Kết quả điều tra các thông tin về kiến thức an toàn thực phẩm của các ngư dân trên tàu khai thác hải sản được trình bày như sau :
Kết quả điều tra về hải sản được bảo quản bằng đá, thì vi sinh vật trong hải sản phát triển được trình bày như hình 3.9
Hình 3.9. Kết quả điều tra về hải sản được bảo quản bằng đá, thì vi sinh vật trong hải sản phát triển
Ghi chú : a. Phát triển rất chậm
b. Không phát triển nhưng tất cả vẫn còn sống c. Một số chết, một số còn sống d. Chết tất cả e. Không biết 30 0 10 0 60 0 10 20 30 40 50 60 % a b c d e
Qua kết quả ở hình 3.9 cho thấy, các ngư dân tại Vạn Ninh cho rằng hải sản được bảo quản bằng nước đá, vi sinh vật trong hải sản có thể phát triển như sau: 30% ngư dân tham gia trả lời phỏng vấn nói rằng vi sinh vật phát triển chậm, 10% ý kiến cho là một số chết, một số còn sống và 60% câu trả lời là không biết. Các ngư dân trên tàu khai thác hải sản biết rằng việc bảo quản nguyên liệu hải sản bằng nước đá là rất tốt nhưng tỉ lệ ngư dân hiểu biết về vấn đề VSV trong nguyên liệu hải sản phát triển như thế nào thì ít ngư dân có thể trả lời được. Kết quả này cho thấy kiến thức hiểu biết của các ngư dân về vấn đề ATTP còn rất hạn chế, có thể là do họ chưa được trang bị về các thông tin về vấn đề ATTP hay tập huấn, tư vấn về các kiến thức liên quan đến vấn đề đảm bảo ATTP.
Theo kết quả điều tra ở bảng 2.5, bảng 2.6, bảng 2.7 (phụ lục 2) cho thấy, hầu hết các ngư dân trên tàu khai thác hải sản đều không hiểu biết về kiến thức vi sinh, 100% ngư dân tham gia trả lời phỏng vấn đều trả lời không biết đối với các câu hỏi về lĩnh vực này, như hiện tượng nào biểu hiện hải sản bị hư hỏng do vi khuẩn, hay câu ở nhiệt độ môi trường và thời gian dài thì khả năng phát triển của VSV trong nguyên liệu tiến triển như thế nào và câu đa số VSV dễ phát triển ở nhiệt độ môi trường. Qua thống kê này, cho thấy kiến thức của các ngư dân về vấn đề ATTP là rất kém, do họ không được tuyên truyền, tập huấn hay tư vấn từ các cơ quan chức năng. Chính vì vậy, các cơ quan, các cấp có thẩm quyền cần phải nâng cao trình độ hiểu biết về các kiến thức an toàn thực phẩm cho các ngư dân trên tàu khai thác hải sản.
Theo bảng 2.8 (phụ lục 2), kết quả điều tra cho thấy 20% ngư dân trên tàu khai thác hải sản cho rằng nhiệt độ bảo quản nguyên liệu hải sản là ≤40C, 30% ý kiến cho rằng bảo quản hải sản ở nhiệt độ ≤ 00C và 50% không biết bảo quản hải sản ở nhiệt độ là bao nhiêu. Tất cả các ngư dân tham gia cuộc phỏng vấn đều biết bảo quản nguyên liệu hải sản bằng đá là rất tốt, nhưng nhiệt độ bảo quản nguyên liệu hải sản theo đúng quy chuẩn Việt Nam (QCVN) thì không phải ai cũng biết. Theo QCVN 02-01:2009/ BNNPTNT có quy định duy trì nhiệt độ của hải sản từ -1 đến +40C trong suốt thời gian bảo quản. Qua đây ta thấy có 50 % câu trả lời đúng với QCVN quy định, hầu hết 50% ngư dân này đều dựa vào kinh nghiệm làm việc lâu năm của mình mà xác định
nhiệt độ nào là phù hợp cho nguyên liệu hải sản. Điều này cho thấy kiến thức của ngư dân trên tàu khai thác hải sản về nhiệt độ bảo quản nguyên liệu hải sản còn hạn chế, có thể nói rằng thời gian làm việc càng lâu thì hiểu biết về nhiệt độ bảo quản nguyên liệu hải sản là càng đảm bảo vấn đề ATTP, được thể hiện qua hình 3.3 có 50% ngư dân làm việc trên 10 năm. Qua kết quả này cho thấy tỉ lệ hiệu biết về kiến thức đảm bảo ATTP của các ngư dân còn khá cao. Vì vậy, các cơ quan có thẩm quyền cần có biện pháp nâng cao trình độ hiểu biết của các ngư dân trên tàu khai thác hải sản, đảm bảo ATTP cho nguyên liệu hải sản.
