0
Tải bản đầy đủ (.doc) (89 trang)

XUẤT NÔNG NGHIỆP GIAI ĐOẠN (2009-2011) XUẤT NÔNG NGHIỆP GIAI ĐOẠN (6T/2011-6T/2012

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY ĐỐI VỚI HỘ SẢN XUẤT TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH HUYỆN PHỤNG HIỆP TỈNH HẬU GIANG GIAI ĐOẠN 2009 - 6T /2012 (Trang 49 -49 )

Chỉ tiêu Năm 2010 / 2009 2011 / 2010 2009 2010 2011 Số tiền % Số tiền % Trồng trọt 144.245 445.747 345.907 301.502 209.02 (99.840) (22.40) Chăn nuôi 35.241 138.156 52.164 102.915 292.03 85.992 62.24 Thủy sản 27.845 121.110 135.632 93.265 334.94 14.522 11.99 Tổng cộng 207.340 705.013 533.703 497.67 240.03 171.310 24.31

(Nguồn: Phòng tín dụng NHNo&PTNT huyện Phụng Hiệp tỉnh hậu giang )

Bảng 4 .7: DOANH SỐ CHO VAY THEO ĐỐI TƯỢNG ĐỐI VỚI HỘ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP GIAI ĐOẠN (6T/2011-6T/2012

Đvt: Triệu đồng

Chỉ tiêu 6Tháng 6T2012 / 6T2011 2011 2012 Số tiền % Trồng trọt 141.974 133.989 (7.985) (5,62) Chăn nuôi 40.364 31.612 (8.752) (21,68) Thủy sản 62.432 70.324 7.892 12,64 Tổng cộng 244.770 235.925 (8.845) (3,61)

(Nguồn: Phòng tín dụng NHNo&PTNT huyện Phụng Hiệp tỉnh hậu giang ) Chăn nuôi

Chăn nuôi cũng là thế mạnh của tỉnh và của huyện Phụng Hiệp. Những năm gần đây tuy tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp trên gia súc, gia cầm, nhưng đều được phòng trừ và khống chế có hiệu quả. Đàn gia cầm, thủy cầm tăng bình quân hằng năm trên 20%, giá trị sản xuất ngành chăn nuôi tăng bình quân trên 6%/năm.

Nhìn chung ngành chăn nuôi của huyện chủ yếu chăn nuôi dưới hộ gia đình, nuôi nhỏ lẻ và chưa có kinh nghiệm trong phòng bệnh cho gia súc, gia cầm, do lực lượng cán bộ thú y trên địa bàn của huyện còn ít, trình độ có hạn, chưa có nhiều kinh nghiệm nên mô hình chăn nuôi chưa được mở rộng. Doanh số cho vay chăn nuôi năm 2009 là 35.241 triệu đồng chiếm tỷ trọng 17%. Năm 2010 tăng 138.156 triệu đồng tức tăng 292,03% so với năm 2009. Nguyên nhân ngành chăn nuôi phát triển như vậy trong những năm gần đây giá cả sản phẩm chăn nuôi tăng vọt nên ngày càng có nhiều nông dân đầu tư vào lĩnh vực này, do đó họ cần nhiều vốn để chăn nuôi. Mặc khác, giá cả nguyên vật liệu đầu vào để chăn nuôi thì rất đắt từ con giống đến thức ăn làm cho người dân càng thiếu vốn nhiều hơn để mở rộng quy mô, từ đó làm cho nhu cầu vay vốn tăng cao Nhưng đến năm 2011 doanh số cho vay đối với chăn nuôi lại giảm mạnh so với năm 2010, cụ thể là giảm 52.164 triệu đồng khoảng 62,24% so với năm 2010. Vào năm

