Số lượng và cơ cấu các loại hình doanh nghiê ̣p vừa và nhỏ

Một phần của tài liệu Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở thị xã Sơn Tây (Trang 41)

* Về số lượng doanh nghiệp

Từ năm 2001 đến cuối năm 2010 có tổng số 339 doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Số doanh nghiệp được thành lập qua từng năm cụ thể như sau:

Bảng 2.1. Số lƣơ ̣ng doanh nghiê ̣p đƣơ ̣c thành lập từ 2001-2010

Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Số

lượng DN

6 8 7 12 23 44 51 47 67 74

36 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 năm 2001 năm 2002 năm 2003 năm 2004 năm 2005 năm 2006 năm 2007 năm 2008 năm 2009 năm 2010

Biểu 2.1: Tổng số doanh nghiệp thành lập theo năm giai đoạn 2001-2010

Nguồn: Theo số liệu của Phòng Kinh tế Thị xã Sơn Tây (tháng 2 năm 2011).

Trong quá trình hoạt động bên cạnh những doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả, từ 2001 - 2010 có 12 doanh nghiệp phải giải thể và thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh chiếm 3,5% tổng số doanh nghiệp đã thành lập.

* Về cơ cấu doanh nghiệp

Tính đến năm 2010 toàn Thị xã có 327 doanh nghiệp và khoảng 900 hộ kinh doanh cá thể. Trong đó: Công ty cổ phần: 121 công ty; Công ty TNHH: 132 công ty; Công ty TNHH - 1TV: 14 công ty; Doanh nghiệp tư nhân: 60 doanh nghiệp (bảng 2.1, biểu 2.2).

Bảng 2.2: Số lƣợng các doanh nghiệp phân theo loại hình

(Đơn vị tính: doanh nghiệp) Loại hình DN Công ty cổ phần Công ty TNHH Công ty TNHH-1TV DN tư nhân Số lượng 121 132 14 60

37

Biểu 2.2: Cơ cấu doanh nghiệp theo loại hình năm 2010 (%)

Nguồn:Theo số liệu của Phòng Kinh tế Thị xã Sơn Tây * Về phân bố ngành nghề hoạt động

Theo luật Doanh nghiệp tư nhân, Luật Công ty (1990), Luật Doanh nghiệp (1999) quy định DN được phát triển đa ngành nghề tùy theo khả năng của DN (trừ những ngành nghề bị pháp luật cấm). Các DNVVN ở Sơn Tây được mở ra với các ngành nghề tương đối đa dạng hướng vào những ngành nghề mà Thị xã có thế mạnh như: hàng dệt may, thêu ren, cơ kim khí - điện, công nghiệp chế biến thực phẩm và đồ uống, ngành sản xuất vật liệu xây dựng, gốm, ngành công nghiệp sản xuất đồ mộc dân dụng và chế biến lâm sản… đã góp phần đáp ứng nhu cầu SXKD, nhu cầu tiêu dùng cho nhân dân, góp phần phát triển kinh tế xã hội của Thị xã. Cụ thể phân chia theo các lĩnh vực chính sau: công nghiệp - xây dựng: 105 doanh nghiệp; thương mại - dịch vụ: 140 doanh nghiệp; tiểu thủ công nghiệp: 82 doanh nghiệp (Biểu 2.3).

37% 40% 4% 19% Công ty cổ phần Công ty TNHH Công ty TNHH-1TV DN tư nhân

38

32%

43%

25% Công nghiệp - xây dựng

Thương mại - dịch vụ Tiểu thủ công nghiệp

Biểu 2.3: Cơ cấu DNVVN phân theo ngành (%)

Nguồn: Theo số liệu của Phòng Kinh tế Thị xã Sơn Tây.

Nhìn chung các DNVVN chủ yếu đầu tư vào các ngành nghề truyền thống hoặc các ngành ít vốn, sinh lời khá cao và đặc biệt là khả năng thu hồi vốn nhanh.

Về địa bàn hoạt động, các DNVVN ở Sơn Tây phân bố không đều, chủ yếu tập trung ở trung tâm Thị xã hoặc những điểm có nhiều làng nghề, các điểm du lịch… Chính sự phân bố không đều này đã chỉ ra rằng trong những năm qua các DNVVN được hình thành một cách tự phát, thường tập trung trong nội thị, đan xen vào các khu dân cư, từ đó gây ra những bất hợp lý về quy hoạch ngành nghề, về vận tải, về tiêu thụ, và gây ra ô nhiễm môi trường. Việc bố trí lại các doanh nghiệp trên địa bàn Thị xã không chỉ là tránh gây ô nhiễm môi trường mà quan trọng hơn là tạo sự phát triển đồng đều giữa các vùng trong Thị xã, thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Thị xã .

Một phần của tài liệu Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở thị xã Sơn Tây (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)