Bảng 4.17: TÌNH HÌNH NỢ XẤU THEO THỜI HẠN GIAI ĐOẠN (6T/2011-6T/2012)

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình cho vay đối với hộ sản xuất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện phụng hiệp tỉnh hậu giang giai đoạn 2009 - 6t /2012 (Trang 67 - 72)

Đvt: Triệu đồng Chỉ tiêu 6Tháng 6T2012/6T/2011 2011 2012 Số tiền % Ngắn hạn 2.590 2.147 (443) (17,10) Trung hạn 288 301 13 4,51 Tổng 2.878 2.448 (43) (14,94)

Huyện Phụng Hiệp tỉnh Hậu Giang

Nợ xấu trung và dài hạn

Cho vay trung và dài hạn luôn chứa đựng nhiều rủi ro cao hơn cho vay ngắn hạn. Ta thấy nợ xấu trung hạn trong năm 2008 là 4.002 triệu đồng, cao hơn so với nợ xấu ngắn hạn và cao nhất trong giai đoạn 2009-6/2012. Nguyên nhân là do cho vay trung hạn có thời gian dài nên số nợ đến hạn tuy không nhiều nhưng khoản vay tương đối lớn cộng thêm công tác thu hồi nợ của Ngân hàng gặp nhiều khó khăn vì một số hộ mới bắt đầu kinh doanh chưa có kinh nghiệm, hiệu quả kinh tế thấp ảnh hưởng đến việc trả nợ. Điều này cho thấy chất lượng tín dụng trung hạn đạt hiệu quả thấp hơn tín dụng ngắn hạn. Các khoản vay trung hạn luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro vì có thời hạn tương đối dài nên việc kiểm tra sau khi cho vay phải tiến hành nhiều lần và trong thời gian tới những món nợ này sẽ đáo hạn nhiều, phát sinh nhiều nợ nợ xấu.

4.6.2. Nợ xấu theo đối tương

Ngành trồng trọt

Nợ xấu của ngành trồng trọt còn chiếm tỷ lệ cao trong hoạt động tín dụng ở chi nhánh. Năm 2009 nợ xấu đối với hộ sản xuất nông nghiệp là 5.101 triệu đồng, năm 2010 là 2.584 triệu đồng, giảm 2.517 triệu đồng, tương đương 49,34% so với năm 2009. Do ngân hàng tăng cường công tác thu hồi nợ, người dân ngày có ý thức trả nợ, nông sản trúng mùa, được giá.

Sang năm 2011 nợ xấu có tăng lên 3.200 triệu đồng, tăng 616 triệu đồng, tương đương 23,83% so với năm 2010. Nguyên nhân do trong năm 2011 bệnh đạo ôn, vàng lùn, lùn xoắn lá, rầy nâu, giá cả thức ăn phân bón ngày càng cao làm cho những hộ vay tiền cho mục đích sản xuất trong lĩnh vực trồng trọt và chăn nuôi gặp rất nhiều khó khăn trong việc thanh toán nợ. Cộng thêm khi họ đã quá hạn nợ thì phần lãi càng tăng lên, do đó việc trả nợ lại càng khó khăn hơn. Một nguyên nhân khác là do tâm lý ỷ lại của một số người đợi nhà nước xóa nợ. Một số người cho rằng lãi quá hạn của ngân hàng dù sao thì cũng thấp hơn lãi đi vay bên ngoài (khoảng 30 – 40%/năm). Như đã phân tích ở trên, trồng trọt 6 tháng đầu năm 2012 đạt kết quả tốt, bên cạnh doanh số thu nợ tương đối tốt, tuy lúa bán không được giá cao ở vụ Đông Xuân nhưng bù lại sản lượng cao, nên nông dân vẫn lợi nhuận tăng, nợ xấu 6T/2012 giảm nhẹ so với 6T/2011 khoảng 7,19%, tức 1.652 triệu đồng, chênh lệch 128 triệu đồng.

