Sở dĩ vẫn còn có những tồn tại hạn chế trên, nguyên nhân trước hết là từ phía bản thân các DNVVN về đội ngũ nhà quản lý DN, về quy mô DN, về cách thức quản lý, về trình độ chuyên môn của người lao động… sau đó là nguyên nhân từ phía các cơ quan quản lý nhà nước về việc ban hành, phổ biến các quy định, chính sách hỗ trợ phát triển DNVVN, chính sách đào tạo, thủ tục hành chính… Cụ thể là:
Nguyên nhân từ phía các DN.
- Chủ DN và cán bộ quản lý DN nhiều người chưa được đào tạo cơ bản, thiếu kiến thức về quản trị kinh doanh, về pháp luật kinh tế. Thậm chí một số không nhỏ trong họ chưa quan tâm nghiên cứu pháp luật; hoặc chưa có ý thức thực hiện kinh doanh theo quy định của pháp luật.
- Đa số DN ở thị xã Sơn Tây đều thuộc loại nhỏ, hoặc quá nhỏ, người góp vốn chủ yếu vẫn là những thành viên trong cùng gia đình, những người thân trực hệ, bạn bè thân thiết… Vì vậy, các mối quan hệ gia đình, huyết thống, bạn bè được điều chỉnh bởi phong tục, tập quán truyền thống coi nhẹ quy định của pháp luật về quan hệ góp vốn kinh doanh và quản lý DN. Sự thiếu minh bạch, không rõ ràng, tính phi chính thức và thậm chí không hợp pháp trong quản lý còn khá nhiều.
58
- Vấn đề đảm bảo điều kiện cho người lao động, nâng cao chất lượng lao động chưa được các DN quan tâm đúng mức.
- Thiếu liên kết, hợp tác giữa các DN lớn với DNVVN dẫn đến chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh thấp của cả DNVVN và DN lớn.
Nguyên nhân từ phía cơ quan quản lý nhà nước.
- Việc phổ biến và tổ chức thực hiện pháp luật về DN và kinh doanh chưa được các cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương quan tâm đúng mức.
- Việc hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ quản lý DN còn rất hạn chế, kinh phí hạn hẹp, tổ chức chưa thống nhất.
- Công tác quản lý Nhà nước chưa theo kịp sự phát triển của các DN, không minh bạch. Hiện tượng phải chạy vạy, lo lót cho các cơ quan quản lý mới thành lập được DN còn diễn ra ở một số nơi. Điều đáng lưu tâm hơn là việc quản lý các DN đã được phép kinh doanh rất lỏng lẻo, bất cập. Nhiều DN lập ra rồi phá sản mà các cơ quan quản lý không hay biết. Bên cạnh đó lúng túng trước hàng loạt các hiện tượng tiêu cực xã hội vốn đã tồn tại trước khi ban hành Luật doanh nghiệp như: Mua bán hóa đơn, lợi dụng hoàn thuế giá trị gia tăng mà không xử lý được như mong muốn; hoạt động của DN bị buông lỏng, chưa thống nhất, thiếu kiểm tra, giám sát.
59
Chƣơng 3
PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ Ở THỊ XÃ SƠN TÂY TRONG THỜI GIAN TỚI
3.1. Những mục tiêu và phƣơng hƣớng phát triển doanh nghiệp vƣ̀a và nhỏ ở thị xã Sơn Tây
3.1.1. Mục tiêu chung theo quan điểm của thị xã Sơn Tây
Phát triển DNVVN là một nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội, đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước.
Nhà nước khuyến khích và tạo thuận lợi cho DNVVN phát huy tính chủ động sáng tạo, nâng cao năng lực quản lý, phát triển khoa học - công nghệ và nguồn nhân lực, mở rộng các mối liên kết với các loại hình doanh nghiệp khác, tăng hiệu quả kinh tế và khả năng cạnh tranh trên thị trường; phát triển sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm và nâng cao đời sống người lao động.
Đối với Thị xã Sơn Tây, Ban Chấp hành Đảng bộ đã đề ra mục tiêu kinh tế - xã hội của thị xã đến năm 2015: Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH, tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp - xây dựng, thương mại - dịch vụ đồng thời giảm tỷ trọng nông - lâm nghiệp, thủy sản trong cơ cấu kinh tế của thị xã.
