Kết quả điều tra các ngư dân có rửa tay trước khi tiếp xúc với nguyên liệu hải sản được trình bày ở hình 3.13.
Hình 3.13. Kết quả điều tra các ngư dân có rửa tay trước khi tiếp xúc với nguyên liệu hải sản
Qua kết quả điều tra ở hình 3.13 cho thấy 82% các ngư dân tham gia phỏng vấn đều không rửa tay trước khi tiếp xúc với nguyên liệu hải sản, 4% ngư dân trả lời là hiếm khi và 14% là thỉnh thoảng. Việc rửa tay trước khi tiếp xúc với nguyên liệu hải sản ngăn chặn khả năng gây nhiễm chéo VSV, đảm bảo ATTP cho các nguyên liệu hải sản nhưng do kiến thức về an toàn thực phẩm của các ngư dân còn hạn chế nên vấn đề về vệ sinh còn yếu. Nguy cơ nhiễm chéo VSV là rất cao, vấn đề sức khỏe của người tiêu dùng đang bị đe dọa hằng ngày bởi vấn đề vệ sinh của các ngư dân không hợp vệ sinh.
82 4 14 0 0 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 %
Chưa từng Hiếm khi Thỉnh thoảng Thường
xuyên
Kết quả điều tra các ngư dân có rửa tay sau khi tiếp xúc với nguyên liệu hải sản được thể hiện ở hình 3.14.
Hình 3.14. Kết quả điều tra các ngư dân có rửa tay sau khi tiếp xúc với nguyên liệu hải sản
Qua kết quả ở hình 3.13 cho thấy nhìn chung việc rửa tay sau khi tiếp xúc với nguyên liệu hải sản của các ngư dân trên tàu khai thác được thực hiện một cách đều đặn và thường xuyên hơn so với rửa tay trước khi tiếp xúc với nguyên liệu hải sản, cụ thể có 76% là rửa tay luôn luôn khi tiếp xúc với nguyên liệu hải sản, chỉ có 9% là thỉnh thoảng rửa tay sau khi tiếp xúc với nguyên liệu hải sản, còn lại là 15 % thường xuyên rửa tay trong trường hợp này. Qua số liệu này có thể nói lên rằng việc rửa tay sau khi tiếp xúc nguyên liệu nhằm mục đích giữ vệ sinh cá nhân và sức khỏe của các ngư dân, chứ họ không quan tâm tới vấn đề ATTP cho nguyên liệu hải sản đang xử lý và tiếp xúc. Kỹ năng về thực hành vệ sinh của các ngư dân còn rất yếu, chính vì thế các cơ quan có chức năng cần có biện pháp phù hợp nhằm nâng cao kiến thức và kỹ năng thực hành vệ sinh cho các ngư dân.
0 0 9 15 76 0 10 20 30 40 50 60 70 80%
Kết quả điều tra các ngư dân có sử dụng găng tay sạch khi tiếp xúc với nguyên liệu hải sản qua hình 3.15.
Hình 3.15. Kết quả điều tra các ngư dân có sử dụng găng tay sạch khi tiếp xúc với nguyên liệu hải sản
Qua kết quả điều tra hình 3.15 cho thấy, ngư dân tham gia trong cuộc phỏng vấn chiếm tỉ lệ chưa từng sử dụng găng tay sạch khi tiếp xúc với nguyên liệu hải sản là rất cao chiếm 88%, 5% ngư dân hiếm khi sử dụng găng tay sạch để tiếp xúc với nguyên liệu hải sản, chỉ có 7% cho các ngư dân sử dụng găng tay trong trường hợp này. Ngư dân là người tiếp xúc đầu tiên với nguyên liệu, việc chưa từng sử dụng găng tay sạch khi xử lý tiếp xúc với nguyên liệu chiếm tỉ lệ cao như vậy có khả năng lây nhiễm chéo từ các ngư dân sang nguyên liệu hải sản là rất cao. Theo QCVN 02- 13:2009/BNNPTNT có quy định người đang xử lý tiếp xúc với thực phẩm hải sản phải được trang bị bảo hộ lao động (quần, áo, mũ, găng tay…) trong khi làm việc. Kết quả cho thấy các ngư dân trên tàu khai thác hải sản hầu hết là không sử dụng găng tay, có một số ít người sử dụng găng tay nhưng không sạch không đảm bảo ATTP cho nguyên liệu hải sản. Các ngư dân không chấp hành đúng quy định mà Bộ NN & PTNT đưa ra, gây mất ATTP. Do vậy chúng ta cần quan tâm đến kỹ năng vệ sinh của các ngư dân trên tàu khai thác hải sản, bên cạnh đó cần có biện pháp xử lý phù hợp đối với những người không chấp hành đúng quy định đặt ra.
