2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của VCB
Ngày 01 tháng 04 năm 1963, VCB chính thức được thành lập theo Quyết định số 115/CP do Hội đồng Chính phủ ban hành ngày 30 tháng 10 năm 1962 trên cơ sở tách ra từ Cục quản lý Ngoại hối trực thuộc Ngân hàng Trung ương (nay là Ngân hàng Nhà nước). Theo Quyết định nói trên, VCB đóng vai trò là ngân hàng chuyên doanh đầu tiên và duy nhất của Việt Nam tại thời điểm đó hoạt động trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại bao gồm cho vay tài trợ xuất nhập khẩu và các dịch vụ kinh tế đối ngoại khác (vận tải, bảo hiểm...), thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại hối, quản lý vốn ngoại tệ gửi tại các ngân hàng nước ngoài, làm đại lý cho Chính phủ trong các quan hệ thanh toán, vay nợ, viện trợ với các nước xã hội chủ nghĩa (cũ)...Ngoài ra, VCB còn tham mưu cho Ban lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước về các chính sách quản lý ngoại tệ, vàng bạc, quản lý quỹ ngoại tệ của Nhà nước và về quan hệ với Ngân hàng Trung ương các nước, các Tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế.
Ngày 21 tháng 09 năm 1996, được sự ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã ký Quyết định số 286/QĐ-NH5 về việc thành lập lại VCB theo mô hình Tổng công ty 90, 91 được quy định tại Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 07 tháng 03 năm 1994 của Thủ tướng Chính phủ.
Là ngân hàng thương mại nhà nước đầu tiên được Chính phủ lựa chọn thực hiện thí điểm cổ phần hoá, VCB chính thức hoạt động với tư cách là một Ngân hàng TMCP vào ngày 02/6/2008 sau khi thực hiện thành công kế hoạch cổ phần hóa thông qua việc phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng. Ngày 30/6/2009, cổ phiếu VCB (mã chứng khoán VCB) chính thức được niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM.
Sau gần nửa thế kỷ hoạt động trên thị trường, VCB hiện có trên 12.500 cán bộ nhân viên, với gần 400 Chi nhánh/Phòng Giao dịch/Văn phòng đại diện/Đơn vị thành viên trong và ngoài nước, gồm Hội sở chính tại Hà Nội, 1 Sở Giao dịch, 78 chi nhánh và hơn 300 phòng giao dịch trên toàn quốc, 3 công ty con tại Việt Nam, 2 công ty con tại nước
ngoài, 1 văn phòng đại diện tại Singapore, 5 công ty liên doanh, liên kết. Bên cạnh đó, VCB còn phát triển một hệ thống Autobank với 1.700 ATM và 22.000 điểm chấp nhận thanh toán thẻ (POS) trên toàn quốc. Hoạt động ngân hàng còn được hỗ trợ bởi mạng lưới hơn 1.300 ngân hàng đại lý tại 100 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Với bề dày hoạt động và đội ngũ cán bộ có chuyên môn vững vàng, nhạy bén với môi trường kinh doanh hiện đại, mang tính hội nhập cao…VCB luôn là sự lựa chọn hàng đầu của các tập đoàn, các doanh nghiệp lớn và của hơn 6 triệu khách hàng cá nhân.
Bằng trí tuệ và tâm huyết, các thế hệ cán bộ nhân viên VCB đã, đang và sẽ luôn nỗ lực để xây dựng VCB xứng đáng với vị thế là “Ngân hàng hàng đầu vì Việt Nam thịnh vượng”.
2.1.2. Sơ lược về tình hình hoạt động kinh doanh của VCB trong thời gian qua
2.1.2.1. Sơ lược bối cảnh nền kinh tế Việt Nam
Kết thúc một năm 2011 đầy khó khăn của nền kinh tế, những tín hiệu tích cực vĩ mô cùng những chính sách điều hành cứng rắn của Chính phủ trong nhiệm kỳ mới đang mở ra kỳ vọng sáng sủa hơn cho năm 2012 dù thách thức là không nhỏ.
Đứng trước bối cảnh đó, nền kinh tế Việt Nam năm 2011 có một số vấn đề tiêu biểu sau:
Thứ nhất, Nghị quyết 11 có ý nghĩa to lớn trong việc cơ cấu lại nền kinh tế
Trong bối cảnh lạm phát tăng vọt, đầu tư công tràn lan kém hiệu quả và các tập đoàn kinh tế, tổng công ty lớn của nước ta đầu tư ồ ạt ra ngoài ngành, Nghị quyết 11 (ngày 24/2/2011) của Chính phủ có ý nghĩa to lớn để tổng rà soát và tái cơ cấu lại hoạt động của nền kinh tế, ổn định vĩ mô.
