Thực trạng năng lực cạnh tranh trong hoạt động huy động vốn tiền gởi của VCB

Một phần của tài liệu NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TIỀN GỞI CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM (Trang 37)

Thực trạng năng lực cạnh tranh trong hoạt động huy động vốn tiền gởi của VCB được thể hiện qua các mặt như sau:

2.3.1. Thị phần huy động vốn tiền gởi và một số dịch vụ hỗ trợ hoạt động huy động vốn

Bảng 2.9: Bảng thị phần huy động vốn và một số dịch vụ hỗ trợ huy động vốn của VCB qua các năm Đvt: % Chỉ tiêu Thị phần HĐ vốn Thị phần doanh số chuyển tiền mạng lưới POS Thị phần doanh số thanh toán thẻ ATM Thị phần doanh số thanh toán thẻ quốc tế Thị phần số máy ATM Năm 10 11 12 10 11 12 10 11 12 10 11 12 10 11 12 Thị phần 9,3 8,8 8 27 26,2 26 30,7 30 29 53 52 50 16 15 14

VCB là một trong những ngân hàng giữ vai trò chủ đạo và chiếm thị phần lớn trên thị trường. Trong nhiều năm liên tiếp VCB đã được các tổ chức có uy tín trên thế giới bình chọn là ngân hàng tốt nhất Việt Nam.

Tuy nhiên trong những năm gần đây, chính sách của VCB là không chạy đua về mức tăng trưởng huy động vốn mà ưu tiên tăng trưởng năng lực tài chính cũng như việc quản lý chất lượng tín dụng. Bên cạnh đó, do sự phát triển mạnh mẽ của các ngân hàng thương mại cổ phần khác, đặc biệt là các ngân hàng TMCP mới thành lập, nên thị phần huy động vốn có xu hướng giảm dần. Năm 2010 VCB chiếm 9,3%, năm 2011 chiếm 8,8% và đến năm 2012 chiếm 8% thị phần huy động toàn ngành. Hiện thị phần huy động vốn của VCB đều cao hơn ACB, HSBC nhưng lại kém CTG, Agribank.

Về một số dịch vụ hỗ trợ cho dịch vụ huy động vốn, VCB còn là ngân hàng đứng đầu về thị phần dịch vụ thẻ. Năm 2012 VCB chiếm 26% thị phần doanh số chuyển tiền mạng lưới POS, 29% doanh số thanh toán thẻ ATM, 50% doanh số thanh toán thẻ quốc tế và 16% thị phần về số máy ATM trên toàn thị trường. Mặc dù thị phần trên thị trường có xu hướng giảm do có hơn 40 ngân hàng tham gia vào thị trường thẻ tại Việt Nam, tuy nhiên VCB vẫn là một trong những ngân hàng lớn nhất Việt Nam về số lượng thẻ phát hành, về số lượng máy ATM và đơn vị chấp nhận thẻ. Được sự chú trọng đầu tư nguồn lực đặc biệt, hệ thống thanh toán thẻ VCB không ngừng mở rộng và phát triển một cách mạnh mẽ, từ việc tăng cường các điểm ATM, POS, hoàn thiện đường truyền đến phát triển trung tâm thanh toán và dữ liệu. Trong tương lai, VCB sẽ tiếp tục chú trọng nâng cao chất lượng hoạt động thẻ bằng việc tích cực đầu tư cho cơ sở hạ tầng, mở rộng các dịch vụ thanh toán mới, hướng tới mục tiêu góp phần hiện đại hóa hệ thống thanh toán, thúc đẩy phương thức thanh toán không dùng tiền mặt.

Bảng 2.10: Tốc độ tăng trưởng huy động vốn của VCB, CTG, Agribank, ACB, HSBC qua các năm Đvt: % Chỉ tiêu VCB CTG Agribank ACB HSBC 2009 2010 2011 2009 2010 2011 2009 2010 2011 2009 2010 2011 2009 2010 2011 Tốc độ tăng trưởng huy động vốn 5,92 22,93 17 26,1 54 24,4 10,68 9,4 6,5 47,52 30,45 26 - 30,35 -17,82

Bảng trên cho thấy tốc độ tăng trưởng huy động vốn của các ngân hàng qua các năm khá cao (riêng có ngân hàng HSBC có mức tăng trưởng âm vào năm 2011), trong đó mức tăng trưởng cao nhất thuộc về CTG, và mức tăng trưởng ổn định nhất thuộc về CTG.

Như vậy xét đến yếu tố thị phần huy động vốn của các ngân hàng qua các năm thì cho đến nay, đối thủ cạnh tranh về thị phần huy động vốn của VCB đáng kể nhất là CTG và ACB.

Bảng 2.11: Số lượng ngân hàng qua các năm

Năm 91 93 95 97 99 01 06 07 08 09 10 11 12 NHTMQD 4 4 4 5 5 5 5 5 5 4 3 3 3 NHTMCP 4 41 48 51 48 39 37 34 35 39 40 40 37 NH LD 1 3 4 4 4 4 4 5 5 5 5 5 4 NH và CN NH nước ngoài 0 8 18 24 26 26 29 31 41 41 41 53 55 Tổng 9 56 74 84 83 74 75 75 86 89 89 101 99

Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Như vậy tính đến thời điểm tháng 12/2012, hệ thống các tổ chức tín dụng của Việt Nam có 3 ngân hàng thương mại quốc doanh, 37 ngân hàng thương mại cổ phần, 4 ngân hàng liên doanh, 55 ngân hàng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài; tổng cộng đến cuối năm 2012 có 99 ngân hàng.

Mặc dù số liệu các bảng trên cho thấy VCB có sự tăng trưởng bền vững, ổn định về thị phần huy động vốn, tuy nhiên với số lượng ngân hàng tăng dần qua các năm và tỷ trọng của các nhóm ngân hàng không ngừng thay đổi, cho thấy cuộc cạnh tranh thị phần huy động vốn sẽ ngày càng khốc liệt hơn, và để VCB tiếp tục giữ vững vị trí của mình đòi hỏi sự nỗ lực rất nhiều của toàn thể lãnh đạo, cán bộ nhân viên VCB.

Một phần của tài liệu NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TIỀN GỞI CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM (Trang 37)