TỔNG QUAN VỀ CÁC CÔNG CỤ CƠ BẢN QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG

Một phần của tài liệu Đánh giá kiến thức, kỹ năng và thái độ về an toàn thực phẩm của ngư dân tại Vạn Ninh bằng phương pháp khảo sát bằng câu hỏi (Trang 41)

1.5.1. Lý thuyết cơ bản về công cụ quản lý chất lượng

Napoleon đã từng nói: “ một hình vẽ sẽ có giá trị hơn một nghìn lời nói” điều này có nghĩa là trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, việc xử lý các số liệu cũng như các quy trình bằng hình ảnh minh họa cụ thể sẽ nhận biết được xu thế của quá trình, dễ dàng nắm bắt hơn, trọn vẹn hơn, nhờ đó có được những phương pháp giải quyết vấn đề tốt nhất.

Có thể khẳng định rằng, việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng sẽ không có kết quả nếu không áp dụng các công cụ thống kê, thế nhưng công cụ thống kê có tới hàng trăm công cụ thì việc áp dụng công cụ nào là phù hợp và mang lại hiệu quả cao nhất cho hoạt động của chính doanh nghiệp. Từ những nỗ lực của các chuyên gia lâu năm trong ngành tư vấn hỗ trợ việc áp dụng hệ thống quản lý cho doanh nghiệp, chúng tôi nhận thấy rằng: chỉ cần áp dụng 7 công cụ thống kê sau cũng có thể giải quyết được hầu hết những vấn đề quản lý chất lượng thường gặp trong hoạt động sản xuất cũng như dịch vụ khách hàng của doanh nghiệp, bao gồm:

 Phiếu kiểm soát (Check sheets)

 Lưu đồ (Flow charts)

 Biểu đồ nhân quả (Cause & Effect Diagram)

 Biểu đồ Pareto (Pareto chart

 Biểu đồ mật độ phân bố (Histogram)

 Biểu đồ phân tán (Scatter Diagram)

 Biểu đồ kiểm soát (Control Chart)

1.5.2. Quản lý chất lượng bằng biểu đồ nhân quả (Cause & Effect Diagram)

a. Giới thiệu về biểu đồ nhân quả

Biểu đồ nhân quả là một danh sách liệt kê những nguyên nhân có thể có dẫn đến kết quả. Công cụ này đã được xây dựng vào năm 1953 tại Trường Đại học Tokyo do giáo sư Kaoru Ishikawa chủ trì. Ông đã dùng biểu đồ này giải thích cho các kỹ sư tại nhà máy thép Kawasaki về các yếu tố khác nhau được sắp xếp và thể hiện sự liên kết với nhau. Do vậy, biểu đồ nhân quả còn gọi là biểu đồ Ishikawa hay biểu đồ xương cá. b. Mục đích

Là một phương pháp nhằm tìm ra nguyên nhân của một vấn đề, từ đó thực hiện hành động khắc phục để đảm bảo chất lượng. Đây là công cụ được dùng nhiều nhất trong việc tìm kiếm những nguyên nhân, khuyết tật trong quá trình sản xuất.

c. Ý nghĩa và lợi ích

Công cụ này dùng để nghiên cứu, phòng ngừa những mối nguy tiềm ẩn gây nên việc hoạt động kém chất lượng có liên quan tới một hiện tượng nào đó, như phế phẩm, đặc trưng chất lượng, đồng thời giúp ta nắm được toàn cảnh mối quan hệ một cách có hệ thống. Người ta còn gọi biểu đồ này là biểu đồ xương cá, biểu đồ Ishikawa, hay tiếng Nhật là Tokuzei Yoin – biểu đồ đặc tính...

Đặc trưng của biểu đồ này là giúp chúng ta lên danh sách và xếp loại những nguyên nhân tiềm ẩn chứ không cho ta phương pháp loại trừ nó.

d. Triết lý

Mọi hiện tượng đều có ít nhất một nguyên nhân. Vì thế, khi một vấn đề được đặt ra và cần có sự giải quyết thì cần tìm hiểu tất cả những nguyên nhân tiềm tàng gây ra vấn đề đó trước khi tìm ra hướng giải quyết vấn đề.

