ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm hải sản sau thu hoạch
Dựa vào kết quả điều tra về kiến thức, kỹ năng và thái độ của ngư dân trên tàu khai thác hải sản và kết quả đánh giá điều kiện ATTP trên tàu khai thác tại Vạn Ninh, ta có thể xác định được các nguyên nhân từ ngư dân khai thác hải sản ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm hải sản sau thu hoạch.
a. Các nguyên nhân chính
Hình 3.26 Sơ đồ khung xương cá xác định các nguyên nhân chính từ ngư dân ảnh hưởng đến chất lượng của hải sản sau khi thu hoạch trên tàu khai thác hải sản tại Vạn Ninh
Chất lượng hải sản sau khi thu hoạch trên tàu khai thác hải sản tại Vạn Ninh không đảm bảo ATTP KIẾN THỨC ATTP HẠN CHẾ
THÁI ĐỘ ĐỐI VỚI VẤN ĐỀ ATTP
ĐIỀU KIỆN ATTP TRÊN CÁC TÀU KHAI THÁC HẢI SẢN
KỸ NĂNG THỰC HÀNH
Hình 3.27. Sơ đồ khung xương cá xác định chi tiết các nguyên nhân từ ngư dân khai thác hải sản tại Vạn Ninh ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm hải sản sau thu hoạch
KHÔNG NẮM ĐƯỢC KỸ THUẬT BẢO QUẢN SẢN PHẨM CHẤT LƯỢNG HẢI SẢN SAU THU HOẠCH TRÊN TÀU KHAI THÁC HẢI SẢN Ở VẠN NINH KHÔNG ĐẢM BẢO ATTP KỸ NĂNG THỰC HÀNH
KHÔNG TÌM HIỂU THÔNG TIN, KIẾN THỨC
VÌ LỢI ÍCH KINH TẾ
ĐIỀU KIỆN ATTP TRÊN CÁC TÀU KHAI THÁC HẢI SẢN
CƠ SỞ HẠ TẦNG CHƯA PHÙ HỢP Quy mô không phù hợp
Thời gian rỗi ít
Thái độ không quan tâm
Thiếu đầu tư
KIỂM TRA, GIÁM SÁT KHÔNG HIỆU QUẢ
Nguồn vốn
Tần suất thấp và không đồng bộ
Giảm chi phí
KIẾN THỨC KHÔNG ĐÚNG
THÓI QUEN Thyền viên ít được tập huấn
Điều kiện làm việc Thiếu hiểu biết
Không được hướng dẫn, tập huấn
Ý thức kém
THIẾU BẢO HỘ LAO ĐỘNG
Thiếu đầu tư
Nguồn vốn
Năng suất không đạt hiệu quả
KIẾN THỨC VỀ VSV, HÓA HỌC
HẠN CHẾ
Không được hướng dẫn, tập huấn
Điều kiện làm việc
Kinh nghiệm làm việc
Thời gian làm việc
Thái độ không quan tâm
Ý thức kém
KỸ NĂNG THỰC HÀNH VỆ SINH KHÔNG TỐT
Thiếu hiểu biết
Ý thức kém
Không được hướng dẫn, tập huấn
TRANG THIẾT BỊ KHÔNG ĐẢM BẢO ATTP
Tốn kinh phí
Bảo trì không tốt
* Kiến thức ATTP hạn chế:
- Không nắm được kỹ thuật bảo quản sản phẩm
+ Thiếu hiểu biết: hầu hết các ngư dân họ nắm bắt được kỹ thuật và phương pháp bảo quản sản phẩm hải sản trên tàu khai thác thông qua kinh nghiệm nhưng 100% ngư dân được hỏi đều không có kiến thức về vi sinh vật. Chính vì thế, chất lượng của nguyên liệu hải sản không đảm bảo chất lượng, ATTP không đảm bảo.
+ Không được hướng dẫn, tập huấn: 100% ngư dân không được tập huấn, tư vấn để đảm bảo an toàn thực phẩm khi tiếp xúc với hải sản. Hầu hết tất cả các thuyền trưởng không được tập huấn về các phương pháp bảo quản sản phẩm hải sản trên tàu khai thác. Họ chỉ hướng dẫn cho các thuyền viên của mình dựa vào kinh nghiệm làm việc. Công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật, kiến thức ATTP không được chú trọng tại địa phương.