2011, ngành chăn nuôi vẫn phải đối mặt với rất nhiều khó khăn do tình hình thiên tai, dịch bệnh xảy ra. Bên cạnh đó còn xuất hiện trở lại các loại dịch bệnh như dịch lở mồm long móng, dịch cúm gia cầm, dịch tai xanh, dịch bệnh trên gia súc, gia cầm tuy có diễn biến phức tạp nhưng cơ bản đã được khống chế, so với cùng

kỳ năm ngoái, dịch đã giảm. Tuy nhiên, khả năng bùng phát trở lại dịch cúm gia cầm cao do vi rút cúm gia cầm H5N1 đã xuất hiện, nên có nhiều người không nuôi nữa hay thu hẹp quy mô lại, cụ thể 6T/2011 doanh số cho vay là 40.364 triệu đồng, và 6T/2012 giảm 31.612 triệu đồng, chênh lệch 8.752 triệu đồng tương đương 21,68% so với cùng kỳ 6 tháng đầu năm 2011.

Thủy sản

Một thế mạnh khác của huyện là thủy sản. Đến nay toàn huyện có trên 6.440 ha nuôi trồng thủy sản, tăng bình quân 12,7%/năm. Diện tích mặt nước nuôi thủy sản đến cuối năm 2010 là 7.508 ha, sản lượng đạt 44.000 tấn và năm 2011 tăng trên 20% so năm 2010. Đã có nhiều mô hình nuôi thủy sản an toàn, chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế SQF 1000CM, hình thành vùng nuôi tập trung như vùng nuôi cá tra ở Hòa An, thị xã Ngã Bảy, đang tiếp tục phát triển thương hiệu cá rô, cá thát lát Hậu Giang.

Mục đích cho vay nuôi trồng thủy sản nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho bà con nông dân mua cá giống, thức ăn, thuốc ngừa bệnh và các chi phí khác phục vụ nuôi trồng thủy sản. Trong thời gian qua ngân hàng cho vay nuôi trồng thủy sản chủ yếu là nuôi cá hầm, cá trong vèo…Các loại cá thường được nuôi nhất là cá rô đầu vuông, cá tra, cá basa, cá lóc, cá thác lác cườm, cá điêu hồng… Trong những năm qua thì huyện thường có những yếu tố bất lợi xảy ra như dịch bệnh rầy nâu, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá, nhiễm khuẩn ở lúa, bệnh dịch cúm gia cầm, bệnh tai xanh ở heo, giá cả vật tư biến động không ổn định nhất là giá phân bón và thức ăn gia súc tăng đột biến đã ảnh hưởng đến thu nhập của người dân cho nên nhiều hộ làm nghề nông đã lấy đất trồng lúa, hoa màu đào hầm để nuôi cá, chủ yếu là cá rô đầu vuông. Thậm chí có một số hộ bỏ cả lúa đang trổ đòng đòng để lấy đất đào ao nuôi cá rô đầu vuông. Nên làm cho doanh số năm 2010 là

121.110 triệu đồng tăng 93.265 triệu đồng tương đương 334,94% so với năm 2009. Và năm 2011 tiếp tục tăng tới 14.522 triệu đồng với tốc độ 11,99% so với năm 2010. Doanh số cho vay thủy sản tiếp tục tăng lên 70.324 triệu đồng vào 6T/2012 chênh lệch là 7.892 triệu đồng so với cùng kỳ 6 tháng năm 2011, với tốc độ tăng là 12,64%. Lợi nhuận từ việc nuôi trồng thủy sản thường cao hơn gấp 3 - 4 lần so với làm nông nghiệp. Đặc biệt, từ đầu năm 2012 đến nay, người dân từng bước chuyển dần từ nuôi quảng canh sang thâm canh, bán thâm canh, nên sản lượng thủy sản ngày càng tăng, nhưng nuôi với hình thức quảng canh cần vốn nhiều nên người dân có nhu cầu vay ở ngân hàng cao hơn do lãi suất thấp hơn bên ngoài.

4.4. TÌNH HÌNH THU NỢ

Trong hoạt động Ngân hàng để có thể duy trì, bảo toàn và mở rộng nguồn vốn cho vay thì bên cạnh công tác cho vay thì công việc hết sức quan trọng mà Ngân hàng quan tâm là công tác thu hồi nợ. Mặc dù việc thu hồi nợ chưa nói lên hiệu quả hoạt động của ngân hàng một cách trực tiếp nhưng nó thể hiện khả năng phân tích, đánh giá, kiểm tra khách hàng của ngân hàng. Việc thu hồi một khoản nợ đúng với các điều kiện đã cam kết trong hợp đồng tín dụng là một thành công rất lớn trong hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng.