Sử dụng ở giai đoạn đầu của việc phân tích nhằm tìm ra những giải pháp tiềm năng và nguyên nhân cốt lõi.

e. Cách thức áp dụng: Các bước để vẽ một biểu đồ xương cá:

Bước 1: Xác định vấn đề cần giải quyết và xem vấn đề đó là hệ quả của một số nguyên nhân sẽ phải xác định.

Bước 2: Lập danh sách tất cả những nguyên nhân chính của vấn đề trên bằng cách đặt các câu hỏi 5W và 1H. Sau đó, trình bày chúng bằng những mũi tên chính

Bước 3: Tiếp tục suy nghĩ những nguyên nhân cụ thể hơn (nguyên nhân cấp 1) có thể

gây ra nguyên nhân chính, được thể hiện bằng những mũi tên hướng vào nguyên nhân chính

Bước 4: Nếu cần phân tích sâu hơn thì nên xem mỗi nguyên nhân mới như là hệ quả

của những loại nguyên nhân khác nhỏ hơn (bằng cách lặp lại bước 3).

Biểu đồ nhân quả đòi hỏi sự tham gia của tất cả mọi thành viên trong đơn vị, từ lãnh đạo đến công nhân, từ các bộ phận gián tiếp đến bộ phận sản xuất.

Một số điểm cần chú ý để xây dựng biểu đồ xương cá có hiệu quả, bao gồm những nội dung sau đây:

– Phải nhìn vấn đề ở góc độ tổng thể.

– Người xây dựng biểu đồ phải lắng nghe ý kiến của những người trực tiếp tham gia quá trình, rút ngắn lại các ý tưởng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

– Để đảm bảo biểu đồ được hoàn thiện, để các thành viên xem lại, chỉnh sửa và hỏi thêm ý kiến của một vài người khác có kiến thức về hoạt động của quá trình.

– Xây dựng khung mẫu biểu đồ bằng một tấm bảng treo ở vị trí thuận tiện để mọi thành viên đều có thể nắm được.

– Thay vì hướng vào vấn đề cần cải tiến, có thể hướng vào mục tiêu mong muốn của hệ thống. ví dụ như thay vì viết “Khách hàng không thỏa mãn” thì nên viết “Để đáp ứng yêu cầu của khách hàng”. Do đó, vấn đề bây giờ của hệ thống là tìm cách thức để đạt được mục tiêu đó[18]

f. Ứng dụng của biểu đồ nhân quả:

Việc xây dựng biểu đồ nhân quả có tác dụng tích cực trong việc đào tạo và huấn luyện nhân viên.

Biểu đồ nhân quả biểu thị trình độ hiểu biết vấn đề.

Biểu đồ nhân quả dùng để xác định các nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm hải sản sau thu hoạch [5].

Biểu đồ nhân quả có thể sử dụng trong bất kỳ vấn đề nào: việc lập sơ đồ sẽ chỉ thấy rõ từng nguyên nhân qua đó có thể có các đề xuất giải pháp nhanh chóng.

Việc ứng dụng biểu đồ nhân quả dường như không có giới hạn, nó phụ thuộc vào khả năng và kinh nghiệm của nhóm, cá nhân xây dựng và sử dụng biểu đồ này. Tuy nhiên, có nhiều khó khăn thường gặp trong việc sử dụng biểu đồ nhân quả. Thật vậy, kinh nghiệm cho thấy khó khăn đó là do chưa có được quá trình giải quyết vấn đề một cách hệ thống. Vì vậy, cần lập một quá trình thực hiện định hướng vào hệ thống và áp dụng một cách kiên định [18].