- Tốc độ giá trị tăng thêm (VA) bình quân hàng năm từ 15,5% -17%; + Giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng tăng bình quân hàng năm từ 18% - 20%.
+ Giá trị sản xuất nông - lâm nghiệp, thủy sản tăng bình quân hàng năm từ 3% - 4%.
- Cơ cấu kinh tế: Công nghiệp - xây dựng chiếm 47% - 48%; ngành dịch vụ chiếm 46% - 47%; nông - lâm nghiệp, thủy sản chiếm 5% - 6%.
60
- Thu nhập giá trị tăng thêm bình quân đầu người đến năm 2015 phấn đấu đạt từ 40 - 45 triệu đồng.
Đối với công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp thị xã đề ra mục tiêu: tập trung khai thác mọi nguồn lực, tiềm năng và lợi thế, khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp theo hướng CNH, HĐH. Duy trì tỷ trọng nghành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và xây dựng trong cơ cấu kinh tế của thị xã. Tiếp tục quy hoạch và xây dựng hạ tầng các khu, cụm công nghiệp để thu hút các DN đầu tư vào thị xã. Phát triển các làng nghề sản xuất các mặt hàng có sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và ngoài nước; góp phần giải quyết việc làm tăng thu nhập, nâng cao đời sống nhân dân và phát triển kinh tế thị xã. Chỉ tiêu đến năm 2015: giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng đạt 1.950 tỷ đồng trong đó giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp đạt 1.287 tỷ đồng (giá cố định năm 1994); phấn đấu đạt 80% số làng, khu phố có nghề; khôi phục, xây dựng thêm 5 - 10 làng nghề trên địa bàn.
Riêng đối với các DNVVN, thị xã đã đặt ra mục tiêu phát triển là: phát huy nội lực, năng động sáng tạo, bám sát nhu cầu thị trường định hướng XHCN, phát triển về số lượng, từng bước củng cố chất lượng quản lý, SXKD cùng với các loại hình DN khác thực hiện hoàn thành mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của thị xã. Xây dựng và hoàn thiện các chương trình. Trợ giúp phát triển DN đạt hiệu quả cao. Tạo bước chuyển biến toàn diện và sâu sắc trong nhận thức và hành động về việc hỗ trợ, phát triển DNVVN. Ngày càng có nhiều DN xây dựng được thương hiệu uy tín trên thị trường trong nước và quốc tế, tất cả các DN đều có cơ hội và tiếp cận với các chương trình trợ giúp để nâng cao năng lực sản xuất.
- Phấn đấu đến năm 2015 toàn thị xã có khoảng hơn 400 DN, bình quân mỗi năm tăng khoảng 15 DN.
61
- Nâng tỷ lệ DN có vốn đăng ký từ 1 tỷ đồng trở lên đến năm 2015 là 80%, vốn bình quân của một DN trên 1,5 tỷ đồng.
- Các DN tập trung vào nâng cao năng lực sản xuất và sức cạnh tranh đặc biệt là các DN công nghiệp phấn đấu giá trị sản xuất đạt nhịp độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2011 - 2015 từ 20% - 25%, giai đoạn 2016 - 2020 từ 27% - 32%.
- Đóng góp ngân sách: trên 40% tổng thu ngân sách địa phương. - Thu hút lao động bình quân 1500 người/năm.
3.1.2. Định hướng phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ theo quan điểm của tác giả luận văn điểm của tác giả luận văn
Xuất phát từ những quan điểm, định hướng chỉ đạo chung của Đảng, Chính phủ và những nghị quyết của thị xã Sơn Tây về phát triển DNVVN, tác giả luận văn nêu một số hướng cơ bản đối với đặc thù thị xã Sơn Tây để phát triển DNVVN như sau:
Một là, khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi phát triển các DNVVN hoạt động sản xuất có tính chuyên môn cao, hiệu quả, ổn định; nhất là các ngành sản xuất có thế mạnh và mang tính truyền thống như sản xuất hàng thủ công, mỹ nghệ, dệt may, sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí…
Hai là, khuyến khích tạo điều kiện thành lập và phát triển nhiều DNVVN, chú trọng sự phát triển một số DN có uy tín, đầu đàn, tạo ra các sản phẩm có chất lượng, uy tín cao trên thị trường Thủ đô và cả nước.