Việc thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ, chính sách tài khóa thắt chặt, cắt giảm đầu tư công, kiềm chế nhập siêu... và đảm bảo an sinh xã hội theo Nghị quyết 11 đã được thể hiện xuyên suốt trong điều hành vĩ mô của Chính phủ năm 2011. Mặc dù lạm phát vẫn cán mốc trên 18% nhưng những dấu hiệu cải thiện vĩ mô rõ rệt vào thời điểm cuối năm cũng như các định hướng tái cấu trúc kinh tế, cắt giảm lãi suất, thoái vốn ngoài ngành, tăng hiệu quả đầu tư công... đã mở ra triển vọng sáng sủa hơn cho mục tiêu duy trì tăng trưởng 6% và giữ lạm phát 9% trong năm 2012.
Thứ hai, Lạm phát tăng cao trên 18%
Mặc dù các biện pháp kiềm chế lạm phát và ổn định vĩ mô được Chính phủ tập trung triển khai quyết liệt đã khiến chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trong 9 tháng đầu năm giảm đáng kể song theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tính chung cả năm 2011, lạm phát vẫn ở
mức cao 18,58% - cao hơn dự đoán trước đó của các bộ ngành và các chuyên gia. Trong đó, thủ phạm chính là do giá thực phẩm, giáo dục, lương thực tăng mạnh với mức tăng lần lượt là 29,34%, 23,18% và 22,82%.
Thứ ba, Tái cấu trúc hệ thống ngân hàng
Sau quãng thời gian tăng trưởng quá nóng với 130 tổ chức tín dụng, gần 10.000 chi nhánh và phòng giao dịch trên cả nước, hệ thống ngân hàng đã lộ rõ nhiều điểm yếu nguy hiểm: tỷ trọng sở hữu chéo cao, đạo đức kinh doanh xuống thấp, những cuộc đua lãi suất không ngừng, nợ xấu gia tăng...
Trước tình hình đó NHNN đã mở đầu cho tái cấu trúc hệ thống ngân hàng bằng việc xử lý nghiêm các ngân hàng vượt trần lãi suất huy động. Tiếp sau đó, nhà nước hỗ trợ thanh khoản cho các ngân hàng yếu kém, đồng thời khởi động nhanh quá trình sáp nhập mà điển hình là thương vụ hợp nhất SCB - Ficombank - TinNghiaBank. Song song với việc xử lý các ngân hàng yếu kém được dự báo sẽ còn kéo dài trong năm tới, các NH lớn VietinBank, VCB và BIDV lần lượt được IPO. Nỗ lực tái cấu trúc hệ thống tài chính được các tổ chức quốc tế và giới chuyên gia đánh giá cao.
Thứ tư, Vỡ nợ tín dụng đen dây chuyền
Hàng trăm vụ vỡ nợ tín dụng đen liên tiếp lộ ra ở nhiều địa phương đã khiến không ít người lao đao, khốn đốn. Không có gì ngạc nhiên khi những vụ vỡ nợ này thường gắn với giới bất động sản, ngân hàng và chứng khoán. Tín dụng đen được cho là gắn với sự tăng trưởng bong bóng của bất động sản trong vài năm qua, gắn với thời tranh tối tranh sáng tiền tái cấu trúc của hệ thống ngân hàng và sức chịu đựng tới hạn của chứng khoán. Điều đáng lo ngại là đã có dấu hiệu liên kết giữa tín dụng đen và các kênh huy động vốn chính thống. Hiệu ứng domino này được dự báo sẽ còn tiếp tục, cho đến khi thị trường bất động sản còn đóng băng và nguồn vốn giá rẻ từ ngân hàng chưa cởi mở.
Thứ năm, Việt Nam bị hạ bậc tín nhiệm
Trong bối cảnh kinh tế Mỹ và châu Âu vướng vào cuộc khủng hoảng nợ công, năm 2011, Việt Nam cũng bị hãng Standard & Poors (S&P) hạ bậc tín nhiệm nợ dài hạn đối với đồng nội tệ từ mức BB xuống mức BB- và đánh giá triển vọng "tiêu cực" đối với các mức tín nhiệm nợ của Việt Nam. Cùng với việc hạ bậc tín nhiệm nợ quốc gia của Việt Nam, S&P cũng đã đánh tụt hạng tín nhiệm của 3 ngân hàng lớn trong nước là BIDV, Techcombank và VCB xuống BB-. Hãng này cũng đã hạ bậc tín nhiệm của doanh nghiệp
Hoàng Anh Gia Lai xuống mức xuống B- và đặt triển vọng tín dụng của doanh nghiệp này vào diện tiêu cực.