Kết quả điều tra về kiến thức của các ngư dân về việc rửa tay khi nào để giảm thiểu nguy cơ ô nhiễm vi sinh vật đối với nguyên liệu hải sản được trình bày ở hình 3.10.
Hình 3.10. Kết quả điều tra về kiến thức của các ngư dân về việc rửa tay khi nào để giảm thiểu nguy cơ ô nhiễm vi sinh vật đối với nguyên liệu hải sản
Ghi chú :
a. Khi bắt tay vào làm việc hoặc khi vào khu vực làm việc b. Ngay sau khi sử dụng nhà vệ sinh
c. Sau khi ăn, uống hoặc hút thuốc d. Tất cả các ý trên e. Không biết 12 5 6 25 52 0 10 20 30 40 50 60 % a b c d e
Qua hình 3.10 cho thấy, có 52% ngư dân không biết rửa tay khi nào để giảm thiểu nguy cơ ô nhiễm vi sinh vật đối với các nguyên liệu hải sản, 12 % ngư dân trả lời là khi bắt tay vào làm việc hoặc khi vào khu vực làm việc, 5% là ngay sau khi sử dụng nhà vệ sinh, 6% là sau khi ăn uống hoặc hút thuốc, chỉ có 25% câu trả lời là nên rửa tay trong tất cả các trường hợp trên. Ta thấy kiến thức về ATTP của các ngư dân còn rất kém, nguy cơ nhiễm chéo VSV từ ngư dân sang nguyên liệu hải sản là rất cao. Không rửa tay hay rửa tay không đúng cách sẽ là mối nguy tiềm ẩn làm tăng VSV gây hại đến sức khỏe người tiêu dùng. Theo QCVN 02-01:2009/BNNPTNT có quy định người làm việc tiếp xúc với thực phẩm phải rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng diệt khuẩn khi tiếp xúc với nguyên liệu hải sản, sau khi đi vệ sinh hoặc tiếp xúc với bất kỳ tác nhân có khả năng gây nhiễm bẩn vào trong nguyên liệu hải sản. Kết quả cho thấy số ngư dân không chấp hành đúng QCVN rất nhiều. Chúng ta cần có biện pháp kịp thời để làm giảm trường hợp số ngư dân không chấp hành đúng theo quy định mà Bộ NN & PTNT đưa ra.
Kết quả điều tra các ngư dân làm gì khi bị bệnh ngoài da được thể hiện ở hình 3.11.
\
Hình 3.11. Kết quả điều tra các ngư dân làm gì khi bị bệnh ngoài da
Ghi chú :
a. Tôi sẽ không làm bất cứ điều gì
b. Tôi sẽ tìm giải pháp tốt nhất cho sức khỏe của tôi
c. Tôi sẽ tìm giải pháp tốt nhất cho sức khỏe của tôi và đảm bảo an toàn thực phẩm hải sản d. Không biết 0 100 0 0 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 % a b c d
Kết quả ở hình 3.11 cho thấy, 100% câu trả lời đều nói rằng“ tôi sẽ tìm giải pháp tốt nhất cho sức khỏe của tôi ”. Hầu hết thái độ của các ngư dân không quan tâm đến vấn đề sức khỏe của mình có ảnh hưởng trực tiếp tới vấn đề đảm bảo ATTP mà họ đang xử lý. Đó là hậu quả của sự thiếu quan tâm của các cơ quan quản lý có trách nhiệm vì họ chưa từng được tư vấn về y tế có liên quan trong việc xử lý thực phẩm hải sản, không biết bất kỳ quy định nào của ngành y tế cho người làm việc tiếp xúc với thực phẩm hải sản, cho nên khi gặp vấn đề về sức khỏe thì họ tự tìm giải pháp tốt nhất cho sức khỏe của mình.
