Định hướng phát triển công nghiệp tỉnh Bắc Giang

Một phần của tài liệu Phát triển công nghiệp ở tỉnh Bắc Giang (Trang 91)

- Phát triển công nghiệp theo phương châm nội lực là chính, coi trọng và nâng cao hiệu quả của hợp tác quốc tế, hợp tác liên tỉnh, liên vùng và liên ngành.

- Thực hiện đa dạng hoá sản xuất công nghiệp, vừa tập trung phát triển các ngành có thế mạnh ở địa phương như: công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm, công nghiệp hóa chất, công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng.... vừa phát triển các ngành công nghiệp có hàm lượng công nghệ cao hơn như ngành chế tạo máy và gia công kim loại, ngành thiết bị kỹ thuật điện, ngành sản xuất vật liệu mới thay thế nhập khẩu...

- Phát triển các khu, cụm công nghiệp tập trung gần nguồn nguyên liệu, vừa giảm chi phí sản xuất, vừa đẩy nhanh công nghiệp hoá-hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn.

- Đa dạng hoá về quy mô và loại hình sản xuất công nghiệp: công nghiệp chủ đạo, tiểu thủ công nghiệp và làng nghề truyền thống. Khuyến khích phát triển công nghiệp quy mô vừa và nhỏ.

- Phát triển công nghiệp phải gắn liền với yêu cầu bảo vệ môi trường và phát triển bền vững, đảm bảo ổn định xã hội và an ninh quốc phòng.

- Hướng ưu tiên phát triển:

Giai đoạn đến năm 2020 tiếp tục đẩy nhanh phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp địa phương. Tập trung phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề nông thôn. Đẩy mạnh thu hút các dự án đầu tư trong và

ngoài nước. Tập trung phát triển các ngành công nghiệp theo thứ tự ưu tiên sau: Chế biến nông sản thực phẩm, đồ uống; cơ khí; hoá chất; sản xuất vật liệu xây dựng; dệt may, da giày; khai thác chế biến khoáng sản; công nghiệp sản xuất điện năng.

Đối với khu công nghiệp đã được phê duyệt: Trong giai đoạn tiếp theo cần đặc biệt quan tâm xây dựng quy hoạch bảo vệ môi trường và thực hiện nghiêm chỉnh trong quá trình đầu tư, vận hành KCN.

+ Hình thành một hệ thống tổ chức quản lý môi trường khu công nghiệp thống nhất, đồng bộ trong quá trình hoạt động của KCN. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường. Bố trí cán bộ chuyên trách công nghệ môi trường trong KCN và trong từng cơ sở sản xuất .

+ Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học và công nghệ bảo vệ môi trường. Hỗ trợ đào tạo cán bộ, chuyên gia về lĩnh vực bảo vệ môi trường ở các KCN. Chú trọng đầu tư mua sắm ngay một số trang thiết bị, lập các trạm quan trắc môi trường để thường xuyên giám sát mức độ ô nhiễm môi trường tại khu công nghiệp kịp thời.

+ Xây dựng chính sách ưu đãi đầu tư, hỗ trợ và khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia bảo vệ môi trường công nghiệp nói chung, KCN nói riêng. Ưu tiên lựa chọn nhà đầu tư có công nghệ sản xuất hiện đại thân thiện môi trường, sản phẩm công nghệ cao không gây ô nhiễm môi trường.

+ Tăng cường và mở rộng hợp tác quốc tế về lĩnh vực bảo vệ môi trường các KCN. Đẩy mạnh hợp tác, nghiên cứu trong lĩnh vực khoa học, công nghệ về môi trường. Thông qua hợp tác quốc tế giúp chúng ta xử lý ô nhiễm môi trường cấp bách, sẵn sàng tiếp nhận công nghệ sản xuất sạch và sử dụng kết quả nghiên cứu khoa học cho công nghệ xử lý ô nhiễm môi trường công nghiệp.

+ Các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh đều phải đầu tư hoàn chỉnh hệ thống xử lý chất thải đảm bảo tiêu chuẩn cho phép. Không cho phép mở rộng

KCN khi chưa có hệ thống xử lý chất thải .

Đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ: Cần thường xuyên tiến hành các hoạt động tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho công đồng về bảo vệ môi trường và phát triển công nghệ. Tăng cường các hoạt động tập huấn về lợi ích kinh tế, đạt được do áp dụng cơ chế sản xuất sạch hơn, áp dụng công nghệ sản xuất thân thiện môi trường, áp dụng bộ tiêu chuẩn ISO.

+ Hỗ trợ doanh nghiệp về tài chính thông qua các hệ thống quĩ phát triển. Có cơ chế hỗ trợ cho doanh nghiệp, cộng đồng dân cư trong việc thu gom, xử lý chất thải tập trung tại cơ sở sản xuất công nghiệp.

