Đvt: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2010/2009 2011/2010 2009 2010 2011 Số tiền % Số tiền % Ngắn hạn 171.894 197.699 266.746 25.805 15,01 69.047 34,93 Trung hạn 24.014 32.849 49.599 8.835 36,79 16.750 50,99 Tổng 195.908 230.548 316.345 34.640 17,68 85.797 37,21
( Nguồn : Phòng tín dụng NHNNo & PTNT huyện Phụng Hiệp tỉnh hậu giang)
Bảng 4.13 : DOANH SỐ DƯ NỢ THEO THỜI HẠN TÍN DỤNG GIAI ĐOẠN (6T/2011-6T/2012) Đvt: Triệu đồng Chỉ tiêu 6Tháng 6T2012 / 6T2011 2011 2012 Số tiền % Ngắn hạn 237.057 295.990 58.933 24,86 Trung hạn 41.997 39.765 (2.232) (5,31) Tổng 279.054 335.755 56.701 20,32
Dư nợ ngắn hạn
Qua bảng ta thấy, dư nợ ngắn hạn đối với hộ sản xuất nông nghiệp ngày càng tăng chứng tỏ công tác cho vay của Ngân hàng càng được mở rộng và vai trò cung cấp vốn cho địa phương ngày càng cao. Bên cạnh đó, dư nợ trong hạn càng lớn đòi hỏi cán bộ tín dụng phải tăng cường công tác quản lý món vay, thu nợ, thu lãi đúng hạn. Năm 2009 dư nợ là 171.894 triệu đồng, năm 2010 là 197.699 triệu đồng tăng 25.805 triệu đồng tương đương 15,01% so với năm 2009. Năm 2011 mức dư nợ ngắn hạn đối với hộ sản xuất là 266.746 triệu đồng tăng 69.047 triệu đồng, khoảng 34,93% so với năm 2010. Trong khi đó, 6T/2012 dư nợ có tốc độ tăng trưởng là 24,86% so với 6T/2011, tức 295.990 triệu đồng, tăng 58.933 triệu đồng. Được biết vụ mùa của nông dân thường bắt đầu vào những tháng cuối năm như trồng mía, xuống giống vụ Đông Xuân nên bà con thường đi vay nhiều hơn những tháng cuối năm, nên thời hạn trả nợ kéo dài qua đầu năm sau, nên dư nợ vào những tháng đầu năm thường cao. Bên cạnh đó tình hình lạm phát diễn biến giá cả các mặt hàng nông nghiệp như phân bón, giống ngày càng tăng cao, đời sống nông dân khó khăn nay khó khăn hơn, nên nhu cầu
vay vốn với lãi suất thấp, họ chỉ có thể tìm đến ngân hàng Nông Nghiệp nên dư nợ tăng qua các năm là tất yếu.
Dư nợ trung và dài hạn
Trong năm 2011, dư nợ tăng nhanh hơn hai năm trước là do các nhà nông nông tập trung vào mua sắm trang thiết máy móc phục vụ sản xuất nông nghiệp, một mặt dự trữ để làm đê bao cho vườn trái cây vào nhưng tháng nước lũ, đặt biệt trong năm 2012 được dự đoán là nước lũ cao hơn trong những năm trước, sâu bệnh có thể tấn công vườn bất cứ lúc nào, mà trong thời điểm này nông dân lại không có bất cứ nguồn nào để chi trả làm cho doanh số dư nợ trung và dài hạn tăng là điều tất yếu, cụ thể là dư nợ năm 2011 là cao nhất với số tiền là 49.599 triệu đồng chiếm tỷ trọng 15,26%, tăng 16.750 triệu đồng khoảng 50,99 % so với năm 2010. Riêng 6T/2012 dư nợ trung và dài hạn thấp hơn so với 6 tháng đầu năm 2011 khoảng 5,31%, chênh lệch 2.232 triệu đồng với số tiền là 39.765 triệu đồng. do công tác thu hồi nợ của Ngân hàng tương đối tốt nên dư nợ vào những tháng đầu năm tương đối tốt, cộng thêm dư nợ năm rồi thấp nên dư nợ còn lại thấp hơn 6 tháng đầu năm 2011.Dư nợ bắt đầu tăng lên qua các năm chúng tỏ
ngân hàng đang dần tăng cơ cấu dư nợ cho vay trung và dài hạn để nông hộ có thể mua sắm máy móc phục vụ sản xuất nông nghiệp, nhu cầu xây dựng nhà cửa, nên trong những năm gần đây chi nhánh NHNNo & PTNT Huyện Phụng Hiệp đã mở rộng cho vay đối với các đối tượng này. Nắm bắt nhu cầu đầu tư để vừa mở rộng tăng trưởng tín dụng vừa đáp vốn cho khách hàng nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội. Từ đó giúp cho Ngân hàng cũng có lợi, khách hàng cũng có lợi, tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động.