88 5 7 0 0 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 %
Chưa từng Hiếm khi Thỉnh thoảng Thường
xuyên
Kết quả điều tra các ngư dân có ăn uống, hút thuốc trong khu vực làm việc được trình bày ở hình 3.16.
Hình 3.16. Kết quả điều tra các ngư dân có ăn uống, hút thuốc trong khu vực làm việc
Kết quả trả lời của các ngư dân trong cuộc phỏng vấn cho câu hỏi“ anh(chị) có ăn uống, hút thuốc trong khu vực làm việc của mình không? ” Hầu hết tất cả các ngư dân làm việc trên tàu khai thác hải sản đều ăn uống, hút thuốc trong khu vực làm việc, 92% ngư dân thường xuyên ăn uống và hút thuốc trong khu vực, còn lại 8% đối với các ngư dân luôn luôn ăn uống, hút thuốc trong trường hợp này. Việc ăn uống, hút thuốc trong khu vực làm việc là mối nguy gây mất ATTP, do hiểu biết của các ngư dân còn kém cho nên họ không hình dung được việc ăn uống trong khu vực làm việc ảnh hưởng đến nguyên liệu mà mình xử lý. Đa phần các ngư dân nghĩ tới sức khỏe của mình là chính, không biết việc mình làm có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng.
0 0 0 92 8 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 %
Chưa từng Hiếm khi Thỉnh thoảng Thường
xuyên
Kết quả điều tra các ngư dân có rửa tay sau khi chạm vào tai, tóc, mũi qua hình 3.17
Hình 3.17. Kết quả điều tra các ngư dân có rửa tay sau khi chạm vào tai, tóc, mũi
Hình 3.17 cho thấy, 79% các ngư dân tham gia trong cuộc phỏng vấn chưa từng rửa tay sau khi chạm vào tai, tóc, mũi, có 16% các ngư dân là trả lời hiếm khi rửa tay trong trường hợp này và chỉ có 5% ngư dân là thỉnh thoảng rửa tay sau khi chạm vào tai, tóc, mũi. Qua thống kê trên tỉ lệ ngư dân không rửa tay khi chạm vào các bộ phận trên cơ thể có khả năng nhiễm chéo VSV vào nguyên liệu hải sản là rất cao. Theo QCVN 02-01:2009/BNNPTNT có quy định người làm việc tiếp xúc với thực phẩm cần phải rửa tay bằng xà phòng khi chạm vào các vật có khả năng lây nhiễm vào trong thực phẩm. Các ngư dân không chấp hành đúng theo quy định của Bộ NN &PTNT đưa ra, gây mất ATTP và ảnh hưởng tới sức khỏe của người tiêu dùng.
79 16 5 0 0 0 10 20 30 40 50 60 70 80%
Chưa từng Hiếm khi Thỉnh thoảng
Thường
xuyên
Kết quả điều tra các ngư dân có rửa tay sau khi ho, hắt hơi, sử dụng khăn giấy 1 lần ở hình 3.18
Hình 3.18. Kết quả điều tra các ngư dân có rửa tay sau khi ho, hắt hơi, sử dụng khăn giấy 1 lần
Qua thống kê trên có 87% các ngư dân là chưa từng rửa tay sau khi ho, hắt hơi, sử dụng khăn tay/khăn giấy dùng 1 lần, 9% thuộc trường hợp là hiếm khi rửa và chỉ có 4% thỉnh thoảng mới rửa tay trong trường hợp này. Có thể nói rằng kiến thức hiểu biết của các ngư dân về kỹ năng thực hành vệ sinh là rất kém, ATTP không đảm bảo.
Kết quả điều tra các ngư dân có vệ sinh trang thiết bị dụng cụ và bề mặt trước và sau khi sử dụng qua hình 3.19.
Hình 3.19. Kết quả điều tra các ngư dân có vệ sinh trang thiết bị dụng cụ và bề mặt trước và sau khi sử dụng
87 9 4 0 0 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 %
Chưa từng Hiếm khi Thỉnh thoảng Thường
xuyên Luôn luôn 0 0 15 72 13 0 10 20 30 40 50 60 70 80 %
Chưa từng Hiếm khi Thỉnh thoảng Thường
xuyên
Có 72% ngư dân tham gia phỏng vấn là thường xuyên vệ sinh thiết bị dụng cụ và bề mặt trước và sau khi sử dụng, 13% chiếm tỉ lệ là luôn luôn và 15% còn lại là thỉnh thoảng vệ sinh. Hầu hết tỉ lệ các ngư dân làm việc trên tàu khai thác hải sản họ thường xuyên rửa trang thiết bị và dụng cụ sau khi sử dụng, còn tỉ lệ rửa dụng cụ trước khi sử dụng là rất ít. Theo QCVN 02-01:2009/BNNPTNT có quy định bề mặt của thiết bị, dụng cụ máy móc tiếp xúc với thực phẩm cần phải vệ sinh sạch sẽ và khử trùng trước và sau khi sử dụng. Kết quả cho thấy rằng hầu hết các ngư dân trên tàu khai thác ít khi rửa dụng cụ trước khi sử dụng, chỉ sử dụng nước biển để rửa và đặc biệt là không sử dụng bất kỳ hóa chất tẩy rửa nào. Qua đó cho ta thấy rằng việc hiểu biết về kiến thức vệ sinh của các ngư dân là rất kém, nguy cơ lây nhiễm chéo vào nguyên liệu hải sản là rất cao. Chính vì thế, các cơ quan quản lý có thẩm quyền cần phải có biện pháp phù hợp để nâng cao kiến thức của các ngư dân, đảm bảo ATTP.