- Không tìm hiểu thông tin, kiến thức: 100% các ngư dân tham gia trong cuộc phỏng vấn đều không biết bất cứ các quy định nào của ngành Y Tế về vấn đề vệ sinh cho người làm việc tiếp xúc với thực phẩm hải sản.
+ Thời gian rỗi ít: Do đặc thù của công việc mang tính mùa vụ và cũng tùy thuộc vào các loại hình khai thác khác nhau. Vì thế, thời gian rảnh rỗi của các ngư dân ít và không cố định. Cụ thể như giã cào là loại hình khai thác không theo mùa vụ và có thể đánh bắt vào tất cả các ngày trong năm, nó chiếm khoảng 15% tàu thuyền toàn huyện.
+ Thái độ không quan tâm: Hầu hết các ngư dân khai thác hải sản ít quan tâm đến vấn đề ATTP của nguyên liệu hải sản sau thu hoạch, có 70% ngư dân không quan tâm tới việc rửa các dụng cụ chứa đựng và trang thiết bị gần nơi có nguyên liệu hải sản, 100% ngư dân nghĩ rằng việc đánh giá tình trạng sức khỏe của người lao động trước khi tuyển dụng là để xác định năng suất lao động và họ cho rằng tình trạng sức khỏe của họ không ảnh hưởng tới thực phẩm đang xử lý, ATTP không được đảm bảo.
+ Điều kiện làm việc: Do đặc điểm của nghề nghiệp khai thác hải sản thường làm việc ở trên biển khơi, điều kiện cơ sở vật chất thiếu thốn, các tin tức, thông tin về vấn đề ATTP còn hạn chế.
- Kiến thức về vấn đề VSV hạn chế
+ Do các ngư dân không được hướng dẫn, tập huấn nên kiến thức ATTP còn hạn chế: 60% ngư dân tham gia cuộc phỏng vấn không biết hải sản được bảo quản bằng nước đá vi sinh vật trong hải sản phát triển như thế nào, 100% ngư dân thiếu hiểu biết trong vấn đề về vi sinh vật, 75% ngư dân tham gia trả lời phỏng vấn không nắm rõ được việc rửa tay khi nào để giảm thiểu nguy cơ ô nhiễm vi sinh vật đối với nguyên liệu hải sản và 100% các ngư dân khi bị bệnh ngoài da đều xem xét để tìm biện pháp tốt nhất cho sức khỏe của họ chứ không quan tâm đến vấn đề ATTP.
+ Kinh nghiệm làm việc: Thời gian làm việc càng lâu thì kinh nghiệm càng cao, có 50% các ngư dân làm việc dưới 10 năm. Vì thế kiến thức về ATTP cho nguyên liệu hải sản còn hạn chế biểu hiện như: 50% các ngư dân không biết nhiệt độ bao nhiêu là tốt nhất để bảo quản nguyên liệu hải sản.
* Thái độ đối với vấn đề ATTP - Kiểm tra giám sát không hiệu quả
+ Tần suất thấp và không hiệu quả: Các cơ quan quản lý kiểm tra, giám sát vấn đề ATTP trên tàu khai thác tại Vạn Ninh hầu như là không có, chỉ có kiểm tra vấn đề sử dụng các hóa chất bảo quản nguyên liệu tại cảng, nhưng tần suất kiểm tra là rất ít.
- Vì lợi ích kinh tế + Giảm chi phí:
Hầu hết các tàu khai thác hải sản tại Vạn Ninh đều không sử dụng bất kì hóa chất, các chất kháng sinh cấm trong bảo quản sản phẩm. Thứ nhất là do, đặc điểm khai thác của các tàu tại đây đều khai thác gần bờ, thời gian đánh bắt không dài, chính vì thế các tàu thuyền họ chỉ sử dụng đá để bảo quản.
Thứ hai là do, ý thức về tác hại của các hóa chất khi sử dụng để bảo quản sản phẩm hải sản sau thu hoạch, sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng.
Trong quá trình làm việc tiếp xúc trực tiếp với nguyên liệu sau thu hoạch có khoảng 20% ngư dân sử dụng găng tay, ủng, còn quần áo bảo hộ là không có. Vì khi sử dụng các trang bị bảo hộ này, sẽ gây khó khăn trong quá trình làm việc, năng suất giảm và tốn chi phí.
