Kiến nghị tới Chính phủ

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI: Lợi nhuận và một số giải pháp chủ yếu tăng lợi nhuận tại CTCP Tập Đoàn Thái Hòa Việt Nam (Trang 78)

Hiện nay, để phù hợp với việc hội nhập kinh tế quốc tế, Chính phủ đó cú những nỗ lực nhằm cải tiến những chính sách và quy định liên quan đến hoạt động kinh tế, môi trường kinh doanh ở Việt Nam nhưng vẫn còn nhiều trở

ngại đối với tiềm năng phát triển của Công ty. Những trở ngại chủ yếu liên quan đến sự bất cập của hệ thống hành pháp, những quy định qua nghiêm ngặt và chặt chẽ đối với một số vấn đề.

Chính phủ đưa ra những chính sách quy định về quyền hạn và các biện pháp kiểm soát nhà đầu tư không rõ ràng khiến cho việc sản xuất, chế biến, xuất khẩu và thu mua cà phê xuất khẩu gặp khá nhiều khó khăn. Tại thời điểm đầu năm 2010, ngành cà phê trong nước phải đối mặt với những biến động quá lớn, diễn biến phức tạp, khó lường, hoạt động xuất khẩu cà phê luôn bị các nhà đầu cơ quốc tế thao túng. Mà theo đánh giá của các chuyên gia là do họ biết các doanh nghiệp Việt Nam còn nhiều lô hàng “bỏn trừ lựi” chưa chốt giá (do chờ giá sẽ lờn), nờn họ đã cố tình ộp giỏ xuống. Cà phê Việt Nam bị các nhà đầu cơ quốc tế thao túng cũng còn do một nguyên nhân nữa đó là do chúng ta chưa thiết lập được hệ thống chế biến, tiêu thụ, xuất khẩu chuyên nghiệp. Mối liên kết giữa các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu với người trồng cà phê còn lỏng lẻo, dẫn đến tình trạng tranh mua, tranh bán ngay trên sân nhà, vô hình chung đã tự làm giảm giá cà phê Việt Nam trờn chớnh sõn nhà, chứ chưa nói đến xuất khẩu.

Chính phủ cần đề ra các biện pháp nhằm ổn định thị trường. Để có được thị trường ổn định không phải là điều có thế làm một sớm một chiều. Cần và nên đưa ra những chính sách hỗ trợ việc mở rộng thị trường của ngành cà phê. Mở thêm nhiều sàn giao dịch cà phê đạt tiêu chuẩn để có thể cạnh tranh một cách công bằng với cà phê các nước. Đầu năm 2011, chính phủ đã chính thức mở cửa 2 sàn giao dịch lớn ở Buụn Mờ thuột và Triệu Phong nhằm kết nối với thị trường thế giới với hi vọng giải được bài toán khó cho cà phê Việt Nam.

Khi Việt Nam chuẩn bị vào vụ cà phê mới thì nhiều doanh nghiệp nước ngoài thường tạm dừng mua vào nhằm làm giá cà phê trên thị trường đi xuống, qua đó, gián tiếp kộo giỏ cà phê của Việt Nam xuống để sau đó mua vào với số lượng lớn. Vì vậy, bằng mọi cách Việt Nam phải chủ động mua

vào một lượng lớn cà phê vào đầu vụ thu hoạch để người nông dân và doanh nghiệp trồng cà phê không bán với giá thấp để tránh lỗ và khi giá cao thì hết hàng. Chính vì thế, Chính phủ cần nhanh chóng đưa ra chính sách thu mua và tạm trữ hợp lý, quy định cụ thể định mức thu mua cho doanh nghiệp và yêu cầu các ngân hàng hợp tác cho các doanh nghiệp vay vốn để thu mua tạm trữ đúng thời điểm và đủ định mức được cho phép.

3.3.2.Kiến nghị tới Ngân hàng

Vốn là một trong những điều kiện tiên quyết quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Đối với một doanh nghiệp, đặc biệt là với những doanh nghiệp sản xuất có quy mô lớn như CTCP Tập đoàn Thỏi Hũa, thỡ việc huy động vốn thông qua các khoản vay ngân hàng là điều khó có thể tránh khỏi. Do đó, vai trò của ngân hàng đối với các doanh nghiệp như CTCP Tập đoàn Thỏi Hũa là vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, trong thời gian qua, chính sách tiền tệ và một số những chính sách khác của Ngân hàng Nhà nước còn nhiều bất cập, hạn chế. Do đó, trong năm 2012, Công ty có một vài kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước như sau:

• Chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước cần được thực hiện một cách hợp lý nhất để qua đó vừa có thể thực hiện được những mục tiêu chung của chính phủ, nhưng cũng vừa tạo điều kiện cho việc huy động vốn của các doanh nghiệp được thuận lợi hơn.

• Ngân hàng Nhà nước cần có những biện pháp thiết thực để qua đó kìm chế tỷ lệ lạm phát ở mức thấp nhất, đảm bảo nền kinh tế phát triển được ổn định hơn.

• Ngân hàng Nhà nước cần xem xét tới việc xây dựng một chế độ tỷ giá thả nổi nhưng vẫn có điều tiết để tránh anhe hưởng quá lớn đến tỷ giá, qua đó khiến hoạt đống sản xuất kinh doanh của Công ty được ổn định hơn trước.

• Ngân hàng Nhà nước cần chỉ đạo các ngân hàng thương mại thực hiện tốt công tác cho các doanh nghiệp sản xuất cà phê vay vốn để đảm bảo hoạt động thu mua tạm trữ cà phê theo đúng chỉ thị của Chính phủ.

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI: Lợi nhuận và một số giải pháp chủ yếu tăng lợi nhuận tại CTCP Tập Đoàn Thái Hòa Việt Nam (Trang 78)