4.4.1. Thu nợ theo thời hạn

Ngắn hạn

Doanh số thu nợ ngắn hạn năm 2010 là cao nhất trong doanh số thu nợ đối với sản xuất ngành nông nghiệp. Doanh số thu nợ năm 2009 là 170.315 triệu đồng chiếm đến 96,41% trong tổng số doanh số thu nợ năm 2009. Đến năm 2010 là 576.771 triệu đồng, tăng 406.456 triệu đồng với tốc độ tăng 238,65% so với năm 2009. Nguyên nhân do doanh số cho vay trồng trọt chiếm tỷ trọng cao, người dân tích cực tham gia sản xuất nên năng suất đạt rất cao cộng với giá lúa, mía trong năm 2010 tăng liên tục, vì vậy nông dân có điều kiện trả nợ Ngân hàng. Bên cạnh đó các cán bộ tín dụng đã tăng cường thu hồi nợ, nông dân trúng mùa và khách hàng tuy có khó khăn nhưng vẫn tìm cách để trả nợ cho ngân hàng để lấy uy tín với ngân hàng. Sang năm 2011 doanh số thu nợ ngắn hạn là 375.706 triệu đồng giảm 201.065 triệu đồng so với năm 2010 khoảng 34,86%. Do doanh số cho vay năm 2011 giảm nên doanh số thu nợ giảm, cộng thêm vào đó thu hồi nợ năm 2010 tương đối nên dư nợ thấp nên kéo theo thu nợ năm 2011 giảm theo. Kinh tế - xã hội nước ta sáu tháng đầu năm 2012 diễn ra trong bối cảnh có nhiều khó khăn, thách thức. Lạm phát tăng cao, thời tiết diễn biến phức tạp, dịch bệnh vẫn xảy ra trên cây trồng, vật nuôi. Những yếu tố bất lợi trên đã tác động mạnh đến hoạt động sản xuất kinh doanh và gây ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống dân cư. Tuy nhiên, tỉnh Hậu Giang nói chung và huyên Phụng Hiệp nói riêng đã đạt những thành tích đáng kể, nông dân vẫn có thu nhập ổn định để trả lãi vay và gốc cho ngân hàng đúng thời hạn, nhưng số tiền thu nợ vẫn thấp hơn so với cùng kỳ 6 tháng năm 2011 là 169.463 triệu đồng tương đương 2,55%.

Bảng 4.8: DOANH SỐ THU NỢ THEO THỜI GIAN ( 2009-2011) Đvt: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2010 / 2009 2011 / 2010 2009 2010 2011 Số tiền % Số tiền % Ngắn hạn 170.315 576.771 375.706 406.416 238,65 (201.065) (34,86) Trung hạn 6.325 93.602 72.200 87,227 1379,87 (21,402) 922,86) Tổng 176.640 670.373 447.906 493.733 279,51 (222.467) (33,19)

( Nguồn : Phòng tín dụng NHNNo & PTNT huyện Phụng Hiệp tỉnh hậu giang)

Bảng 4.9: DOANH SỐ THU NỢ THEO THỜI GIAN ( 6T/2011-6T/2012)

Đvt: Triệu đồng Chỉ tiêu 6Tháng 6T2012 / 6T2011 2011 2012 Số tiền % Ngắn hạn 173.903 169.463 (4.440 (2,55) Trung hạn 22.361 47.052 24.691 110,42 Tổng 196.264 216.515 20.251 10,32

Trung và dài hạn

Qua bảng trên thấy năm 2009 thu nợ trung, dài hạn là 6.325 triệu đồng, chiếm 3,58% tổng doanh số thu nợ, năm 2010 là 93.602 triệu đồng tăng 87.277 triệu đồng tương ứng tăng 1379,87% so với năm 2009. Nguyên nhân doanh số thu nợ 2009 thấp là do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế, các khoản nợ trung và dài hạn thường có thời gian dài, số tiền nhiều cộng thêm tình hình kinh tế bất ổn nên việc thu hồi nợ gặp nhiều khó khăn.

