít Nhiều Rất đau Nhỏ 9 2 2 Lớn 11 3 0 N 20 5 2

Nhận xét: chỉ có 27/37 bệnh nhân có triệu chứng đau đầu, trong đó đau ít có 20 bệnh nhân ( loại nhỏ gặp 9/20 tr−ờng hợp chiếm 45%, loại lớn 11/20 tr−ờng hợp chiếm 55%), đau nhiều có 5 bệnh nhân (loại nhỏ 2 tr−ờng hợp chiếm 40%, loại lớn 3 chiếm 60%), gặp 2 tr−ờng hợp bệnh nhân loại nhỏ rất đau. Sự khác biệt về mức độ đau phụ thuộc và kích th−ớc xoang hơi (xoang hơi lớn, xoang hơi nhỏ) là không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05. Theo chúng tôi thì với xoang hơi lớn mức độ đau đầu cũng lớn hơn, nh−ng có lẽ do số mẫu nghiên cứu của chúng tôi còn nhỏ n = 37 bệnh nhân nên không đánh giá hết đ−ợc ảnh h−ởng của kích th−ớc xoang hơi đến mức độ đau đầu.

3.2.2.2. Cuốn giữa đảo chiều.

Cuốn giữa đảo chiều là dị hình th−ờng gặp sau xoang hơi chiếm hơn 32% trong tổng số DHCG và cũng đ−ợc coi là một trong những nguyên nhân gây bít tắc phức hợp lỗ ngách dẫn đến viêm xoang.

Hình 3.3. Hình ảnh cuốn giữa trái đảo chiều và bít tắc toàn bộ phức hợp lỗ ngách trái.

Kiều Thị M 39T STT 7

Bảng 3.15. Phát hiện cuốn giữa đảo chiều trên phim chụp CLVT và NS.

1 bên 2 bên ĐC Ph−ơng pháp n % n % CLVT 5 13,5 7 18,9 NS 5 13,5 7 18,9

Nhận xét: theo số liệu bảng trên ta thấy khả năng phát hiện cuốn giữa đảo chiều trên nội soi và chụp CLVT là nh− nhau đều phát hiện 12/37 bệnh nhân chiếm tỷ lệ 32,4% trong đó 13,5% là cuốn giữa đảo chiều một bên, 18,9% là cuốn giữa đảo chiều hai bên.

3.2.2.3 Cuốn giữa xẻ đôi.

Cuốn giữa xẻ đôi là dị hình rất hiếm gặp trong DHCG, th−ờng chỉ phát hiện d−ới nội soi, còn chụp CLVT khó phát hiện đ−ợc.

Trong nghiên cứu của chúng tôi thì không gặp tr−ờng hợp nào phát hiện cuốn giữa xẻ đôi trên cả nội soi và trên chụp CLVT.

3.2.2.4. cuốn giữa cắt khúc.

Trong nghiên cứu của của chúng tôi thì cuốn giữa cắt khúc chỉ gặp 1 tr−ờng hợp qua nội soi, còn trên phim chụp CLVT không phát hiện đ−ợc tr−ờng hợp này.

Hình 3.4. Hình ảnh cuốn giữa trái cắt khúc, mào vách ngăn mũi trái.

Nguyễn Trần Ng 17T STT 12

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hình thái lâm sàng của dị hình cuốn mũi giữa trong bệnh lý mũi xoang qua nội soi và chụp cắt lớp vi tính (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)