Huyện Phụng Hiệp tỉnh Hậu Giang

Ngành chăn nuôi

Cũng giống như nợ xấu ngành trồng trọt, nợ xấu ngành chăn nuôi cũng giảm xuống đáng kể vào năm 2010 là 450 triệu đồng, giảm rất nhiều so với năm 2009 giảm 1.880 triệu đồng tương đương 417,77%. Nguyên nhân của nợ xấu giảm nhanh như vậy là do giá heo thịt tăng giá liên tục nên phần lớn bà con bán được giá nên trả nợ đúng hạn cho ngân hàng.

Sang năm 2011 nợ xấu lại tăng lên khá cao với số tiền 570 triệu đồng , tăng 26,67% so với năm 2010 và tăng 120 triệu đồng. Trong 6 tháng đầu 2012, tình hình chăn nuôi khả quan hơn, nợ xấu giảm nhẹ so với cùng kỳ 6 tháng đầu năm 2011, giảm 215 triệu đồng, tương đương 11,15%. Giá heo, gia cầm tương đối tăng do có giá vào dịp trung thu, nông dân có lợi nhuận, trả tiền vay đúng hạn.

Bảng 4.18: NỢ XẤU THEO ĐỐI TƯỢNG ĐỐI VỚI HỘ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP GIAI ĐOẠN (2009-2011)

ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2009 2010 2011 Chênh lệch (2010/2009) Chênh lệch (2011/2010) Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền (%)

Trồng trọt 5.101 2.584 3.200 (2.517) (49,34)

Chăn nuôi 2.303 450 671 (1.880) (417,77)

Thủy sản 3.732 942 1.027 (2.790) (74,75)

Tổng cộng 11.136 3.576 4.898 (7.560) (67,88)

(Nguồn: Phòng tín dụng NHNo&PTNT huyện Phụng Hiệp tỉnh hậu giang)

Bảng 4.18: NỢ XẤU THEO ĐỐI TƯỢNG ĐỐI VỚI HỘ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP GIAI ĐOẠN (6T/2009-6T/2012)

Huyện Phụng Hiệp tỉnh Hậu Giang ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 6Tháng 6T2012 / 6T2011 2011 2012 Số tiền % Trồng trọt 1.780 1.652 (128) (7,19) Chăn nuôi 242 215 (27) (11,15) Thủy sản 856 581 (275) (32,12) Tổng cộng 2.878 2.448 192 6,67

(Nguồn: Phòng tín dụng NHNo&PTNT huyện Phụng Hiệp tỉnh hậu giang ) Ngành thủy sản

Nợ xấu của ngành thủy sản năm 2009 là 3.732 triệu đồng. Năm 2010 giảm xuống còn 942 triệu đồng, giảm 2.790 triệu đồng, tương đương 74,75 % so với năm 2009. Trước đây, bà con nông dân chủ yếu nuôi các loại cá tự nhiên với quy mô nhỏ, nhưng những năm gần đây bà con nông dân bắt đầu mô hình nuôi cá tra xuất khẩu, cá rô, cá lóc bán trong dịp tết. Nhưng do thấy việc nuôi thủy sản đạt lợi nhuận cao nên chuyển từ trồng lúa sang nuôi cá nhưng do chưa nắm bắt được kỹ thuật nuôi nên nuôi cá không có hiệu quả làm cho nợ xấu năm 2011 tăng 1.027 triệu đồng chênh lệch 85 triệu đồng, tương đương 9,02% so với năm 2010. Kết thúc 6 tháng đầu năm 2012,ngành thủy sản ViệtNamđược đánh giá là đã cókhởi sắctrên tất cả các lĩnh vực: nuôi trồng, khai thác và xuất khẩu…. Đóchính là đòn bẩy để ngành thuỷ sản Hậu Giang nỗ lực tạo được thành công lớn trong6T/2012, nợ xấu giảm so với cùng kỳ 6T/2011 là 32,12% tương đương số tiền 581 triệu đồng.

