Hoàn thiện môi trường pháp lý cho việc phát triển kinh doanh

Một phần của tài liệu Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở thị xã Sơn Tây (Trang 68)

nhỏ ở thị xã Sơn Tây

Từ thực tiễn những hạn chế và nổi cộm đang đặt ra đối với hoạt động của các DNVVN ở Sơn Tây đã trình bày cuối chương 2, trên cơ sở những định hướng vừa nêu trên, tác giả luận văn khuyến nghị một số giải pháp chủ yếu để phát triển DNVVN như sau:

3.2.1. Hoàn thiện môi trường pháp lý cho việc phát triển kinh doanh vừa và nhỏ vừa và nhỏ

Đây là giải pháp kinh tế vĩ mô được quyết định của cấp Nhà nước, Chính phủ và Thành phố. Tuy nhiên đó cũng là vấn đề quyết định đối với một địa bàn địa phương như thị xã Sơn Tây.

Thể chế kinh tế và môi trường pháp lý là nhân tố quan trọng hàng đầu ảnh hưởng đến phát triển DNVVN. Môi trường thể chế là tổng hợp các quy định pháp quy và các quy ước của cộng đồng mà phụ thuộc vào chúng, các doanh nghiệp sẽ hình thành, tồn tại, phát triển hay tiêu vong.

Ở Việt Nam, môi trường pháp lý cho việc phát triển DNVVN đã được hình thành thông qua việc Nhà nước ban hành các luật như Luật doanh nghiệp nhà nước, Luật công ty, Luật doanh nghiệp tư nhân, Luật hợp tác xã, Luật khuyến khích đầu tư trong nước và nhiều chính sách có liên quan đến phát triển DNVVN. Tuy nhiên môi trường đó chưa thật hoàn chỉnh vì hầu hết các luật đó đều áp dụng chung cho các doanh nghiệp, trong đó có DNVVN. Các chính sách cho DNVVN còn tản mạn, chưa có hệ thống chính sách riêng cho phát

63

triển DNVVN, các chính sách chưa đầy đủ và đồng bộ, chưa thực sự tạo được sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế. Vì vậy đã đến lúc Nhà nước sớm ban hành các hệ thống chính sách, các quy định chính thức về DNVVN, xác định ngành nghề, lĩnh vực, đối tượng các doanh nghiệp được ưu đãi, hỗ trợ.

* Về hoàn thiện khung hình pháp lý.

Để đẩy mạnh hơn nữa việc hoàn thiện khung khổ pháp lý cần thực hiện một số giải pháp sau:

- Đổi mới quản lý nhà nước đối với các DNVVN. Thực hiện phương châm Nhà nước không can thiệp sâu vào nội bộ và hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đảm bảo quyền tự do, tự chủ, tự chịu trách nhiệm trước pháp luật của các DNVVN. Xây dựng một môi trường bình đẳng giữa các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế. Tôn vinh những doanh nghiệp, doanh nhân tiêu biểu, làm ăn có hiệu quả theo quy chế khen thưởng doanh nghiệp của thị xã.

- Trong quá trình xây dựng văn bản pháp luật cần có sự tham gia rộng rãi của các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan, các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu và đặc biệt là có sự tham gia của các hiệp hội doanh nghiệp, các doanh nghiệp, doanh nhân bởi họ là đối tượng chịu sự điều chỉnh của các văn bản đó. Quá trình thực hiện cũng cần thường xuyên tiếp nhận thông tin, đối thoại với các đối tượng thuộc khu vực tư nhân (bởi phần lớn DNVVN là doanh nghiệp tư nhân). Điều này sẽ giúp việc soạn thảo và thực thi tốt hơn các chính sách đối với DNVVN, nhờ đó tiến tới hoàn thiện khung khổ pháp lý cho sự phát triển các DNVVN của tỉnh và rộng hơn nữa là trên cả nước.

- Thường xuyên công khai các chính sách, quy định mới và tiến hành đánh giá các tác động của các chính sách đó tới các doanh nghiệp, xây dựng hệ thống thu nhập thông tin một cách chính thức các ý kiến thắc mắc của DNVVN. Một mặt, nhằm phát triển những quy định trái với lợi ích của doanh nghiệp và trái với quy phạm pháp luật khác, Mặt khác, giúp các doanh nghiệp

64

nắm rõ các cơ chế chính sách có ảnh hưởng đến hoạt động SXKD của mình theo hướng tích cực, hiệu quả. Việc thu thập cần tiến hành có tính định kỳ và trở thành việc làm thường xuyên. Các cơ quan này phải có trách nhiệm thông báo lịch trình giải quyết các khiếu nại của DNVVN và xử lý nghiêm những trường hợp cán bộ, công chức làm sai. Có như vậy mới tạo được lòng tin trong giới doanh nhân vào lập trường, quyết tâm của chính quyền là cùng nhau xây dựng và phát triển. Đây là một trong những yếu tố quyết định tốc độ phát triển của doanh nghiệp nói chung và của DNVVN nói riêng.

* Đẩy mạnh cải cách hành chính.

Theo đánh giá của WEF (World Economic Forum), chi phí ngoài luật mà doanh nghiệp Việt Nam phải chịu rất cao. Đây là hậu quả của hệ thống hành chính rườm rà, thiếu minh bạch. Để cải thiện tình hình này, Chính phủ cần đẩy nhanh tốc độ cải cách hành chính trên cơ sở tạo thuận lợi nhưng không buông lỏng các hoạt động SXKD của các loại hình doanh nghiệp.

Đặc biệt đối với thị xã Sơn Tây cần tiếp tục chỉ đạo các phòng, ban chức năng, các xã, phường đổi mới phương pháp làm việc, chủ động phối hợp giải quyết công việc tạo cơ chế, chính sách thông thoáng trong các thủ tục hành chính để thu hút đầu tư, có biện pháp tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp phát triển sản xuất. Tăng cường trách nhiệm trong công tác quản lý nhà nước về công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tại các xã, phường.

Với thủ tục hành chính đơn giản, thuận tiện, hiệu quả sẽ giúp cho tỷ lệ đầu tư tăng lên, qua đó giúp các doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh tốt hơn, đóng phần tăng trưởng kinh tế và tạo việc làm.

Một phần của tài liệu Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở thị xã Sơn Tây (Trang 68)