ĐOẠN (2009-2012) Bảng4. 5: DOANH SỐ CHO VAY THEO THỜI GIAN (6T/2011-6T/2012)

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình cho vay đối với hộ sản xuất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện phụng hiệp tỉnh hậu giang giai đoạn 2009 - 6t /2012 (Trang 46)

Chỉ tiêu Năm Tỷ trọng 2009 2009 2010 2009 2010 2011 Ngắn hạn 193.340 193.340 602.576 93.25 85.47 83.33 Trung hạn 13.998 13.998 102.437 6.75 14.53 16.67 Tổng 207.340 207.340 705.013 100 100 100

Bảng4.5 : DOANH SỐ CHO VAY THEO THỜI GIAN (6T/2011-6T/2012)

Đvt: Triệu đồng

2011 2012 Số tiền %

Ngắn hạn 213.261 198.707 (14.554)

6,82

Trung hạn 31.509 37.218 5.709 (18,12)

Tổng 244.770 235.925 (8.845) (3,61)

( Nguồn :Phòng tín dụng NHNNo & PTNT huyện Phụng Hiệp tỉnh hậu giang)

Qua bảng số liệu doanh số cho vay theo thời gian trên ta thấy điều đáng quan tâm ở đây là sự chênh lệch khá lớn giữa doanh số cho vay ngắn hạn và doanh số cho vay trung và dài hạn. Sỡ dĩ có hiện tượng này là do ngân hàng tập trung nguồn vốn đầu tư ngắn hạn vì thời gian thu hồi vốn nhanh và ít bị rủi ro. Một điều nữa là người dân huyện Phụng Hiệp chủ yếu sống bằng nghề trong lúa, mía, chăn nuôi heo thịt, làm vườn …là những cây trồng và vật nuôi ngắn hạn vì thế họ thường đi vay ngắn hạn hơn trung hạn, tuy nhiên cũng có những hộ đi vay trung hạn để cải tạo vườn tạp, chăn nuôi trâu, bò…là những vật nuôi lâu năm nhưng chiếm tỷ trọng thấp. Điều này là lý do tại sao doanh số cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh số cho vay hộ sản xuất nông nghiệp.

4.3.2 Doanh số cho vay theo đối tượng

Phụng Hiệp có hơn 80% dân số sống bằng nghề nông. Do vậy, Ngân hàng xác định chủ yếu khách hàng của mình là vùng nông thôn và tập chung đầu tư cho vay trong lĩnh vực nông nghiệp và phù hợp với định hướng chung của ngân hàng nông nghiệp Việt Nam

Trồng trọt

Năm 2009 doanh số cho vay là 144.245 triệu đồng chiếm tỷ trong 69,57%. Đến năm 2010 là 445.745 triệu đồng, tăng 301.502 triệu đồng, tỷ trọng thấp hơn là 63,23%, tương đương 209.02% so với năm 2009. Nguyên nhân là do phần lớn đất đai trong huyện chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, đặc biệt trong những năm gần đây giá lúa tăng cao nên bà con nông dân đầu tư mạnh vào đồng ruộng để tăng năng suất. Bên cạnh đó, do thời tiết mà trên đồng ruộng cũng dễ xảy ra nạn cháy rầy, vàng lùn…

do đó cần phải phòng ngừa trong khi đó giá vật tư nông nghiệp thì ngày càng tăng cao làm cho chi phí sản xuất tăng lên. Cộng thêm vào do giá mía đường tăng nhanh, cây lâu năm năng suất giảm xuống nên bà con phá bỏ để trồng giống

cây trồng mới nên nhu cầu vốn để trồng lúa, mía, mua giống cây trồng là rất lớn. Tuy nhiên, năm 2011 doanh số cho vay nông nghiệp có giảm còn 345.907 triệu đồng tương đương 22,40% so với năm 2010.

Đặt biệt lãi suất cho vay năm 2011 (17%/năm) cao hơn năm 2010 (13,5%/năm) nên người dân cũng hạn chế đi vay.

Bước sang 6 tháng đầu năm 2012, doanh số cho vay thấp hơn 6T/2011 là 7.985 triệu đồng với tổng số tiền là 133.989 triệu đồng khoảng 5,62%. Do 6 tháng đầu năm, thời tiết ít thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp đã ảnh hưởng đến việc gieo cấy vụ Đông xuân, huyện thường có những yếu tố bất lợi xảy ra như dịch bệnh rầy nâu, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá, nhiễm khuẩn ở lúa, giá cả vật tư biến động không ổn định nhất là giá phân bón tăng đột biến đã ảnh hưởng đến lợi nhuận của người dân cho nên phần lớn nông dân có nhu cầu vay vốn để đầu tư vào chăn nuôi và thủy sản đem lại lợi nhuận cao hơn trồng trọt.

Bảng 4 .6: DOANH SỐ CHO VAY THEO ĐỐI TƯỢNG ĐỐI VỚI HỘ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP GIAI ĐOẠN (2009-2011)

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình cho vay đối với hộ sản xuất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện phụng hiệp tỉnh hậu giang giai đoạn 2009 - 6t /2012 (Trang 46)