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu bao gồm: – Tàu khai thác hải sản tại Vạn Ninh

– Ngư dân làm việc trên tàu khai thác hải sản tại Vạn Ninh

2.2. Phương pháp nghiên cứu

Hình 2.1. Sơ đồ nội dung nghiên cứu của đề tài

Kết quả đánh giá kiến thức, kỹ năng và thái độ về an toàn thực phẩm của ngư dân trên tàu khai thác hải sản

Xây dựng bảng câu hỏi Đánh giá thử nghiệm Bảng câu hỏi hoàn thiện Đánh giá/điều tra Xử lý số liệu Đánh giá điều kiện ATTP của tàu khai thác hải

sản

Đánhgiá

Xử lý số liệu

Kết quả đánh giá điều kiện ATTP của tàu khai thác

hải sản Xác định cỡ mẫu Chọn mẫu Mẫu 1 Mẫu 2 Xác định các nguyên nhân từ ngư dân ảnh hưởng đến chất lượng hải sản Xác định các nguyên nhân chính Xác định các nguyên nhân cụ thể Biện pháp khắc phục

Đánh giá kiến thức, kỹ năng và thái độ về an toàn thực phẩm của ngư dân trên tàu khai thác hải sản

Có 3 nội dung nghiên cứu:

– Đánh giá điều kiện ATTP của tàu khai thác hải sản.

– Đánh giá kiến thức kỹ năng, thái độ về vấn đề an toàn thực phẩm của ngư dân trên tàu khai thác hải sản.

– Xác định các nguyên nhân từ ngư dân khai hải sản tại Vạn Ninh ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm hải sản sau thu hoạch.

2.2.1. Đánh giá điều kiện ATTP của tàu khai thác hải sản.2.2.1.1. Phương pháp nghiên cứu đánh giá 2.2.1.1. Phương pháp nghiên cứu đánh giá

Đánh giá điều kiện ATTP của tàu khai thác hải sản sử dụng biểu mẫu đánh giá dựa theo thông tư 14/2011/TT- BNNPTNT. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.2.1.2. Lấy mẫua. Cỡ mẫu a. Cỡ mẫu

Trong nghiên cứu thống kê, mẫu được chọn phải đảm bảo ý nghĩa và có tính đại diện tức là thông tin thu thập trên mẫu có thể suy rộng ra: cho tổng thể với một sai số đại diện nhất định, phù hợp với thời gian và tiền bạc để tiến hành cuộc điều tra.

Theo thông tư 55/2011/TT- BNNPTNT quy định về việc kiểm tra, chứng nhận, chất lượng an toàn thực phẩm thủy sản được áp dụng với tàu cá có công suất chính từ 50CV trở lên.

Thống kê của chi cục Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, tổng số tàu thuyền đăng kí tại huyện Vạn Ninh có thể phân chia theo từng công suất như sau:

Bảng 2.1. Số lượng tàu khai thác hải sản chia theo công suất tại Vạn Ninh

Công suất (CV) 50-< 90 CV 90 -<250CV 250-<400 >=400

Chiếc 145 68 21 1

Áp dụng công thức tính kích thước mẫu theo tỉ lệ theo Yamane (1967:886)[8] Ta có, công thức áp dụng: 2 ) ( 1 N e N n  

Trong đó: N: tổng số lượng tàu

n: số lượng tàu cần điều tra e: sai số cho phép, e= 0,05 Áp dụng công thức: 148 ) 05 , 0 .( 235 1 235 ) .( 1 2   2   e N N n (chiếc)(1)

Kết quả như sau:

Bảng 2.2. Bảng kết quả kích thước mẫu cần điều tra

Công suất (CV) 50-< 90 CV 90 -<250CV 250-<400 >=400

Chiếc 145 68 21 1

Tổng số tàu (chiếc) 235chiếc

Tỉ lệ % 62 29 9 0

Kích thước mẫu (chiếc) 92 43 13 0

b. Chọn mẫu

Sử dụng phương pháp lấy mẫu xác suất theo tỉ lệ để tiến hành đánh giá điều kiện ATTP trên tàu khai thác hải sản, dựa theo công suất và tỉ lệ đã biết như trong bảng 2.2.