Ba là, ban hành một số cơ chế chính sách đặc thù để phát triển nhanh, mạnh và hiệu quả các DNVVN.
Bốn là, vừa tạo điều kiện thuận lợi nhất cho việc ra đời các DN mới, vừa chăm lo, theo dõi, nâng đỡ và quản lý tốt toàn bộ hệ thống các DN.
Năm là, khuyến khích và có các chính sách ưu đãi đầu tư đối với các doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề thu hút nhiều lao động, doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm cho các làng nghề, làm đầu tàu trong phát triển làng nghề.
62
Sáu là, tiếp tục ưu tiên phát triển nghề và làng nghề, khuyến khích các tổ chức, cá nhân đưa các nghề mới có hiệu quả kinh tế và tạo việc làm cho khu vực nông thôn.
Bảy là, coi việc phát triển DNVVN cũng là nhiệm vụ chung của tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể và của cả cộng đồng để phát huy sức mạnh tổng hợp chung.
3.2. Những giải pháp chủ yếu để phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở thị xã Sơn Tây nhỏ ở thị xã Sơn Tây
Từ thực tiễn những hạn chế và nổi cộm đang đặt ra đối với hoạt động của các DNVVN ở Sơn Tây đã trình bày cuối chương 2, trên cơ sở những định hướng vừa nêu trên, tác giả luận văn khuyến nghị một số giải pháp chủ yếu để phát triển DNVVN như sau:
3.2.1. Hoàn thiện môi trường pháp lý cho việc phát triển kinh doanh vừa và nhỏ vừa và nhỏ
Đây là giải pháp kinh tế vĩ mô được quyết định của cấp Nhà nước, Chính phủ và Thành phố. Tuy nhiên đó cũng là vấn đề quyết định đối với một địa bàn địa phương như thị xã Sơn Tây.
Thể chế kinh tế và môi trường pháp lý là nhân tố quan trọng hàng đầu ảnh hưởng đến phát triển DNVVN. Môi trường thể chế là tổng hợp các quy định pháp quy và các quy ước của cộng đồng mà phụ thuộc vào chúng, các doanh nghiệp sẽ hình thành, tồn tại, phát triển hay tiêu vong.
Ở Việt Nam, môi trường pháp lý cho việc phát triển DNVVN đã được hình thành thông qua việc Nhà nước ban hành các luật như Luật doanh nghiệp nhà nước, Luật công ty, Luật doanh nghiệp tư nhân, Luật hợp tác xã, Luật khuyến khích đầu tư trong nước và nhiều chính sách có liên quan đến phát triển DNVVN. Tuy nhiên môi trường đó chưa thật hoàn chỉnh vì hầu hết các luật đó đều áp dụng chung cho các doanh nghiệp, trong đó có DNVVN. Các chính sách cho DNVVN còn tản mạn, chưa có hệ thống chính sách riêng cho phát
63
triển DNVVN, các chính sách chưa đầy đủ và đồng bộ, chưa thực sự tạo được sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế. Vì vậy đã đến lúc Nhà nước sớm ban hành các hệ thống chính sách, các quy định chính thức về DNVVN, xác định ngành nghề, lĩnh vực, đối tượng các doanh nghiệp được ưu đãi, hỗ trợ.
* Về hoàn thiện khung hình pháp lý.
Để đẩy mạnh hơn nữa việc hoàn thiện khung khổ pháp lý cần thực hiện một số giải pháp sau:
- Đổi mới quản lý nhà nước đối với các DNVVN. Thực hiện phương châm Nhà nước không can thiệp sâu vào nội bộ và hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đảm bảo quyền tự do, tự chủ, tự chịu trách nhiệm trước pháp luật của các DNVVN. Xây dựng một môi trường bình đẳng giữa các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế. Tôn vinh những doanh nghiệp, doanh nhân tiêu biểu, làm ăn có hiệu quả theo quy chế khen thưởng doanh nghiệp của thị xã.