Kết quả điều tra các ngư dân có vệ sinh thiết bị dụng cụ và bề mặt sau khi tiếp xúc với các đối tượng có khả năng nhiễm bẩn được trình bày ở hinh 3.20.
Hình 3.20. Kết quả điều tra các ngư dân có vệ sinh thiết bị dụng cụ và bề mặt sau khi tiếp xúc với các đối tượng có khả năng nhiễm bẩn
Kết quả thống kê ở hình 3.20 cho thấy, các ngư dân tham gia trả lời phỏng vấn có 55% là thỉnh thoảng có vệ sinh thiết bị dụng cụ và bề mặt sau khi tiếp xúc với các
2 18 55 25 0 0 10 20 30 40 50 60%
đối tượng có khả năng nhiễm bẩn, 25% là thường xuyên vệ sinh, 18% thuộc trường hợp hiếm khi vệ sinh và 2% là chưa từng vệ sinh thiết bị dụng cụ và bề mặt trong trường hợp này. Qua thống kê này ta càng thấy rõ hơn mức độ hiểu biết về kỹ năng thực hành vệ sinh để đảm bảo ATTP mà họ xử lý là rất thấp.
Kết quả điều tra các ngư dân có sử dụng quần áo bảo hộ sạch sẽ khi tiếp xúc và phân phối nguyên liệu hải sản ở hình 3.21
Hình 3.21. Kết quả điều tra các ngư dân có sử dụng quần áo bảo hộ sạch sẽ khi tiếp xúc và phân phối nguyên liệu hải sản
100% ngư dân đều không sử dụng quần áo bảo hộ sạch sẽ khi tiếp xúc hoặc phân phối nguyên liệu hải sản. Điều này cho thấy kỹ năng thực hành vệ sinh của các ngư dân còn rất thấp, khả năng lây nhiễm chéo VSV vào trong nguyên liệu hải sản chiếm tỉ lệ cao, ATTP không đảm bảo và sức khỏe của người tiêu dùng đang bị đe dọa hằng ngày. 100 0 0 0 0 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 %
Kết quả điều tra về các ngư dân có sử dụng chất tẩy rửa, chất khử trùng để rửa rổ và dụng cụ chứa đựng qua hình 3.22.
Hình 3.22. Kết quả điều tra về các ngư dân có sử dụng chất tẩy rửa, chất khử trùng để rửa rổ và dụng cụ chứa đựng
Ghi chú :
a. Không đồng ý hoàn toàn b. Hơi không đồng ý
c. Không chắc chắn d. Hơi không đồng ý e. Hoàn toàn đồng ý
Hình 3.22 cho thấy 100% ngư dân tham gia cuộc phỏng vấn đều chưa từng rửa các dụng cụ chứa đựng và rổ với các chất tẩy rửa và khử trùng. Dụng cụ chứa đựng nguyên liệu không đảm bảo vệ sinh sạch sẽ là môi trường thuận lợi cho VSV phát triển và nguy cơ gây mất ATTP rất cao. Kết quả thống kê cho thấy việc vệ sinh dụng cụ của các ngư dân là không đảm bảo vệ sinh, nó là mối nguy gây mất ATTP cho người tiêu dùng. Theo QCVN 02-13:2009/BNNPTNT có quy định các chất tẩy rửa phải sử dụng theo đúng mục đích, dụng cụ và thiết bị phải được vệ sinh chà rửa sạch sẽ. Kết quả
100 0 0 0 0 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 % a b c d e
điều tra cho thấy đa phần các ngư dân trên tàu khai thác hải sản không thực hành đúng quy định. Mối nguy mất ATTP cho người tiêu dùng rất cao.
Qua khảo sát thực tế các ngư dân trên tàu khai thác hải sản tai Vạn Ninh về kỹ năng thực hành vệ sinh của các ngư dân đa phần là không chấp hành đúng với tiêu chuẩn đặt ra, không đảm bảo ATTP.
3.5. Kết quả điều tra các thông tin về thái độ của các ngư dân đối với vấn đề an toàn thực phẩm