Nâng cao trình độ quản lý của chủ doanh nghiệp và đào tạo

Một phần của tài liệu Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở thị xã Sơn Tây (Trang 79)

nghề cho người lao động

Thị trường lao động mở ra nhiều hình thức và theo hướng công nghiệp hóa đang đòi hỏi nguồn nhân lực phải được đào tạo để có trình độ tay nghề chuyên môn cao, đáp ứng các yêu cầu của sản xuất. Tuy nhiên, nguồn nhân lực trên cả nước cũng như của thị xã Sơn Tây chất lượng còn thấp, cơ cấu trình độ ngành nghề chưa hợp lý, năng lực đào tạo, giảng dạy hạn chế. Đội ngũ chủ doanh nghiệp đặc biệt là DNVVN còn thiếu kiến thức về quản trị doanh nghiệp, về trình độ chuyên môn. Theo một nghiên cứu của Tổng cục Thống kê: Tỷ lệ chủ DN không có bằng cấp chuyên môn về lĩnh vực kinh doanh ở khu vực DNVVN là cao nhất, chiếm tới 43,38% (con số này ở doanh nghiệp nhà nước là 2,79%, ở doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là 11,55%); chủ DN có trình độ cao đẳng trở lên chỉ chiếm 35%, nhiều chủ DN trình độ còn chưa hết phổ thông trung học. Do đó, việc đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực của thị xã cần phải có tính chiến lược lâu dài, lại vừa có thể giải quyết được những vấn đề cấp bách. Trong thời gian tới, việc đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực và đội ngũ chủ DN cần tập trung vào một số nhiệm vụ chủ yếu sau:

* Về đào tạo đội ngũ chủ DN.

Cần đa dạng hóa các loại hình đào tạo, bồi dưỡng bằng nhiều phương pháp khác nhau để phù hợp với yêu cầu đa dạng của chủ DN và xây dựng hệ thống đào tạo như các cơ sở chính quy của nhà nước, các trường lớp của các ngành, các tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế, các cơ sở của DN và tư nhân mở;

74

phương thức đào tạo khác nhau nhưng phải có sự thống nhất trong quản lý, có kỷ cương trong đào tạo trên cơ sở ban hành những chính sách và quy định cụ thể. Chiến lược đào tạo phải đáp ứng yêu cầu về trình độ, kỹ năng quản lý sản xuất kinh doanh hiện đại gắn với thực tế của thị xã, hướng về những vướng mắc trong thực tế quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế thị trường hiện nay.

Tạo điều kiện thường xuyên cho cán bộ quản lý, kỹ thuật giao lưu trong và ngoài nước để kịp thời nắm bắt được các thông tin, cập nhật về thị trường và các đối tác cạnh tranh.

Bên cạnh đó thị xã cần chú trọng đào tạo nâng cao nghiệp vụ quản lý và tư vấn, hỗ trợ, khuyến khích cá nhân sản xuất kinh doanh thành lập doanh nghiêp.

Hỗ trợ về kinh phí để tổ chức lớp học cho những người quản lý DN, người dại diện theo pháp luật của DN về pháp luật nói chung và pháp luật về DN nói riêng những kiến thức cơ bản về quản lý, về thị trường và phân tích tình hình tài chính. Cần thống nhất chương trình, nội dung và đối tượng được hỗ trợ đào tạo giữa các đơn vị được giao quản lý các nguồn kinh phí hỗ trợ đào tạo (Quỹ khuyến công, khuyến thương, khuyến nông và nguồn kinh phí hỗ trợ đào tạo cho DNVVN).

Hỗ trợ về kinh phí để phổ biến, tuyên truyền, hướng dẫn Luật DN, pháp luật có liên quan và kiến thức cơ bản về thành lập và quản lý DN đến các cá nhân sản xuất kinh doanh và các đối tượng có nhu cầu thành lập DN.

* Về đào tạo đội ngũ người lao động.

