Năng lực tài chính

Một phần của tài liệu NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TIỀN GỞI CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM (Trang 49)

2.3.7.1. Vốn tự có:

Để mở rộng quy mô hoạt động và đảm bảo các chuẩn mực an toàn vốn, VCB đã thực hiện việc tăng vốn trên cả hai phương diện: chất lượng và số lượng.

Tại thời điểm ngày 31/12/2006, vốn điều lệ của VCB là 4.357 tỷ đồng. Khi bắt đầu xây dựng phương án cổ phần hóa thì việc xây dựng vốn điều lệ của NH TMCP Ngoại thương Việt Nam được Ngân hàng Ngoại thương cân nhắc giữa các yếu tố:

Đảm bảo các tiêu chí vốn tối thiểu theo chuẩn quốc tế

Đảm bảo mức sinh lời trên vốn (ROE) đủ để hấp dẫn nhà đầu tư

Mức vốn cần thiết để đầu tư và mở rộng hoạt động của NH TMCP Ngoại thương Việt Nam như là Tập đoàn đầu tư tài chính ngân hàng đa năng.

Lịch sử tăng vốn của VCB được tóm tắt như sau:

Thời gian Sự kiện Số cổ phần

phát hành

Tổng số cổ phần sau phát hành 2/6/2008 Chính thức chuyển đổi thành Ngân hàng

TMCP Ngoại thương Việt Nam 1.210.086.026 1.210.086.026

30/06/2009 Niêm yết cổ phiếu tại Sở Giao dịch

chứng khoán TP. HCM

8/6/2010 - 16/8/2010

Chào bán cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu

theo tỷ lệ 9,28% với giá bằng mệnh giá 112.285.426 1.322.371.452

16/12/2010 - 15/02/2011

Chào bán cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu

20/07/2011 Trả cổ tức năm 2010 bằng cổ phiếu theo

tỷ lệ 12% 211.050.483 1.969.804.514

30/09/2011 - 9/01/2012

Chào bán cổ phần riêng lẻ cho cổ đông

chiến lược Mizuho Corporate Bank. Ltd 347.612.562 2.317.417.076

Nguồn: Báo cáo thường niên của VCB

Tính đến thời điểm ngày 31/12/2012, VCB là ngân hàng đứng đầu về quy mô vốn điều lệ trong hệ thống tổ chức tín dụng.

Hiện tại, cổ đông lớn nhất của VCB là Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (đại diện phần vốn Nhà nước tại VCB), nắm giữ 77,11% vốn điều lệ. Cổ đông chiến lược Mizuho Corporate Bank. Ltd nắm giữ 15% vốn điều lệ. Các cổ đông khác (bao gồm tổ chức và cá nhân trong nước, tổ chức và cá nhân nước ngoài) nắm giữ 7,89% vốn điều lệ của VCB.

Như vậy tỷ lệ nắm giữ của Nhà nước đã giảm, đây cũng là xu hướng tích cực và là xu hướng trong tương lai. Bởi vì bên cạnh việc lựa chọn tăng vốn điều lệ để nâng cao năng lực cạnh tranh của mình, các ngân hàng thường lựa chọn các đối tác chiến lược của mình là các ngân hàng nước ngoài để liên kết nhằm tăng cường sức cạnh tranh thông qua kinh nghiệm quản lý, công nghệ, sản phẩm mới…

Mặc dù vốn điều lệ của VCB và các ngân hàng khác trong nước trong thời gian gần đây thường xuyên tăng vốn điều lệ, tuy nhiên mức vốn này vẫn còn nhỏ bé so với các ngân hàng khác trên thế giới.

Tổng tài sản của VCB hiện nay đứng thứ 4 (sau Agribank, CTG và BIDV) và chiếm 10,9% tổng tài sản của toàn hệ thống ngân hàng Việt Nam.

Trong hoạt động kinh doanh của mình, các ngân hàng cũng cần phải đảm bảo hệ số an toàn vốn (CAR) tối thiểu là 8%. Hệ số này cũng là một trong những chỉ tiêu mà các tổ chức đánh giá xếp hạng quan tâm và vì tỷ lệ này mà Fitch đã hạ mức tín nhiệm của VCB trong năm 2010.