4.5.2. Dư nợ theo đối tượng
Bảng 4.13: DƯ NỢ THEO ĐỐI TƯỢNG ĐỐI VỚI HỘ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP GIAI ĐOẠN (2009-2011)
ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2009 2010 2011 Chênh lệch (2010/2009) Chênh lệch (2011/2010) Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền (%)
Trồng trọt 158.415 149.875 173.144 (8.540) (5,39)
Chăn nuôi 15.387 59.302 74.310 43.915 285,40
Thủy sản 22.106 21.371 58.891 (735) (3,32)
Tổng cộng 195.908 230.548 316.345 34.640 17,68
(Nguồn: Phòng tín dụng NHNo&PTNT huyện Phụng Hiệp tỉnh hậu giang)
Bảng 4.14: DƯ NỢ THEO ĐỐI TƯỢNG ĐỐI VỚI HỘ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP GIAI ĐOẠN (6T/2011-6T/2012)
ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 6T/2011 6T/2012 Chênh lệch 6T/2012/6T/2011 Chênh lệch 6T/2012/6T/2011
Số tiền Số tiền Số tiền (%)
Trồng trọt 168.646 186.678 18.032 10.69
Chăn nuôi 69.546 62.106 (7.440) (10.70)
Thủy sản 40.862 76.971 36.109 88.37
Tổng cộng 279.054 335.755 56.701 20.32
Trồng trọt
Qua bảng cho thấy dư nợ trồng trọt tăng qua các năm và chiếm tỷ trọng lớn nhất trong dư nợ ngắn hạn hộ sản xuất mỗi năm. Năm 2009 dư nợ đạt 158.415 triệu đồng, nhưng năm 2010 dư nợ giảm 8.540 triệu đồng khoảng 5,39 % so với năm 2009. Nguyên nhân dư nợ giảm do doanh số thu nợ năm 2010 cao nên dư nợ thấp. Năm 2011 dư nợ đã tăng đến 173.144 triệu đồng và tiếp tục tăng 186.678 triệu đồng vào những tháng đầu năm 2012 khoảng 10,69%, tăng 18.032 triệu đồng so với cùng kỳ 6T/2011. Nghị định 41/2010/NĐ-CP về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn vừa được Thủ tướng Chính phủ ký ban hành như ưu tiên về lãi suất, cơ cấu lại nợ trong những trường hợp đặt biệt,…). Bên cạnh đó tìm nhiều thị trường xuất khẩu gạo hơn không những đem lại nhiều ngoại tệ trong nước mà còn mang lại nhiều lợi nhuận cho nông dân, cải thiện đời sống rất nhiều nên có nhiều người quay lại với nghề này hoặc mở rộng trồng trọt. Nắm được xu thế đó Ngân hàng mở rộng đầu tư tín dụng cho lĩnh vực nhiều hơn, thể hiện qua doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ của ngành này đều chiếm tỷ trọng cao.
Chăn nuôi
Năm 2009 dư nợ đạt 15.387 triệu đồng, năm 2010 tăng 59.302 triệu đồng, chênh lệch 43.915 triệu đồng, tương đương 285,40% so với năm 2009. Sang năm 2011, dư nợ tiếp tục tăng 74.310 triệu đồng, khoảng 25,31% so với năm 2010. Năm 2010, doanh số cho vay tương đối cao nhưng việc thu hồi nợ thấp dẫn đến dư nợ cao, cộng thêm dư nợ còn lại vào năm 2009 nên doanh số du nợ cao, và điều đó cũng diễn ra giống như năm 2011. Vào những tháng đầu năm 2012, do giá heo hơi tăng nhanh chóng lên tới 45.000đ/kg heo thịt, việc thu hồi nợ tốt, cộng thêm dư nợ ở cuối năm 2011 làm cho doanh số thu nợ 6T/2012 là 62.106 triệu đồng, khoảng 10,70%, tương chênh lệch 7.440 triệu đồng so với 6 tháng đầu năm 2011. Dư nợ tăng là do nông dân làm ăn có hiệu quả mặc dù mở rộng quy mô chăn nuôi cần thêm nguồn vốn hỗ trợ từ Ngân hàng nhưng bản thân họ cũng đã có một số vốn nhất định từ lợi nhuận trồng trọt, vốn để giành nên chỉ vay vốn từ Ngân hàng một phần. Dư nợ tăng còn do chủ trương của Huyện khuyến khích những hộ chăn nuôi có hiệu quả mở rộng quy mô cộng thêm vào đó là thị
trường tiêu thụ của ngành chăn nuôi rất khả quan nên Ngân hàng mạnh dạn mở rộng đầu tư cho ngành chăn nuôi.
