Xoang hơi cuốn giữa

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hình thái lâm sàng của dị hình cuốn mũi giữa trong bệnh lý mũi xoang qua nội soi và chụp cắt lớp vi tính (Trang 61)

Xoang hơi cuốn giữa là một tế bào sàng, lỗ thông của xoang hơi có thể ở phía sau ngoài và dịch tiết đ−ợc dẫn l−u vào rãnh bán nguyệt trên. Xoang hơi cũng có thể bị viêm nh− các tế bào sàng khác. Khi xoang hơi quá to, chính nó có thể chèn ép vào rãnh bán nguyệt trên, vào lỗ thông xoang hàm, vào ngách sàng và ngách trán làm cản trở dẫn l−u của các xoang dẫn đến viêm xoang.

- D−ới nội soi: Xoang hơi cuốn giữa dễ dàng đ−ợc phát hiện, đặc biệt là xoang hơi lớn chiếm toàn bộ cuốn giữa. Hình thái của cuốn giữa có xoang hơi d−ới nội soi rất khác nhau, có thể là hình bụng cá vàng, hình chuỳ, hình bầu dục..., nh−ng dù ở hình dạng nào thì cuốn giữa cũng to ra và có thể chèn vào ngách giữa làm tắc nghẽn phức hợp lỗ ngách, che lấp một phần hoặc toàn bộ hốc mũi. Xoang hơi có thể đơn thuần, hoặc phối hợp với dị hình khác của cuốn giữa và hốc mũi.

- Trên phim chụp CLVT thì hình ảnh xoang hơi đ−ợc phát hiện dễ dàng hơn, kể cả những xoang hơi cuốn giữa nhỏ hoặc hốc mũi có nhiều bệnh tích mà nội soi không thể phát hiện dị hình. Hình ảnh trên phim chụp CLVT có khí

trong cuốn giữa mà bình th−ờng không có, chụp CLVT còn cho biết chính xác tình trạng phức hợp lỗ ngách có bị tắc nghẽn không, hệ thống xoang liên quan có viêm hay không, đặc biệt là lòng xoang hơi có viêm hay không viêm, kích th−ớc th−ớc của xoang hơi bằng bao nhiêu.

Nghiên cứu của chúng tôi có 29/37 tr−ờng hợp có xoang hơi cuốn giữa chiếm 78,4% (trong đó xoang hơi hai bên có 19 tr−ờng hợp, xoang hơi một bên có 10 tr−ờng hợp). Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp so với nghiên cứu của Nguyễn Thị Tuyết [21] có 28/32 tr−ờng hợp chiếm 87,5%, Tr−ơng Hồ Việt xoang hơi cuốn giữa chiếm 80% (trích dẫn từ 17), cao hơn so với nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh Bình [2] xoang hơi cuốn giữa 53,4%. Theo bảng 3.10 và 3.11, thì hình dạng xoang hơi phát hiện qua nội soi nh− sau: Với xoang hơi một bên thì xoang hơi nhỏ gặp 5/15 tr−ờng hợp chiếm tỷ lệ 33,3%, xoang hơi lớn gặp 10/15 tr−ờng hợp chiếm tỷ lệ 66,7%. Xoang hơi hai bên thì xoang hơi nhỏ có 6/9 tr−ờng hợp chiếm tỷ lệ 66,7%, xoang hơi lớn gặp 3/9 tr−ờng hợp chiếm tỷ lệ 33,3%. Trong đó xoang hơi lớn chúng tôi gặp chủ yếu hình dạng bụng cá vàng 7/16 tr−ờng hợp chiếm 43,8%, xoang hơi nhỏ chủ yếu là hình chuỳ gặp 12/17 tr−ờng hợp chiếm 70,5%. Nh− vậy chúng tôi thấy rằng kích th−ớc của xoang hơi có liên quan với hình dạng của nó, cụ thể với xoang hơi lớn th−ờng là hình bụng cá vàng, xoang hơi nhỏ th−ờng gặp hình chuỳ. Trong bảng 3.12 chúng tôi thấy trong 43 tr−ờng hợp phát hiện có xoang hơi cuốn giữa trên phim chụp CLVT, xoang hơi một phần có 24 tr−ờng hợp (20/24 tr−ờng hợp xoang hơi không nhiễm trùng chiếm tỷ lệ 83,3 %, có 4/24 tr−ờng hợp có nhiễm trùng chiếm tỷ lệ 16,7%). Đối với xoang hơi toàn bộ có 19 tr−ờng hợp thì xoang hơi không nhiễm trùng là 17/19 tr−ờng hợp chiếm tỷ lệ 89,4 %, 2/19 tr−ờng hợp là xoang hơi nhiễm trùng chiếm tỷ lệ 10,6%. Kết quả nghiên cứu này phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh Bình [2] gặp tỷ lệ (xoang hơi viêm/ xoang hơi không viêm là) 3/14 tr−ờng hợp.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hình thái lâm sàng của dị hình cuốn mũi giữa trong bệnh lý mũi xoang qua nội soi và chụp cắt lớp vi tính (Trang 61)