2.1.2.2. Sơ lược về hoạt động kinh doanh của VCB thời gian qua
Trước diễn biến phức tạp của thị trường tài chính tiền tệ như trên, VCB cũng chịu ảnh hưởng không nhỏ. Tuy nhiên với trách nhiệm là một trong những NHTM lớn, VCB đã tiên phong trong việc can thiệp và hỗ trợ thị trường một cách toàn diện trên tất cả các mặt: định hướng tăng, giảm lãi suất phù hợp với diễn biến của nền kinh tế; đẩy mạnh tín dụng thanh toán xuất nhập khẩu; cung ứng vốn cho các tập đoàn để tạo lập cân đối lớn, sản xuất các mặt hàng thiết yếu… giúp kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và tăng trưởng bền vững.
Sơ lược kết quả hoạt động kinh doanh của VCB thời gian qua được thể hiện qua bảng sau: Bảng 2.1: Quy mô hoạt động kinh doanh của VCB giai đoạn 2007-2012; Đvt: Tỷ đồng
Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 2011 2012
Tổng tài sản 197.363 222.090 255.496 307.621 366.722 414.670 Vốn chủ sở hữu 13.528 13.946 16.710 20.737 28.639 42.337 Tổng vốn huy động 178.114 196.162 238.676 286.278 334.945 395.235 Dư nợ cho vay 95.405 112.799 141.621 176.882 209.418 241.163 Lợi nhuận sau thuế 2.390 2.728 3.945 4.303 4.217 4.425
Nguồn: Báo cáo thường niên VCB năm 2007-2012
Bảng 2.2: Hiệu quả hoạt động kinh doanh của VCB giai đoạn 2007-2012
Đơn vị: Tỷ đồng
1/ Chỉ tiêu hiệu quả 2007 2008 2009 2010 2011 2012
Lợi nhuận sau thuế 2.390 2.728 3.945 4.303 4.217 4.425 Tỷ trọng thu nhập ngoài lãi 34,47% 25,93% 30,02% 28,93% 16,47% 18,09%
RoaE 19,23% 19,74% 25,58% 22,55% 17,08% 18,08%
RoaA 1,31% 1,29% 1,64% 1,5% 1,25% 1,45%
2/ Chỉ tiêu an toàn 2007 2008 2009 2010 2011 2012
Tỷ lệ dư nợ cho vay/huy động vốn 67,42% 70,50% 83,57% 84,88% 86,68% 85,23%
Tỷ lệ nợ xấu 3,87% 4,61% 2,47% 2,83% 2% 3%
Hệ số an toàn vốn CAR 9,2% 8,9% 8,4% 9% 11,14% 11%
Bảng 2.3: Tốc độ tăng trưởng quy mô và hiệu quả hoạt động kinh doanh của VCB giai đoạn 2007-2012 Đơn vị tính: % Chỉ tiêu 2008/2007 2009/2008 2010/2009 2011/2010 2012/2011 Tổng tài sản 12,53% 15,04% 20,40% 19,21% 13,07% Vốn chủ sở hữu 3,09% 19,82% 24,10% 38,11% 47,82% Tổng vốn huy động 10,13% 21,67% 19,94% 17,00% 18,00%
Dư nợ cho vay 18,23% 25,55% 24,90% 18,39% 15,15%
Lợi nhuận sau thuế 14,14% 44,61% 9,07% -2,00% 4,93%
Nguồn: Báo cáo thường niên VCB năm 2007-2012
Qua các bảng trên cho thấy, quy mô và hiệu quả hoạt động kinh doanh của VCB có sự ổn định và tăng trưởng qua các năm. Cụ thể như sau:
Tổng tài sản của VCB năm 2011 đạt 366.722 tỷ đồng, tăng 19,21% so với năm 2010. Mức tăng tổng tài sản giai đoạn từ năm 2007-2011 đạt trung bình khoảng 16,75%.
Vốn chủ sở hữu của VCB cũng có sự tăng trưởng đáng kể và đến năm 2011 đạt 28.639 tỷ đồng, tăng 38,11% so với năm 2010 và tăng trung bình 20,62% trong giai đoạn từ năm 2007-2011.
Trong các năm qua, tổng vốn huy động của VCB luôn có sự tăng trưởng, tuy tốc độ tăng trưởng năm 2010, 2011 có thấp hơn so với năm 2009, điều này cũng phù hợp với thực tế cạnh tranh gay gắt trong hoạt động huy động vốn giữa các ngân hàng thời gian qua và VCB không cạnh tranh bằng cách tăng lãi suất huy động một cách quyết liệt ở nhiều thời điểm.
Tổng dư nợ cho vay của VCB đến 31/12/2011 là 209.418 tỷ đồng, tăng 18,39% so với năm 2010 và tốc độ tăng trung bình giai đoạn từ năm 2007-2011 là 21,72%.
Lợi nhuận sau thuế của VCB năm 2011 đạt 4.217 tỷ đồng, có giảm nhẹ so với năm 2010. Mức tăng lợi nhuận sau thuế giai đoạn từ năm 2007-2011 đạt trung bình khoảng 15,25%.