+ Hỗ trợ về thông tin, tạo cơ chế để các nhóm lợi ích khác nhau trao đổi, chia sẻ thông tin về cơ hội phòng ngừa ô nhiễm môi trường, công nghệ sản xuất tiên tiến, dây truyền sản xuất mới ít gây ô nhiễm môi trường.

+ Hỗ trợ cho doanh nghiệp vừa và nhỏ trong đào tạo nhân lực, chuyển giao công nghệ, khuyến khích áp dụng công nghệ mới, công nghệ sản xuất sạch. Xây dựng cơ chế hỗ trợ hiệu quả cho doanh nghiệp không những về thông tin mà còn tư vấn kỹ thuật, công nghệ, tài chính.

+ Hỗ trợ xây dựng các môi trường liên kết trên cơ sở nhà nước điều phối các hoạt động nghiên cứu phát triển và hỗ trợ chuyển giao từ khâu nghiên cứu đến sản xuất. Tạo sự liên kết giữa doanh nghiệp lớn với doanh nghiệp vừa và nhỏ, giữa các doanh nghiệp vừa và nhỏ với nhau trong hoạt động đổi mới công nghệ, đặc biệt công nghệ sản xuất sạch, thân thiện với môi trường.

+ Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát tình trạng môi trường tại các doanh nghiệp có nguy cơ ô nhiễm cao như chế biến nông lâm sản, hoá chất, bột giấy, chế biến lương thực thực phẩm để kịp thời cảnh báo ngăn chặn. Kiên quyết đình chỉ sản xuất đối với cơ sở cố tình xả thải gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

thôn của tỉnh, mục tiêu mở rộng và phát triển làng nghề nhằm công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn, nhưng bên cạnh đó cần giải quyết tốt vấn đề môi trường. Tuy nhiên xử lý ô nhiễm môi trường tại các làng nghề cần có sự đầu tư lớn mà các hộ dân không đủ khả năng tự giải quyết được. Do đó cần có cơ chế chính sách cụ thể phối hợp lồng ghép các chương trình phát triển kinh tế ở địa phương để cùng giải quyết. Trong đó cần định hướng phát triển ngành nghề, làng nghề theo hướng sau:

+ Các địa phương dành quỹ đất xây dựng cụm điểm công nghiệp tại xã phường, thị trấn, làng nghề. Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng tại các làng nghề để giảm thiểu xả các chất thải ra môi trường. Khuyến khích hỗ trợ các tổ chức, cá nhân tham gia xử lý chất thải tại các làng nghề, cụm điểm, công nghiệp.

+ Khuyến khích hỗ trợ phát triển các loại hình doanh nghiệp tại các làng nghề để nâng cao khả năng đầu tư và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Áp dụng qui trình sản xuất truyền thống kết hợp công nghệ mới trên một số công đoạn để nhằm tiết kiệm nguyên, nhiên liệu, giảm lượng phát thải.

+ Đối với các làng nghề đang gây ô nhiễm nghiêm trọng, cần có kế hoạch đầu tư cụm, điểm sản xuất xa dân cư. Đồng thời áp dụng công nghệ xử lý phù hợp để giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường, cơ quan tư vấn khoa học công nghệ quan tâm hỗ trợ chuyển giao công nghệ xử lý ô nhiễm phù hợp đặc thù sản xuất cho các làng nghề này.

+ Tăng cường hoạt động tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho người dân tại các làng nghề về lợi ích giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường bằng các nguồn quỹ khuyến công, quỹ xoá đói giảm nghèo, quỹ khuyến khích phát triển sản xuất…. Bố trí ngân sách địa phương và bằng các nguồn vốn huy động khác hỗ trợ cho các dự án phát triển sản xuất thân thiện với môi trường dự án xử lý ô nhiễm môi trường tại các làng nghề.

thải tại các làng nghề có nguy cơ ô nhiễm môi trường cao để có biện pháp xử lý kịp thời. Nếu có điều kiện có thể lập các điểm quan trắc môi trường tại các làng nghề có tình trạng ô nhiễm môi trường điển hình.

Bắc Giang với chương trình phát triển công nghiệp - TTCN và ngành nghề nông thôn đến năm 2020 xác định phát triển công nghiệp - TTCN với tốc độ cao, phấn đấu trở thành tỉnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Tỉnh cũng đã xác định mức độ và nguyên nhân ô nhiễm môi trường từ sản xuất công nghiệp - TTCN gây tác động xấu đến phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn. Chính vì vậy mục tiêu phát triển công nghiệp gắn với các giải pháp bảo vệ môi trường một cách đồng bộ, thiết thực là tất yếu trong quá trình công nghiệp hoá- hiện đại hoá. Có như vậy Bắc Giang mới có nền công nghiệp phát triển, môi trường sinh thái được bảo vệ, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển bền vững của cả nước.

Một phần của tài liệu Phát triển công nghiệp ở tỉnh Bắc Giang (Trang 91)