Bài học kinh nghiệm rút ra cho tỉnh Bắc Giang

Một phần của tài liệu Phát triển công nghiệp ở tỉnh Bắc Giang (Trang 48)

1. Phát triển công nghiệp là con đường tất yếu để phát triển kinh tế của một địa phương; chính quyền địa phương phải thật sự quan tâm và thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước về công nghiệp để đảm bảo quá trình phát triển đúng hướng và đạt hiệu quả cao.

2. Phát triển công nghiệp dựa trên các lợi thế so sánh của địa phương, tập trung hướng mạnh vào xuất khẩu, lựa chọn và phát triển hợp lý các ngành công nghiệp chủ lực; phát triển công nghiệp gắn liền với CNH,HĐH nông nghiệp, nông thôn. Kinh nghiệm này sẽ giúp cho việc

phát triển công nghiệp của tỉnh đảm bảo khai thác thế mạnh, tập trung trọng tâm và đúng định hướng.

3. Chính quyền địa phương phải thực hiện đồng bộ chức năng QLNN từ khâu hoạch định, tổ chức thực hiện đến xây dựng cơ chế chính sách, kiểm tra và điều chỉnh. Trong đó, cần khơi dậy và phát huy sự tham của các ngành, các cấp và các thành phần kinh tế. Để phát huy bài học kinh nghiệm này, tỉnh cần xây dựng bộ máy tổ chức đủ mạnh để thực hiện nhiệm vụ.

Tiểu kết chương 1

Công nghiệp gồm nhiều chuyên ngành (ngành kinh tế - kỹ thuật). Đối với mỗi địa phương, phát triển công nghiệp không chỉ gia tăng giá trị của địa phương đó mà còn là tìm cách phát huy các mặt mạnh, tìm kiếm và tạo ra những thế mạnh mới, tạo ra các giá trị gia tăng trên phương diện kinh tế, xã hội, và môi trường,... Xuất phát từ tầm quan trọng đó, chương này đã hệ thống hoá lý luận về phát triển công nghiệp gắn với phát triển địa phương (cấp tỉnh) trong quá trình công nghiệp hoá, hội nhập quốc tế; đồng thời xác định nội dung, nguyên tắc đánh giá sự phát triển của công nghiệp trên địa bàn một tỉnh nông nghiệp. Luận văn cũng nghiên cứu kinh nghiệm một số tỉnh, thành phố trong phát triển công nghiệp và rút ra bài học cho tỉnh Bắc Giang.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP Ở TỈNH BẮC GIANG

Một phần của tài liệu Phát triển công nghiệp ở tỉnh Bắc Giang (Trang 48)