Bảng 2.14. Một số chỉ tiêu của các NHTM lớn của Việt Nam năm 2011 Đvt: tỷ đồng

Chỉ tiêu VCB Agribank Vietinbank ACB HSBC

Vốn điều lệ (tỷ đồng) 23.174 29.606 20.229 9.377 3.000 Tổng tài sản (tỷ đồng) 369.200 561.250 460.421 281.019 53.319 Tỷ lệ an toàn vốn (CAR) 11,14% Xấp xỉ 8% 10,57% 9,25% 13%

2.3.7.2. Chất lượng tài sản có:

Chất lượng tài sản có thể hiện trước hết qua tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ, được thể hiện qua bảng sau

Bảng 2.15: Tổng hợp chất lượng tài sản Có của VCB các năm 2007-2012

Đvt: tỷ đồng

Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 2011 2012

Dư nợ cho vay 97.532 112.792 141.621 176.814 209.000 241.163

Nợ xấu 3.692 5.385 3.499 4.980 4.242 7.235

Tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ 3,87% 4,69% 2,47% 2,81% 2,03% 3%

Nguồn: Báo cáo tài chính của VCB qua các năm 2007- 2012)

Từ bảng trên ta nhận thấy:

Giai đoạn năm 2006-2007 là giai đoạn VCB đang phấn đấu để nâng chất lượng tài sản Có, chuẩn bị cho tiến trình cổ phần hóa nên chất lượng tài sản Có tăng lên thể hiện ở nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu giảm.

Chất lượng tài sản Có của VCB năm 2008 bị giảm so với năm 2007 (vì tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ tăng). Tỷ lệ nợ xấu của VCB cũng như các ngân hàng khác đều tăng lên trong năm 2008 do khủng hoảng kinh tế đã ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh và tình hình tài chính của các doanh nghiệp, khiến nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc thực hiện các cam kết trả nợ ngân hàng.

Sang năm 2009 chất lượng tín dụng của VCB tăng lên đáng kể bởi vì tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ cho vay vào cuối năm 2009 thấp hơn nhiều tỷ lệ trên vào cuối năm 2008. Để được thành quả này VCB đã không ngừng phấn đấu, đưa ra các biện pháp để giảm chỉ tiêu này. VCB đã theo đuổi chính sách tăng trưởng tín dụng bền vững, coi trọng việc nâng cao chất lượng tín dụng với các biện pháp: cơ cấu lại danh mục đầu tư, củng cố quan hệ khách hàng…; áp dụng kỹ thuật hiện đại vào quản trị danh mục đầu tư, kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng, quản lý rủi ro…

Năm 2010 chất lượng tín dụng của VCB có phần bị giảm do sự khó khăn chung của nền kinh tế, đặc biệt là ngành ngân hàng.

Năm 2011 chất lượng tín dụng của VCB có cải thiện với tỷ lệ nợ xấu giảm xuống còn 2,03%.

Với quan điểm thận trọng, VCB đã phân loại nợ khá chặt chẽ theo quy định của NHNN và đã trích đầy đủ dự phòng cho số nợ có nguy cơ tiềm ẩn.

Bảng 2.16: Chất lượng tài sản Có của các ngân hàng năm 2012

Chỉ tiêu VCB Agribank Vietinbank ACB HSBC

Dư nợ cho vay (tỷ đồng) 241.163 443.476 293.434 102.809 22.617

Tỷ lệ nợ xấu 3% 6% 0,75% 0,85% -

Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo thường niên của các ngân hàng năm 2012

Ngoài ra, các hoạt động của VCB đều được cụ thể hóa thành các quy trình hướng dẫn đã giúp VCB hạn chế tới mức thấp nhất các rủi ro hoạt động do con người gây ra.

