Các b−ớc tiến hành nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hình thái lâm sàng của dị hình cuốn mũi giữa trong bệnh lý mũi xoang qua nội soi và chụp cắt lớp vi tính (Trang 34)

Thăm khám lâm sàng, cận lâm sàng, chẩn đoán xác định và chỉ định sau đó tiến hành phẫu thuật và theo dõi sau phẫu thuật.

Thăm khám lâm sàng.

Hỏi bệnh: khai thác tìm hiểu bệnh sử, thời gian mắc bệnh, nguyên nhân đi khám bệnh, tiền sử bệnh, tiền sử điều trị (nội khoa, ngoại khoa). Các triệu chứng của xoang hơi cuốn giữa.

Khai thác chi tiết triệu chứng cơ năng:

+ Ngạt mũi:

Ngạt tắc mũi một bên hay cả hai bên? Ngạt từng lúc hay liên tục?

Ngạt có liên quan đến thời tiết hay không? Thời gian ngạt trong ngày?

+ Đau đầu:

Tìm hiểu tính chất của đau đầu? Mức độ đau?

Theo chúng tôi thì mức độ đau đ−ợc chia ra là (đau ít, đau nhiều, rất đau) với tiêu chuẩn sau:

Đau ít: đau bệnh nhân chịu đ−ợc, không dùng thuốc cung tự hết. Đau nhiều: đau bệnh nhân phải dùng thuốc thì mới hết đau. Rất đau: bệnh nhân rất đau dùng thuốc cũng không hết đau

Đau từng lúc hay liên tục? Vị trí đau của đầu?

Đau tăng lên hay giảm đi ? + Ngửi kém

Thời gian xuất hiện ?

Mức độ kém ngửi? từng lúc hay liên tục? Có liên quan đến triệu chứng khác? + Chảy mũi?

+ Hắt hơi?

Khám thực thể: khám bằng nội soi

Khám thực thể đánh giá cuốn mũi mô tả hình thể ngoài của cuốn giữa. Các triệu chứng thực thể khác kèm theo nếu có (dịch nhầy mũi, polip, …) Đánh giá hình dạng và t− thế cuốn giữa. Đánh giá ảnh h−ởng đến phức hợp

lỗ ngách. Xác dịnh hình ảnh dị hình cuốn giữa dựa vào: khám nội soi trong mục 1.4.6

Triệu chứng cận lâm sàng:

Chụp CLVT là ph−ơng pháp rất cần thiết trong chẩn đoán DHCG đặc biệt là xoang hơi cuốn giữa, đánh giá đ−ợc ảnh h−ởng của dị hình đến các bệnh lý mũi xoang khác. Chụp CLVT đôi khi còn phát hiện những DHCG nhỏ là nguyên nhân thực sự gây đau xoang mà không gây những triệu chứng ở mũi khác.

Quy trình chụp CLVT mũi xoang nh− sau: * Với phim coronal gồm có 4 b−ớc:

- T− thế chụp: vuông góc với đ−ờng ống tai ổ mắt.

- Mở cửa sổ x−ơng và cửa sổ phần mềm phù hợp với mục đích chụp. - Khoảng cách giữa mỗi lát cắt 3 - 4mm, chụp khoảng 24 - 30 lát cắt từ bờ tr−ớc xoang trán đến bờ sau xoang b−ớm.

- Cách đọc: lấy chân bám mỏm móc làm chìa khoá, khi chân bám mỏm móc bám vào nền sọ thì các xoang phía ngoài là xoang sàng tr−ớc, khi chân bám vào x−ơng giấy thì phía trên của nó là các xoang sàng sau.

* Với phim Axial:

- Phim chụp các lát cắt song song với đ−ờng ống tai ổ mắt. - Mở cửa sổ x−ơng và cửa sổ phần mềm nh− phim coronal.

- Giới hạn chụp phim ở trên đỉnh của xoang trán, d−ới là đến mào huyệt răng. - Cách đọc chia làm 3 tầng xoang: tầng trên cùng là xoang trán, tầng giữa là tầng sàng, tầng d−ới là tầng xoang hàm. Từ cách chia đó ta có thể phát hiện một cách dễ dàng các bệnh lý ở các tầng xoang khác nhau.

Xác dịnh hình ảnh dị hình cuốn giữa theo: triệu chứng cận lâm sàng trong mục 1.4.3.

Chẩn đoán xác định.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hình thái lâm sàng của dị hình cuốn mũi giữa trong bệnh lý mũi xoang qua nội soi và chụp cắt lớp vi tính (Trang 34)