Theo kết quả điều tra trong bảng 2.10 (phụ lục 2) cho thấy kiến thức hiểu biết của các ngư dân về chất lượng nước đá có ảnh hưởng tới việc bảo quản nguyên liệu hải sản, 100% các ngư dân tham gia phỏng vấn đều có câu trả lời rằng nước đá không sạch có khả năng lây nhiễm vi sinh vật có hại đến nguyên liệu hải sản. Qua kết quả này có thể nói rằng kiến thức của các ngư dân về việc sử dụng chất lượng nước đá là rất tốt, có thể nói nước đá là một thành phần không thể thiếu trong việc bảo quản nguyên liệu hải sản, một khi chất lượng nước đá không tốt sẽ rút ngắn thời gian bảo quản, nguyên liệu không đảm bảo và làm giảm đi giá trị kinh tế của các ngư dân.
Qua kết quả điều tra ở bảng 2.11 (phụ lục 2), cho thấy 100% các ngư dân trên tàu khai thác hải sản đều phân loại và bảo quản riêng các loại nguyên liệu khác nhau. Có thể nói việc tách riêng các nguyên liệu hải sản để bảo quản là phương pháp bảo quản đúng cách, vì mỗi loại nguyên liệu khác nhau có phương pháp bảo quản riêng, nó có thể làm giảm mối nguy vi sinh vật từ các nguyên liệu này qua nguyên liệu khác, kéo dài thời gian bảo quản, đảm bảo được chất lượng nguyên liệu và đặc biệt là làm tăng giá trị kinh tế cho các ngư dân.
Các ngư dân làm việc trên tàu khai thác hải sản tại Vạn Ninh, 100% các tàu thuyền đều không sử dụng các hóa chất để bảo quản nguyên liệu hải sản sau khi thu hoạch. Qua kết quả điều tra ở bảng 2.12 (phụ lục 2) có thể nói rằng các ngư dân đã chấp hành đúng theo QCVN 02-13:2009/BNNPTNT đã đưa ra và đảm bảo ATTP cho người tiêu dùng.
Kết quả điều tra về việc kiểm tra nhiệt độ các nguyên liệu hải sản trong quá trình bảo quản và xử lý được trình bày ở hình 3.12.
Hình 3.12. Kết quả điều tra về việc kiểm tra nhiệt độ các nguyên liệu hải sản trong quá trình bảo quản và xử lý
Theo thống kê ở hình 3.12, việc kiểm tra nhiệt độ các nguyên liệu hải sản trong quá trình bảo quản và xử lý của các ngư dân tham gia phỏng vấn có 10% là hiếm khi, 54% thỉnh thoảng, 33% là thường xuyên và 3% là luôn luôn kiểm tra nhiệt độ các nguyên liệu hải sản trong trường hợp này. Qua kết quả này, ta cũng thấy được các ngư dân trên tàu khai thác rất quan tâm tới việc đảm bảo chất lượng của nguyên liệu trong quá trình bảo quản. Vì thế chất lượng của nguyên liệu hải sản được đảm bảo.
Nhìn chung kiến thức về ATTP của các ngư dân trên tàu khai thác hải sản là tương đối thấp, các cơ quản quản lý cần phải có trách nhiệm trong việc nâng cao trình độ hiểu biết và bổ sung các kiến thức về ATTP cho các ngư dân.
0 10 54 33 3 0 10 20 30 40 50 60 %
3.4. Kết quả điều tra các thông tin về kỹ năng thực hành vệ sinh của các ngư dân trên tàu khai thác hải sản