Khả năng sinh lời

Bảng 2.17: Tổng hợp khả năng sinh lời

Đvt: tỷ đồng

Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 2011 2012

Lợi nhuận sau thuế 2.390 2.728 3.945 4.303 4.217 4.425 Tốc độ tăng lợi nhuận -21% 14,14% 44,61% 9,07% -2% 4,93% Tỷ suất LN/vốn chủ sở

hữu (ROE)

19,23% 19,74% 25,58% 22,55% 17,08% 18,08%

Tỷ suất lợi nhuận/tổng tài sản (ROA)

1,31% 1,29% 1,64% 1,5% 1,25% 1,45%

Nguồn: Tổng hợp từ các báo cáo tài chính của VCB qua các năm 2007-2012

Dựa vào bảng trên ta nhận thấy:

Lợi nhuận sau thuế năm 2007 giảm so với năm 2006, sau khi cổ phần hóa thành công lợi nhuận và các chỉ tiêu đo lường khả năng sinh lời đều tăng lên.

Năm 2009 mặc dù nền kinh tế có nhiều khó khăn. Hầu hết các ngân hàng đều gặp khó khăn, nhưng lợi nhuận của VCB đã tăng lên đáng kể. Nếu so với năm 2008, lợi nhuận sau thuế năm 2009 tăng lên 45%, mức tăng cao nhất kể từ sau khi cổ phần hóa

Năm 2010, lợi nhuận của VCB có tăng nhưng mức tăng không bằng năm 2009. Hai chỉ số ROA và ROE có phần giảm so với năm 2009.

Sang năm 2011, các chỉ số khả năng sinh lời đều giảm sút so với năm 2010 do khó khăn chung của nền kinh tế, cụ thể lợi nhuận giảm 2%, ROE và ROA giảm còn 17,08% và 1,25%. Sang năm 2012, lợi nhuận của VCB có sự tăng trưởng cũng là một tín hiệu lạc quan.

Bảng 2.18: Khả năng sinh lời của các ngân hàng năm 2011

Đvt: tỷ đồng

Chỉ tiêu VCB Agribank Vietinbank ACB HSBC

Lợi nhuận sau thuế 4.217 1.300 (Số liệu năm 2010) 6.259 3.208 1.465

Tốc độ tăng lợi nhuận -2,04% - 81,74% 24% 40,19%

Tỷ suất LN/vốn chủ sở hữu (ROE)

17,08% - 26,74% 36% -

Tỷ suất lợi nhuận/tổng tài sản (ROA)

1,25% - 2,03% 1,7% -

Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo thường niên của các ngân hàng năm 2011

Nhờ vào mức độ đa dạng danh mục đầu tư trong nhiều năm qua giúp VCB tăng thu nhập từ các hoạt động dịch vụ phi tín dụng và giảm được rủi ro trong hoạt động tín dụng, góp phần làm tăng tài sản có; tuy nhiên tỷ trọng thu nhập từ các hoạt động phi tín dụng chưa cao, cần phát huy hơn nữa cũng như cần xem lại mức độ đa dạng danh mục đầu tư Khả năng thanh khoản

Bảng 2.19: Khả năng thanh khoản của VCB giai đoạn từ năm 2008 – 2012

Đvt: %

Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 2011 2012

Tiền gởi KH/HĐ 77,67% 79,03% 70,05% 71,51% 71,95% 72,63% Dư nợ/HĐ 67,42% 70.50% 83,57% 84.88% 86.68% 84,76%

Nguồn: Báo cáo thường niên của VCB qua các năm

Rủi ro thanh khoản của VCB luôn được quản lý tốt qua các năm. Nguyên nhân chủ yếu giúp VCB quản lý tốt rủi ro thanh khoản là khả năng duy trì cơ cấu lành mạnh, trong đó tiền gởi KH là nguồn HĐ chủ yếu, chiếm lần lượt 79,03%, 70,05%, 71,51%, 71,95%, 72,63% so với tổng nguồn vốn huy động qua các năm 2008, 2009, 2010, 2011, 2012; tuy nhiên tỷ lệ dư nợ/HĐ cao (86,68%) và cao hơn so với tỷ lệ trung bình của các ngân hàng đang niêm yết trên sàn CK Việt Nam (như STB, EIB…) là 64,7%.

Một phần của tài liệu NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TIỀN GỞI CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)