Để phát triển kỹ năng và nâng cao chất lượng lao động, tỉnh cần thực hiện một số giải pháp sau:

Phải có các chính sách sử dụng hợp lý và đãi ngộ thỏa đáng, khai thác một cách có hiệu quả nhất các nguồn nhân lực để phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn như chính sách thu hút nhân tài, các chính

75

sách ưu đãi, trọng dụng đối với các nghệ nhân trong các làng nghề truyền thống để phục vụ và phát triển nghề, khuyến khích họ sáng tạo, truyền nghề cho con cháu, chính sách khuyến khích vật chất và tinh thần cho những người lao động có tay nghề cao, cán bộ quản lý giỏi có đóng góp nhiều cho DN, tạo nên phong trào thi đua rộng khắp trong các DN.

Đẩy mạnh công tác khuyến công và phát triển làng nghề:

- Quan tâm phát triển ngành nghề, làng nghề mới; đặc biệt là chế biến nông sản, các sản phẩm phục vụ đời sống dân sinh và phục vụ khách du lịch.

- Phát huy hiệu quả các Trung tâm học tập cộng đồng; thực hiện đa dạng hóa ngành nghề đào tạo thông qua việc liên kết với các trường dạy nghề, liên kết với các nghệ nhân, chủ DN chế biến và xuất khẩu sản phẩm tiểu thủ công nghiệp để nhân cấy, dạy nghề cho lao động chưa có việc làm tại địa phương.

- Khuyến khích Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh, Hội sinh vật cảnh và các đoàn thể xây dựng các chương trình đào tạo nghề cho thanh niên, nhân rộng các điển hình doanh nhân và mô hình kinh doanh giỏi nhằm giải quyết việc làm và thu nhập tại chỗ cho người lao động.

- Đẩy mạnh công tác khuyến công, đào tạo nghề; xây dựng thêm các làng nghề phát triển công nghiệp chế biến sản phẩm nông sản phục vụ dân sinh, du lịch và xuất khẩu. Hàng năm trích một phần kinh phí từ ngân sách thị xã cùng Quỹ khuyến công thành phố và khuyến công quốc gia phục vụ cho việc đào tạo nhân cấy nghề, đặc biệt quan tâm đầu tư cho việc xây dựng, hình thành các làng nghề tại xã, phường.

- Khuyến khích các DN, doanh nhân, các hợp tác xã dịch vụ thực hiện liên kết, liên doanh với các đối tác nhằm tìm kiếm mở rộng thị trường, thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ hàng hóa sản xuất ra.

Nâng cấp cơ sở vật chất cho các cơ sở dạy nghề, bồi dưỡng và đào tạo giáo viên dạy nghề; nghiên cứu hoàn thiện nội dung, chương trình giảng dạy;

76

hình thành hệ thống đào tạo kỹ thuật thực hành, liên thông giữa các trình độ đào tạo và các bậc đào tạo trong hệ thống giáo dục quốc gia. Dạy nghề trình độ sơ cấp nhằm tạo cho người lao động năng lực thực hành một số nhiệm vụ của một nghề; dạy nghề trình độ trung cấp nhằm tạo cho người lao động năng lực thực hành tất cả các nhiệm vụ của một nghề, có khả năng làm việc độc lập; dạy nghề trình độ cao đẳng nhằm rạo cho người lao động năng lực thực hành tất cả các nhiệm vụ và công việc của một nghề, có tính sáng tạo, có khả năng làm việc độc lập và ứng dụng kỹ thuật, công nghệ vào công việc. Hệ thống dạy nghề theo ba cấp trình độ sẽ đào tạo được một đội ngũ công nhân có sự thay đổi về chất, đặc biệt là đội ngũ công nhân có trình độ cao, được trang bị kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghề thành thạo, có tư duy sáng tạo.

Một phần của tài liệu Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở thị xã Sơn Tây (Trang 79)