Ngành thủy sản
Có thể nói rằng trong những năm gần đây, giá cả sản phẩm ngành thủy sản
luôn ủng hộ người dân, bên cạnh đó với chính sách tái cơ cấu nông nghiệp - ưu tiên phát triển thủy sản làm cho nông dân phấn khởi làm ăn, không ngừng mở rộng quy mô qua các năm. Qua bảng 8 ta thấy tình hình thu nợ đối với thủy không cao do việc thu hồi nợ tốt, cộng thêm dư nợ trong những năm trước tăng lên không đáng kể , trung bình khoảng 89,05% nên việc cho vay đối với thủy sản ổn định. Năm 2009 là 22.106 triệu đồng, năm 2010 là 21.371 triệu đồng giảm 735 triệu đồng tương đương 3,32% so với năm 2009. Năm 2010 là 58.891 triệu đồng, tăng 37.520 triệu đồng, với tốc độ 175,57% so với năm 2010. 6T/2012 thủy sản là 76.971 tiệu đồng tiếp tục tăng 36.109 triệu đồng tương đương 88,37% so với cùng kỳ 6T/2011. Dư nợ tăng là do dư nợ ở cuối năm 2011 tương đối cao nên dẫn đến dư nợ ở những tháng đầu năm năm 2012 tăng cao hơn so với cùng kỳ. Bên cạnh đó do xác định được xu hướng của địa phương là tăng cường nuôi trồng thủy sản và thấy được những điều kiện thuận lợi cho người dân trong hoạt động sản xuất này như giá cả, môi trường, yếu tố đầu vào, đầu ra của các loại thủy sản nên ngân hàng đã mạnh dạn cho vay nhiều trong lĩnh vực này. Ngoài ra, do một số hộ dân chuyển ngành từ làm nông nghiệp sang nuôi thủy sản do ngành này mang lại lợi nhuận cao hơn.
4.5.3 Kết cấu dư nợ theo ngành nghề.
ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Đvt 2009 2010 2011 6T/2011 6T/2012 1.Dư nợ ngành trồng trọt Triệu đồng 158.415 149.875 173.144 168.646 166.678 2.Dư nợ ngành chăn nuôi Triệu đồng 15.387 59.302 74.310 69.546 52.106 3. Dư nợ ngắn ngành thủy sản Triệu đồng 22.106 21.371 58.891 40.862 76.971 5. Tổng dư nợ hộ sảnxuất nông nghiệp
Triệu đồng 195.908 230.548 316.345 279.054 335.755 6. Dư nợ ngành trồng trọt/ % 80,86 65,01 56,52 60,43 59,73 Tổng dư nợ hộ sản xuất nông nghiệp 7. Dư nợ ngành chăn nuôi/
% 7,86 25,72 24,26 24,92 19,07
Tổng dư nợ hộ sản xuất nông nghiệp 8. Dư nợ ngành thủy sản/
% 11,28 9,27 19,22 14,65 21,20
Tổng dư nợ hộ sản xuất nông nghiệp
(Nguồn: Phòng tín dụng NHNo&PTNT huyện Phụng Hiệp)
Qua bảng trên ta thấy dư nợ trồng trọt chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng dư nợ hộ sản xuất nông nghiệp có xu hướng giảm dần qua các năm. Kế đến là chăn nuôi là thế mạnh thứ hai của vùng và cuối cùng là thủy sản chỉ mới phát triển tại huyện một vài năm trở lại đây. Năm 2009 trồng trọt chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng dư nợ hộ sản xuất tới 80,86%, kế đó là thủy sản 11,28%, cuối cùng là chăn nuôi chiếm 6,76%. Năm 2010 tỷ trọng ngành trồng trọt là 65,01% thấp hơn rất nhiều so với năm 2009 là 23,63%, nhưng trong khi đó chăn nuôi chiếm tỷ trọng cao hơn rất nhiều so với năm 2009, do dư nợ năm 2010 tương đối cao nên chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ hộ sản xuất nông nghiệp. Trong khi đó thủy sản lại chiếm tỷ trọng rất thấp, thấp hơn so với cùng kỳ năm 2009 là 2,01%. Đến
nhẹ còn 24,26%, thủy sản tăng lên 19,22% đây là tỷ trọng cao trong giai đoạn 2009-6T/2012. Riêng 6T/2012 tỷ trọng của trồng trọt giảm còn 59,73%, tuy dư nợ cao hơn so với cùng năm 2011, nhưng tỷ trọng của chăng nuôi và thủy sản cũng chiếm tương đối cao hơn so với năm rồi nên tỷ trọng trồng trọt giảm là chuyện đương nhiên. Kế đến là chăn nuôi chiếm 19,07%, tỷ trọng này cho ta thấy cho vay đối với chăn nuôi tương đối ổn định, nên Ngân hàng có thể yên tâm đầu tư vào chăn nuôi.
