Về nguồn lực tự nhiên

Một phần của tài liệu Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở thị xã Sơn Tây (Trang 36)

Thị xã Sơn Tây là trung tâm hành chính, chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội của tỉnh Sơn Tây trước đây và là một địa bàn vệ tinh nhiều tiềm năng của thủ đô Hà Nội hiện nay. Trải qua những lần nhập và tách địa giới hành chính cấp tỉnh, thị xã tiếp tục khẳng định được vai trò là trung tâm kinh tế - văn hóa khu vực phía tây bắc của tỉnh Hà Tây trước đây và nay là thủ đô Hà Nội. Những năm gần đây, thị xã Sơn Tây đang chuyển mình với những bước đi vững chắc, tiếp tục thu hút các dự án phát triển kinh tế- xã hội trong đó có các doanh nghiệp vừa và nhỏ, xây dựng cơ sở hạ tầng theo hướng văn minh, hiện đại, mang tầm vóc của một đô thị du lịch, dịch vụ và công nghiệp phát triển bền vững.

Thị xã Sơn Tây thuộc vùng trung du, trong đó có 3/4 diện tích là đồi gò, nối liền với vùng núi huyện Ba Vì, trải dài thoai thoải từ Tây Bắc đến Đông Nam khu vực phụ cận núi Tản Viên đến ven sông Tích là đất đồi gò. Khu vực từ nội thị đến đê sông Hồng là vùng đồng bằng tương đối màu mỡ do thường xuyên được phù sa sông Hồng bồi đắp.

- Thị xã Sơn Tây có nhiều thuận lợi cả về đường thủy và đường bộ, cách trung tâm thủ đô Hà Nội hơn 40km có Quốc lộ 11A nay là Quốc lộ 32 chạy qua đến cầu Trung Hà, nối Hà Nội với các tỉnh Tây Bắc. Quốc lộ 21A từ Sơn Tây đi qua một số huyện như Thạch Thất, Quốc Oai, Chương Mỹ, qua Lạc Thủy (Hòa Bình) rồi đi vào Ninh Bình, Thanh Hóa. Các tỉnh lộ 413, 414, 416, 417, 418 nối Thị Xã với các huyện Ba Vì, Phúc Thọ, Thạch Thất. Bên

31

cạnh việc bồi đắp phù sa và cung cấp nước tưới tiêu cho cả vùng phía tây Hà Nội, sông Hồng được coi là huyết mạch giao thông đường thủy, ngược lên nối liền với các tỉnh phía Bắc, xuôi về kết nối với thủ đô Hà Nội và các tỉnh phía Nam. Cảng Sơn Tây cũng đang được lập quy hoạch, triển khai các dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng. Hiện tại, đường cao tốc Láng - Hòa Lạc đã được mở rộng, nâng cấp liên kết Hà Nội với khu công nghệ cao Hòa Lạc, Trường Đại học Quốc Gia, Làng văn hóa du lịch các dân tộc Việt Nam và thị xã Sơn Tây. Đặc biệt việc đầu tư, nâng cấp Quốc lộ 21A, đường tránh Quốc lộ 32, đường từ Thành Cổ - Đền và đến khu di tích lịch sử - văn hóa Đường Lâm, cầu Vĩnh Thịnh, đường Hoàng Quốc Việt kéo dài, dự án tiếp nước, cải tạo, khôi phục sông Tích… sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của Thị Xã trong đó có các DNVVN.

- Sơn Tây là địa phương có nhiều danh lam thắng cảnh, có nhiều di tích lịch sử, có tiềm năng lớn về du lịch, là một trong những trọng điểm du lịch quốc gia. Tài nguyên du lịch của thị xã Sơn Tây khá phong phú và đa dạng, có thể đáp ứng nhu cầu cho du khách du lịch trên nhiều mặt: lịch sử, văn hóa, thiên nhiên kỳ thú với 172 di tích, trong đó có 63 di tích đã được xếp hạng. Tiêu biểu là: Thành Cổ Sơn Tây, đền Và (Trung Hưng), đình Mông Phụ, đền thờ Phùng Hưng, Lăng Ngô Quyền, chùa Mía, Văn Miếu (Đường Lâm); đàn Xuyên Sơn, đền Tiên Nông (Viên Sơn), đền Măng (Sơn Đông)… đặc biệt là Làng cổ Đường Lâm được coi là một trong những ngôi làng cổ nhất, kết tinh hàng nghìn năm lịch sử của nền văn minh sông Hồng, là ngôi làng cổ đầu tiên của đất nước được công nhận Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia; là làng duy nhất của Việt Nam sinh ra hai vị vua, anh hùng dân tộc Phùng Hưng, Ngô Quyền cùng nhiều bậc quốc sĩ làn rạng danh cho quê hương đất nước.

Đặc biệt các địa danh nổi tiếng kể trên lại ở ngay Thị Xã hoặc liền kề với các cụm công nghiệp trong đó có các DNVVN. Sự gắn bó giữa thiên nhiên có vị trí cảnh quan đẹp, các địa danh và di tích lịch sử với các cụm công

32

nghiệp đang hình thành và phát triển, là động lực thúc đẩy ngành công nghiệp không khói của thị xã Sơn Tây phát triển vượt bậc trong giai đoạn sắp tới.

Một phần của tài liệu Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở thị xã Sơn Tây (Trang 36)