4.6.3 Kết cấu nợ xấu theo đối tượng cho vay

Qua những bảng số liệu trên ta thấy tỷ lệ nợ xấu hộ sản xuất nông nghiệp của ngân hàng tương đối tốt vẫn còn ở mức cho phép của Ngân hàng Trung Ương (5%), chứng tỏ công tác thu hồi vốn của ngân hàng tốt, nông dân làm ăn ngày càng có hiệu quả hơn, cán bộ tín dụng có trách nhiệm chủ động đôn đốc, nhắc nhở người dân thường xuyên đến trả lãi ngân hàng, tránh để tình trạng để nợ quá hạn có thể phạt thêm lãi bị quá hạn. Năm 2009 tỷ lệ nợ quá hạn ngành trồng trọt

Huyện Phụng Hiệp tỉnh Hậu Giang

trên tổng dư nợ hộ sản xuất là 2,6%. Đến năm 2010 tỷ số này là giảm xuống còn 1,1% và năm 2011 còn 1,0%. Chỉ riêng 6 tháng đầu năm 2012 tỷ lệ nợ xấu trên tổng dự nợ đã thấp hơn cùng kỳ 2012 là 0,5% chênh lệch 0,1%, điều này là dấu hiệu tốt cho hoạt động tín dụng của Chi nhánh đối với cho vay hộ sản xuất nông nghiệp. Đối với ngành chăn nuôi vào năm 2009 là 1,2%, đến năm 2010 tỷ lệ này còn lại 0,2%, và năm 2011 cũng giữ ở mức đó là 0,2%. Tuy dịch bệnh bùng phát, chính quyền địa phượng kịp thời ngăn chặn nên dịch bệnh giảm, cùng với một số chính sách của nhà nước hộ trỗ chăn nuôi là giá heo, gà, bò ngày càng cao nên nông dân thu được lãi nhiều, thu nhập ổn định nên trả nợ ngân hàng rất đúng hạn.Vào những tháng đầu năm 2011, tỷ lệ này là 0,1%, do công tác thu hồi vốn tương đối tốt, nông dân làm ăn có hiệu quả nên tỷ lệ này cungax là tỷ lệ của 6T/2012.

Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ của ngành thủy sản nhìn chung giảm trong giai đoạn 2009-6T/2012.Năm 2009 là 1,9%, năm 2010 giảm đi còn 0,4%. Đến năm 2011 nợ xấu giảm 0,3%, tỷ lệ nợ xấu có khuynh hướng giảm một phần do người dân trả nợ đúng hạn, bên cạnh đó còn do doanh số dư nợ cao nên nợ xấu chiếm tỷ lệ rất thấp. Đầu năm 2012 đến nay, nguồn cung cấp cá tra nguyên liệu luôn trong tình trạng thiếu hụt, các nhà máy chế biến thường phải hoạt động dưới công suất. Ngoài ra, nguồn cá giống không đủ đáp ứng nhu cầu nuôi, dẫn đến giá tăng những hộ nuôi cá tra lợi nhuân rất cao nên việc nợ xấu giảm là điều tất yếu đặt biệt là những tháng đầu năm 2012, nông hộ làm ăn có lợi nhuận cao có tiền trả lãi và gốc cho chi nhánh đầy đủ làm tỷ lệ này còn 0,3%.

Qua phân tích ta thấy nợ xấu của trồng trọt luôn chiếm tỷ lệ cao trong tổng dư nợ, nguyên nhân là do trồng trọt là ngành chủ lực của huyện, người dân tham gia nhiều, vay với số tiền tương đối ít việc trả lãi hằng tháng không bao nhiêu nên lam cho nông dân thường quên. Bên cạnh đó nợ xấu xảy do một số nguyên nhân

chủ quan từ ngân hàng do đa phần là nông dân trình độ dân trí không cao, nên việc hiểu biết về tín dụng không cao, họ có thể quên trả lãi, thậm chí không nhớ thời hạn đáo hạn tiền vay ngân hàng dẫn đến nợ xấu.

4.7. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA HỘ SẢN XUẤT (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình cho vay đối với hộ sản xuất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện phụng hiệp tỉnh hậu giang giai đoạn 2009 - 6t /2012 (Trang 67 - 72)