Qua phân tích ta thấy nông dân có xu hướng chuyển sang chăn nuôi và thủy sản ngày càng cao và trồng trọt ngày càng thu hẹp lại do trong những năm vừa qua giá cả các loại nông sản, (lúa, mía, hoa màu,…) có phần tăng lên nhưng vẫn bấp bênh không ổn định nên và nông dân chuyển dần sang các ngành nghề khác mang lại hiệu quả kinh tế hơn nhiều mà chuyển sang nuôi thủy sản là cao nhất. Tỷ trọng thủy sản cao không phải do số hộ vay nhiều mà do số tiền vay thường nhiều hơn trồng trọt.
4.6 TÌNH HÌNH NỢ XẤU 4.6.1 Nợ xấu theo thời hạn
Nợ xấu là một vấn đề mà hầu như Ngân hàng thương mại nào cũng quan tâm đến, nó là chỉ số để đánh giá hiệu quả tín dụng mà các Ngân hàng đầu tư. Nếu có nợ xấu lớn rất có thể rủi ro cho Ngân hàng là đi đến phá sản. Bởi vì nguồn vốn tự có của Ngân hàng không đủ đáp ứng đầu tư tín dụng do đó ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng. Vì thế mà nợ xấu là một vấn đề hết sức quan trọng có liên quan đến sự tồn tại của Ngân hàng.
Nợ xấu ngắn hạn
Năm 2009 là một năm đầy khó khăn với ngành Ngân hàng. Sự biến động của nền kinh tế trong và ngoài nước đã tác động mạnh mẽ đến hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn. Bên cạnh đó nợ xấu tăng cao là do chủ trương thắt chặt tín dụng chống lạm phát, các Ngân hàng đã cắt giảm hạn tín dụng, lãi suất tín dụng tăng cao, tình hình vay vốn của hộ nông dân gặp nhiều khó khăn, cộng với chi phí giá thành sản phẩm tăng cao, lợi nhuận giảm kèm theo đó là năng lực tài chính suy giảm, vốn luân chuyển chậm, không thực hiện đúng kế hoạch trả nợ Ngân hàng dẫn đến tình trạng nợ quá hạn tăng đột biến lên đến 11.136 triệu đồng.
Năm 2010, nợ xấu ngắn hạn hộ sản xuất là 3.302 triệu đồng giảm đi 3.832 triệu đồng tương đương giảm 53,71% so với năm 2009. Nguyên nhân là do trong năm này nông dân trúng mùa, được giá đặc biệt là người trồng mía bình quân khoảng 100 tấn /ha, các nhà máy đường thu mua khoảng 550đ/kg, tính ra nông dân trong mía còn lời từ 10- 15 triệu đồng/ha nên nhiều người đã có thu nhập không nghững trả dứt nợ xấu năm 2009, doanh số thu nợ năm 2010 tốt nên nợ xấu giảm xuống đáng kể.
Năm 2011, nợ xấu ngắn hạn tăng 4.125 triệu đồng so với năm 2010 tốc độ tăng tương đương 182,11%. Như đã phân tích ở trên, năm 2011 nông nghiệp nước ta gặp không ít khó khăn như dịch heo tai xanh, dịch cúm gia cầm bùng phát trở lại, đặt biệt là những tháng cuối năm. Bên cạnh đó vào những tháng cuối năm nông dân phải để tiền lại chuẩn bị cho vụ mới, chuẩn bị trồng hoa màu để bán vào dịp tết, cộng vào đó là lãi suất cho vay năm 2011 lại tăng cao nên nông dân không có tiền trả tiền cho ngân hàng, làm nợ xấu tăng nhẹ so với năm 2010. Đến 6 tháng đầu năm 2012 nông nghiệp dần phát triển ổn định dù lạm phát tăng cao, nhưng nông dân ngày càng làm ăn có hiệu quả, lợi nhuận tăng trả tiền ngân hàng đúng hạn làm nợ xấu giảm xuống còn 2.147 triệu đồng, khoảng 17,10%, giảm 443 triệu đồng so với cùng kỳ 6 tháng đầu năm 2011. Nhừng phân tích trên được thể hiện chi tiết qua bảng 10 như sau:
Bảng 4.16: TÌNH HÌNH NỢ XẤU THEO THỜI HẠN GIAI ĐOẠN