- Trong quá trình xây dựng văn bản pháp luật cần có sự tham gia rộng rãi của các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan, các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu và đặc biệt là có sự tham gia của các hiệp hội doanh nghiệp, các doanh nghiệp, doanh nhân bởi họ là đối tượng chịu sự điều chỉnh của các văn bản đó. Quá trình thực hiện cũng cần thường xuyên tiếp nhận thông tin, đối thoại với các đối tượng thuộc khu vực tư nhân (bởi phần lớn DNVVN là doanh nghiệp tư nhân). Điều này sẽ giúp việc soạn thảo và thực thi tốt hơn các chính sách đối với DNVVN, nhờ đó tiến tới hoàn thiện khung khổ pháp lý cho sự phát triển các DNVVN của tỉnh và rộng hơn nữa là trên cả nước.
- Thường xuyên công khai các chính sách, quy định mới và tiến hành đánh giá các tác động của các chính sách đó tới các doanh nghiệp, xây dựng hệ thống thu nhập thông tin một cách chính thức các ý kiến thắc mắc của DNVVN. Một mặt, nhằm phát triển những quy định trái với lợi ích của doanh nghiệp và trái với quy phạm pháp luật khác, Mặt khác, giúp các doanh nghiệp
64
nắm rõ các cơ chế chính sách có ảnh hưởng đến hoạt động SXKD của mình theo hướng tích cực, hiệu quả. Việc thu thập cần tiến hành có tính định kỳ và trở thành việc làm thường xuyên. Các cơ quan này phải có trách nhiệm thông báo lịch trình giải quyết các khiếu nại của DNVVN và xử lý nghiêm những trường hợp cán bộ, công chức làm sai. Có như vậy mới tạo được lòng tin trong giới doanh nhân vào lập trường, quyết tâm của chính quyền là cùng nhau xây dựng và phát triển. Đây là một trong những yếu tố quyết định tốc độ phát triển của doanh nghiệp nói chung và của DNVVN nói riêng.
* Đẩy mạnh cải cách hành chính.
Theo đánh giá của WEF (World Economic Forum), chi phí ngoài luật mà doanh nghiệp Việt Nam phải chịu rất cao. Đây là hậu quả của hệ thống hành chính rườm rà, thiếu minh bạch. Để cải thiện tình hình này, Chính phủ cần đẩy nhanh tốc độ cải cách hành chính trên cơ sở tạo thuận lợi nhưng không buông lỏng các hoạt động SXKD của các loại hình doanh nghiệp.
Đặc biệt đối với thị xã Sơn Tây cần tiếp tục chỉ đạo các phòng, ban chức năng, các xã, phường đổi mới phương pháp làm việc, chủ động phối hợp giải quyết công việc tạo cơ chế, chính sách thông thoáng trong các thủ tục hành chính để thu hút đầu tư, có biện pháp tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp phát triển sản xuất. Tăng cường trách nhiệm trong công tác quản lý nhà nước về công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tại các xã, phường.
Với thủ tục hành chính đơn giản, thuận tiện, hiệu quả sẽ giúp cho tỷ lệ đầu tư tăng lên, qua đó giúp các doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh tốt hơn, đóng phần tăng trưởng kinh tế và tạo việc làm.
3.2.2. Hoàn thiện các chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ và nhỏ
Muốn các doanh nghiệp, đặc biệt là các DNVVN của thị xã Sơn Tây phát triển thì phải thực hiện đồng thời các giải pháp về chính sách sau:
65
* Chính sách tín dụng
Tình hình phổ biến của các DNVVN tại Sơn Tây hiện nay là vấn đề về tài chính, nhất là khó khăn về vốn. Đa phần vốn của các DNVVN tại thị xã được là vốn tự có, vay mượn của người thân mà nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư chủ yếu lại được cất trữ, nên các DNVVN gặp rất nhiều khó khăn trong việc huy động vốn. Đặc biệt, nguồn vốn tín dụng Nhà nước đối với các DNVVN tiếp cận được còn rất xa vời.
Trên thực tế những quy định hiện hành và quy tắc điều chỉnh về việc tiếp cận với tín dụng của ngân hàng dài hạn và trung hạn đã có sự phân biệt đối xử với các DNVVN, thường chỉ ưu tiên các doanh nghiệp nhà nước. Bởi vậy, cần phải tạo ra một “sân chơi bình đẳng” về tín dụng trung và dài hạn để tất cả người đi vay đều tuân thủ những thể lệ giống nhau. Đặc biệt cần đơn