Sang năm 2010 nền kinh tế phục hồi, chính phủ đề ra những chính sách có lợi cho người nông dân như cho vay để mua máy móc phục vụ sản xuất nông nghiệp, ưu đãi lãi suất cho vay trung và dài hạn, nên nông hộ làm ăn có hiệu quả trả đầy đủ nợ gốc và lãi cho ngân hàng. Năm 2011 là 72.200 triệu đồng, tăng 12.083 triệu đồng so với năm 2010. Do doanh số cho vay trung và dài hạn tăng nhanh, nông hộ làm ăn có hiệu quả hơn, lợi nhuận tăng nông dân có tiền trả ngân hàng làm doanh số thu nợ trung và dài hạn là 47.052 triệu đồng so với cùng kỳ 6 tháng năm 2011.

4.4.2. Thu nợ theo đối tượng

Trồng trọt

Năm 2009 là 119.575 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 67,69% trong tổng doanh số thu nợ. Đến năm 2010 tăng lên 454.287 triệu đồng khoảng 279,92%, chênh lệch 334.712 triệu đồng so với năm 2009. Năm 2011 giảm xuống còn 322.638 triệu đồng giảm 28,97% so với năm 2010 tức là giảm 131.649 triệu đồng. 6T/2011 doanh số thu nợ là 120.455 triệu đồng, tăng tuyệt đối là 17.252 triệu đồng, tăng tương đối là 14,00% so với cùng 6 tháng đầu năm 2011. Không chỉ thu được nợ của năm nay mà Ngân hàng còn thu được những khoảng dư nợ năm rồi, bên cạnh đó thời gian qua nông dân trong huyện đã hình thành được nhiều mô hình nuôi trồng kết hợp mang lại hiệu quả kinh tế, trong đó có mô hình luân canh lúa cá, và trồng mía xen canh các loại hoa màu.. . Đây là hai mô hình sinh thái bền vững, phù hợp với trình độ canh tác và nguồn vốn đầu tư của đa số nông dân. Nhờ hai mô hình này kết hợp mà hầu hết các hộ nông dân đã thu được nhiều thành công góp phần vào việc thu hồi nợ nhanh chóng cho Ngân hàng.

Có thể nói rằng trong những năm gần đây, giá cả sản phẩm ngành trồng trọt và chăn nuôi luôn ủng hộ người dân làm cho nông dân phấn khởi làm ăn, mở rộng quy mô. Chăn nuôi năm 2009 doanh số thu nợ là 9.326 triệu đồng chiếm 4,47% tổng doanh số thu nợ đối với nông nghiệp, năm 2010 doanh số thu nợ là 94.241 triệu đồng, tăng 84.915 triệu đồng tương đương 910,52% so với năm 2009. Nhưng năm 2011 lại giảm xuống khá cao so với năm 2010. Do dịch bệnh như lỡ mồm lông móng, tai xanh ở gia xúc... làm cho không ít người chịu thiệt hại nặng nề và không tham gia vào lĩnh vực này, nhưng để đạt được kết quả như trên là do sự nỗ lực của Ngân hàng trong quá trình thu hồi nợ. Bước sang 6/2012, tuy doanh số cho vay giảm nhưng thu nợ vẫn tăng là do thu nợ còn lại ở năm 2011, cộng thêm tình hình chăn nuôi tương đối tốt nên việc thu hồi vốn cũng dễ dàng. Doanh số thu nợ là 43.816 triệu đồng cao hơn cùng kỳ 6 tháng đầu năm 2011, với tốc độ giảm là 78,67% cụ thể giảm với số tiền chênh lệch là 23.696 triệu đồng.

ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2010 / 2009 2011 / 2010 2009 2010 2011 Số tiền % Số tiền % Trồng trọt 119.575 454.287 322.638 334.712 279,92 (131.649) (28,97) Chăn nuôi 9.326 94.241 37.156 84.915 910,52 (57.085) (60,57) Thủy sản 47.739 121.845 98.112 74.106 155,23 (23.733) (19,47) Tổng cộng 176.640 670.373 447.906 493.733 279,51 (222.467) (33,18)

(Nguồn: Phòng tín dụng NHNo&PTNT huyện Phụng Hiệp tỉnh hậu giang )

Bảng 4.11: DOANH SỐ THU NỢ THEO ĐỐI TƯỢNG ĐỐI VỚI HỘ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP GIAI ĐOẠN (6T2011/6T2012)

ĐVT:Triệu đồng Chỉ tiêu 6Tháng 6T2012 / 6T2011 2011 2012 Số tiền % Trồng trọt 123.203 120.455 17.252 14,00 Chăn nuôi 30.120 43.816 23.696 78,67 Thủy sản 42.941 52.244 9.303 21,66 Tổng cộng 196.264 216.515 20.251 10,32

Thủy sản

Nhìn chung, thu nợ của ngành thủy sản cũng giống như chăn nuôi tăng nhanh về số lượng. Năm 2009 là 47.739 triệu đồng, năm 2010 là 121.845 triệu đồng, tăng 74.106 triệu đồng, khoảng 113,34% so với năm 2009. Năm 2011 là 98.112 triệu đồng, giảm 23.733 triệu đồng, tương đương 19,47% so với năm 2010. Trên thị trường thế giới, doanh nghiệp xuất khẩu cá tra, basa liên tục phải hứng chịu những “trận đánh hội đồng”, nào việc Mỹ áp thuế chống bán phá giá cá tra, basa Việt Nam, nào là “chiến dịch” tung tin bôi nhọ cá tra VN trên các phương tiện truyền thông ở nhiều nước, và gần đây là việc WWF tại 6 nước Châu Âu đưa con cá tra vào “danh sách đỏ” trong Cẩm nang hướng dẫn tiêu dùng thủy sản năm 2011 - 2012 nhằm làm giảm giá trị của con cá này, gây khó khăn cho người nuôi cá ở Đồng Bằng Sông Cửu Long nói chung và Hậu Giang nói riêng, nên việc thu hồi vốn của Agribank Chi nhánh Phụng Hiệp ở lĩnh vực này vào năm 2011, khó khăn là chuyện đương nhiên.

Kết thúc 6 tháng đầu năm 2012, ngành Thủy sản Việt Nam được đánh giá là đã có khởi sắc trên tất cả các lĩnh vực: nuôi trồng, khai thác và xuất khẩu…. Đó chính là đòn bẩy để ngành thủy sản tiếp tục nỗ lực tạo được thành công lớn trong năm 2012. 6T/2012 doanh số thu nợ là 52.244 triệu đồng, khoảng 21,66%, số tiền chênh lệch là 9.303 triệu đồng cao hơn so với 6T/2011.

4.5 TÌNH HÌNH DƯ NỢ 4.5.1 Dư nợ theo thời hạn

Tổng dư nợ tại Ngân hàng là khoản nợ còn trong thời hạn cho vay hoặc được gia hạn nợ. Số dư nợ của loại này càng lớn chứng tỏ công tác cho vay của Ngân hàng đạt kết quả tốt, nguồn vốn của Ngân hàng dồi dào và vai trò cung cấp vốn của Ngân hàng cho nhu cầu phát triển sản xuất kinh doanh càng cao. Điều đó được thể hiện qua bảng số liệu sau đây:

Bảng 4.12 : DOANH SỐ DƯ NỢ THEO THỜI HẠN TÍN DỤNG GIAI ĐOẠN

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY ĐỐI VỚI HỘ SẢN XUẤT TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH HUYỆN PHỤNG HIỆP TỈNH HẬU GIANG GIAI ĐOẠN 2009 - 6T /2012 (Trang 49 -49 )

×