2.2.2. Đánh giá kiến thức kỹ năng, thái độ về vấn đề an toàn thực phẩm của ngư dân trên tàu khai thác hải sản. dân trên tàu khai thác hải sản.

2.2.2.1. Phương pháp nghiên cứu đánh giá

Sử dụng phương pháp phỏng vấn bằng bảng câu hỏi để đánh giá kiến thức, kỹ năng, thái độ về vấn đề an toàn thực phẩm của ngư dân trên tàu khai thác hải sản.

2.2.2.2. Lấy mẫua. Cỡ mẫu a. Cỡ mẫu

Qua khảo sát thực tế thì không thể xác định tổng thể cần nghiên cứu, vì thế ta áp dụng công thức theo Cochran (1963:75)[7].

2 2 0 . . e q p Z n

Trong đó: n0: là số lượng người cần điều tra

Z: giá trị tương ứng với mức tin cậy 95%, Z=1.96 e: sai số cho phép, e=0.05

p, q: tỷ lệ dự kiến được chọn so với tổng số; trong nghiên cứu này p =0,5 là tỷ lệ tối đa, q =1- p 384 ) 05 , 0 ( ) 5 , 0 )( 5 , 0 .( ) 96 , 1 ( . . 2 2 2 2 0    e q p Z n ( người)(2) Từ (1) và (2), có thể suy ra được: 6 , 2 148 384 0   n n

Như vậy, người điều tra có thể lấy từ 2-3 người mỗi tàu để tiến hành điều tra phỏng vấn, cho đến khi đủ 384 người.

b. Chọn mẫu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Sử dụng phương pháp lấy mẫu thuận tiện (convenience sampling) để thực hiện lấy mẫu trên tàu khai thác tại cảng cá Đại Lãnh. Đây thuộc phương pháp chọn mẫu không có xác suất (no probability sampling).

Các phần tử được chọn mẫu dựa trên cơ sở thuận tiện. Có nghĩa là dựa trên sự thuận lợi hay dễ dàng tiếp cận đối tượng. Chẳng hạn những lúc ngư dân làm việc xong, họ nghỉ ngơi, uống nước… để xin cuộc phỏng vấn, nếu họ không đồng ý thì có thể chuyển sang đối tượng khác.

Tại cảng cá Đại Lãnh, các ngư dân thuận tiện và dễ dàng cho việc lấy mẫu sẽ được phỏng vấn bằng bảng câu hỏi cho đến khi đạt số lượng mẫu đưa ra.

2.2.2.3. Thiết kế bảng câu hỏi

Bảng câu hỏi là công cụ để thu thập dữ liệu.

Bảng câu hỏi được xây dựng để điều tra khảo sát đánh giá kiến thức, kỹ năng và thái độ về ATTP của ngư dân trên tàu khai thác hải sản tại Vạn Ninh.

Bảng câu hỏi gồm có 5 phần (phụ lục 1)

Phần đầu tiên là các câu hỏi về thông tin cá nhân của ngư dân trên tàu khai thác hải sản.

Phần thứ hai là các thông tin liên quan đến yêu cầu, qui định sức khỏe của ngư dân trên tàu khai thác hải sản :

– Kiến thức hiểu biết về các quy định

– Nhận thức về các hoạt động của các cơ quan quản lý liên quan đến việc giám sát, thực hiện.

– Ý thức về việc thực hiện các quy định liên quan.

Phần ba là các thông tin về kiến thức an toàn thực phẩm của ngư dân trên tàu khai thác hải sản :

– Kiến thức về vi sinh vật – Kiến thức về hóa học

Phần bốn là các thông tin về kỹ năng thực hành vệ sinh. – Kỹ năng về vệ sinh cá nhân

– Kỹ năng về vệ sinh dụng cụ, trang thiết bị

Phần cuối cùng là các thông tin về thái độ của ngư dân đối với vấn đề ATTP.

a. Kế hoạch thí điểm

Trước khi đi vào khảo sát thực tế, kế hoạch thí điểm được lập bởi người nghiên cứu để hoàn thiện bảng câu hỏi.