Vì thế, nguyên nhân vì lợi ích kinh tế từ các ngư dân làm ảnh hưởng đến chất lượng hải sản sau khi thu hoạch là không hoàn toàn phù hợp
* Điều kiện ATTP trên tàu khai thác hải sản - Cơ sở hạ tầng chưa phù hợp
+ Qui mô không phù hợp: Dựa theo QCVN 02-13 :2009/BNNPTNT đã đưa ra, điều kiện cơ sở hạ tầng của các tàu thuyền tại Vạn Ninh không đảm bảo điều kiện về ATTP do thiếu đầu tư và nguồn vốn.
- Trang thiết bị không đảm bảo ATTP
+ Các dụng cụ đánh bắt và trang thiết bị trên tàu chưa được bảo trì đúng cách: có thể là do vấn đề về kinh phí nên ảnh hưởng đến thái độ không quan tâm của các ngư dân.
* Kỹ năng thực hành - Kiến thức không đúng:
+ Thuyền viên ít được tập huấn: các thuyền viên là những người thực hiện trực tiếp hoạt động bảo quản sản phẩm trên tàu nhưng phần lớn đều không được tham dự các lớp tập huấn kiến thức về bảo quản sản phẩm và vệ sinh an toàn thực phẩm.
+ Ý thức kém - Thói quen
+ Điều kiện làm việc: môi trường làm việc của các ngư dân ở ngoài biển nên điều kiện làm việc gặp nhiều khó khăn, do đó cũng ảnh hưởng tới thói quen ăn uống sinh hoạt hằng ngày của mỗi thuyền viên.
- Thiếu bảo hộ lao động : 100% các ngư dân trên tàu khai thác hải sản không được trang bị bảo hộ lao động, là do họ không có nguồn vốn để đầu tư các vật dụng bảo hộ cho bản thân và cũng do tính chất công việc nên khi sử dụng đồ bảo hộ lao động sẽ gây vướng bận, làm cản trở tới công việc, làm giảm năng suất lao động.
- Kỹ năng thực hành vệ sinh không tốt:
+ Do các ngư dân không được hướng dẫn tập huấn nên kiến thức về kỹ năng thực hành vệ sinh còn hạn chế cụ thể như sau: có 86% ngư dân tham gia trả lời phỏng vấn không đạt yêu cầu theo đúng yêu cầu về việc rửa tay trước khi tiếp xúc với nguyên liệu hải sản, 93% các ngư dân không sử dụng găng tay sạch khi tiếp xúc hoặc xử lý
nguyên liệu theo đúng QCVN 02-13:2009/BNNPTNT, 100% các ngư dân ăn uống, hút thuốc trong khu vực làm việc, 95% ngư dân không rửa tay khi chạm vào tai, tóc, mũi, 96% ngư dân không rửa tay sau khi ho, hắt hơi, sử dụng khăn tay/khăn giấy dùng 1 lần. Có 85% ngư dân vệ sinh dụng cụ và bề mặt trước và sau khi sử dụng, 80% ngư dân có vệ sinh dụng cụ và bề mặt sau khi tiếp xúc với các đối tượng có khả năng nhiễm bẩn, 100% các ngư dân không sử dụng quần áo bảo hộ sạch sẽ khi tiếp xúc hoặc phân phối nguyên liệu hải sản và 100% các ngư dân không sử dụng các hóa chất tẩy rửa, chất khử trùng để rửa rổ và các dụng cụ chứa đựng.
+ Ý thức của các ngư dân còn hạn chế nên ảnh hưởng tới kỹ năng thực hành vệ sinh. c. Biện pháp khắc phục:
Đối với cơ quan quản lý Nhà nước: cần đẩy nhanh công tác hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và tăng cường năng lực, phân cấp quản lý và thiết lập cơ chế giám sát phù hợp; nâng cao năng lực của cán bộ quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm sau thu hoạch trên tàu khai thác hải sản thông qua các lớp tập huấn và đào tạo chuyên sâu.
Đối với tàu cá: cần đầu tư, cải hoán hầm tàu; sửa chữa, khắc phục các lỗi vi phạm (nếu có); chủ động đưa tàu đi kiểm tra điều kiện ATTP. Thực hiện đầy đủ các quy định để đảm bảo ATTP cho sản phẩm khai thác: áp dụng quy trình bảo quản thích hợp; không sử dụng hóa chất kháng sinh cấm; ghi chép hồ sơ, nhật ký khai thác đầy đủ; cử lao động chưa được tập huấn ATTP tham gia các lớp tập huấn do các cơ quan địa phương tổ chức; tích cực tìm hiểu và áp dụng GMP và SSOP.