Cuộc thử nghiệm được tiến hành trên 5 ngư dân trên tàu khai thác hải sản tại cảng cá Vĩnh Trường, thành phố Nha Trang. Trong cuộc thử nghiệm này, những vấn đề chưa rõ ràng sẽ được chỉnh sửa và hoàn thiện, chẳng hạn như câu hỏi chưa phù hợp, người trả lời không hiểu câu hỏi…Sau khi hoàn tất kế hoạch thí điểm, cuộc điều tra khảo sát trên diện rộng với số lượng lớn sẽ được thực hiện tại cảng cá Đại Lãnh.

Sau khi đi thí điểm thực tế ngày 28 tháng 3 tại cảng cá Vĩnh Trường, ta gặp một số vấn đề như sau :

– Người phỏng vấn chưa biết cách hỏi, chưa tạo cảm giác thoải mái cho ngư dân trên tàu khai thác hải sản.

– Các ngư dân còn bị động, không chủ động câu trả lời. – Nhiều từ ngữ trong câu hỏi gây khó hiểu cho các ngư dân

Ví dụ chứng minh :Trong phần “Các thông tin về thái độ của ngư dân đối với vấn đề an toàn thực phẩm” ở câu 2

Anh/chị nghĩ như thế nào về việc cần trang bị nhiều hơn kiến thức an toàn thực phẩm hải sản?

a. Rất cần thiết b. Cần thiết

c. Không cần thiết

d. Sao cũng được/ có cũng được không có cũng được

Câu hỏi được xây dựng trước khi đi thí điểm: Học hỏi nhiều hơn về an toàn thực phẩm anh/chị thấy như thế nào?

Thì hầu hết các câu trả lời mà người phỏng vấn nhận được là “ không biết”, người trả lời thường tỏ thái độ khó hiểu và không nhiệt tình trong cách trả lời. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cách khắc phục những vấn đề gặp phải ở lần thí điểm đầu tiên :

 Thay đổi các từ ngữ trong câu trở nên dễ hiểu hơn.

 Trò chuyện và hỏi chuyện đời sống hằng ngày, tạo cảm giác thoải mái trong khi phỏng vấn.

Sau khi thí điểm lần thứ nhất, người phỏng vấn cần phải rút kinh nghiệm trong việc thiết kế bảng câu hỏi, sao cho từ ngữ đơn giản và dễ hiểu cho các ngư dân trên tàu khai thác hải sản.

Kế hoạch thí điểm được làm lại vào ngày 2 tháng 4, tại cảng cá Đại Lãnh với số lượng mẫu là 5 ngư dân. Sau cuộc thí điểm thì mọi nhược điểm đã được khắc phục và

không có sự cố gì. Như vậy, sau khi làm thí điểm lần thứ ba thì các khuyết điểm về bảng câu hỏi sẽ được điều chỉnh, hoàn thiện và tiến hành đi vào khảo sát thực tế.

b. Phân tích thống kê

Dựa vào phần mềm Microsoft Office Excel 2003 để xử lý số liệu.

2.2.3. Xác định các nguyên nhân từ ngư dân khai hải sản tại Vạn Ninh ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm hải sản sau thu hoạch. đến chất lượng sản phẩm hải sản sau thu hoạch.

Sử dụng biểu đồ xương cá để xác định các nguyên nhân từ ngư dân khai thác hải sản tại Vạn Ninh ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm hải sản sau thu hoạch từ kết

Một phần của tài liệu Đánh giá kiến thức, kỹ năng và thái độ về an toàn thực phẩm của ngư dân tại Vạn Ninh bằng phương pháp khảo sát bằng câu hỏi (Trang 41)