Bước vào hoạt động sản xuất kinh doanh, các nhà quản lý cần phải xác định các nhu cầu vốn cần thiết cho hoạt động của công ty. Vì vậy, mỗi doanh nghiệp muốn hình thành và phát triển thì điều đầu tiên phải có một nguồn vốn kinh doanh nhất định. Trước khi đánh giá kết quả kinh doanh của Công ty, ta hãy xem xét qui mô tài sản và cơ cấu tài sản của doanh nghiệp thể hiện qui mô vốn và sự phân bổ vốn của doanh nghiệp vào các hoạt động và cỏc khõu
của quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp trong 3 năm vừa qua.
Tài sản:
Qua bảng 2.1, ta nhận thấy qui mô tổng tài sản năm 2010 tăng 459.840 trđ so với năm 2009 (tăng 35,61%). Tổng tài sản tăng là do cả tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn cùng tăng về số tuyệt đối. Tài sản ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản. Xu hướng biến động là tỷ trọng của tài sản ngắn hạn lại giảm từ 72,1% xuống 63,72%, còn tài sản dài hạn tăng từ 27,9% lên 36,28%. Tỷ trọng tài sản ngắn hạn giảm chủ yếu là do các khoản phải thu giảm, kế đến là tiền và tuơng đương tiền và tài sản ngắn hạn khác giảm. Các khoản phải thu giảm 76.997 trđ, tỷ trọng từ 37,29% giảm xuống còn 23,1%; Tỷ trọng tiền và tương đương tiền giảm, số tiền và tương đương tiền giảm nhiều 19.424 trđ (84,73%); Tài sản ngắn hạn khác cũng giảm mạnh, giảm 30.578 trđ (90,55%). Trong khi đó, khoản mục hàng tồn kho lại biến động mạnh, tăng 517.689 trđ tương ứng với mức tăng 51,43%. Hàng tồn kho tăng chủ yếu do hàng hóa và hàng gửi đi bán tăng. Vì Công ty đang mở rộng sản xuất nên hàng tồn kho tăng lên là hợp lý. Bên cạnh đó, Công ty cần thu mua và dự trữ cà phê để đảm bảo lượng hàng xuất khẩu theo đơn đặt hàng, đảm bảo nguyên liệu để sản xuất và theo yêu cầu của Nhà nước vì cà phê là loại nông sản thu hoạch theo mùa vụ. Tuy vậy, việc chỉ tiêu tiền và tương đương tiền, khoản phải thu giảm cho ta thấy tình hình tiêu thụ của Công ty có dấu hiệu chậm lại. Tỷ trọng tài sản dài hạn tăng chủ yếu do TSCĐ tăng 4.723 trđ (tương đương với mức tăng 6,85%) và các khoản đầu tư tài chính dài hạn tăng 271.110 trđ (93,42%), các khoản đầu tư này chủ yếu là đầu tư vào các Công ty con. Qui mô hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty được mở rộng.
Nguồn: Bảng cân đối kế toán giai đoạn 2009 - 2011
Năm 2011, qui mô tổng tài sản của doanh nghiệp giảm mạnh, giảm 350.731 trđ (ứng với tỷ lệ giảm 20,03%) so với năm 2010. Trong cơ cấu tài sản của Công ty, tài sản ngắn hạn tiếp tục có xu hướng giảm, chiếm 62,98% trong tổng tài sản, còn tỷ trọng tài sản dài hạn tiếp tục tăng lên 37,02%. Tuy vậy, xét về lượng tuyệt đối thì tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn đều giảm nhiều, điều đó làm giảm qui mô tổng tài sản. Tỷ trọng tài sản dài hạn tăng do
tỷ trọng TSCĐ tăng từ 4,21% lên 5,36%, giá trị tuyệt đối TSCĐ tăng 1.364 trđ (1,85%) so với năm 2010; Các khoản đầu tư tài chính dài hạn tuy giảm cả
về giá trị lẫn tỷ trọng song vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản dài hạn. Tỷ trọng tài sản ngắn hạn trong tổng tài sản giảm do tất cả các khoản mục cấu thành tài sản ngắn hạn đều giảm về giá trị tuyệt đối. Hàng tồn kho tuy tăng về tỷ trọng (từ 38,58% lên 40,43%) nhưng giá trị lại giảm 109.475 trđ tương ứng với mức giảm 16,2%. Tiền và tương đương tiền giảm từ 0,20% xuống 0,02%.
Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn giảm từ 1,66% xuống 0,15%. Tài sản ngắn hạn khác giảm từ 0,18% xuống 0,03%. Các khoản phải thu giảm 91.596 trđ (giảm 22,64%) so với năm 2010. Công ty cần phải quản lý tốt tình hình sử dụng tài sản ngắn hạn và dài hạn của mỡnh. Vỡ điều này ảnh hưởng rất lớn
đến khả năng hoạt động sản xuất kinh doanh và khả năng thanh toán của Công ty.
Nguồn vốn:
Năm 2010, cùng với sự gia tăng của qui mô tổng tài sản thì qui mô tổng nguồn vốn cũng tăng một lượng tương ứng là 459.840 trđ so với năm 2009. Nguyên nhân là do tất cả các khoản mục cấu thành trong tổng nguồn vốn đều tăng: nợ ngắn hạn tăng 197.340 trđ (21,59%), nợ dài hạn tăng 33.813 trđ (283,05%), VCSH tăng 228.687 trđ (62,57%). Dù vậy, tỷ trọng nợ phải trả có xu hướng giảm (giảm từ 71,69% xuống còn 66,07%), tỷ trọng VCSH tăng (từ 28,31% lên 33,93%). Chủ yếu do tỷ trọng nợ ngắn hạn giảm nhiều, còn tỷ trọng nợ dài hạn và tỷ trọng VCSH tăng nhẹ. Cả nợ ngắn hạn và nợ dài hạn đều tăng dù tỷ trọng nợ ngắn hạn giảm nhưng điều đó cho thấy chi phí sử dụng vốn tăng cao, doanh nghiệp ngày càng phụ thuộc vào chủ nợ. Dù vậy, VCSH tăng (cụ thể do vốn đầu tư của chủ sở hữu tăng và lợi nhuận thu về tăng) là dấu hiệu tăng quy mô nguồn vốn để mở rộng sản xuất và Công ty cũng đang tăng khả năng tự chủ tài chính của mình lên, giảm bớt sự mất cân đối cơ cấu nguồn vốn.
Trái ngược với năm 2010, năm 2011, nợ ngắn hạn giảm 106.481trđ (9,58%), nợ dài hạn giảm 31.461 trđ, VCSH giảm 212.789 trđ (35,81%) làm cho tổng nguồn vốn giảm 350.731 trđ (23,48%). Trong khi, nợ phải trả giảm nhẹ thì VCSH lại đột ngột giảm mạnh làm cho tỷ trọng VCSH giảm từ 33,93% xuống còn 27,24%, tương ứng tỷ trọng nợ phải trả tăng từ 66,07% lên 72,76%. Năm 2011 là một năm hết sức khó khăn đối với toàn bộ các doanh nghiệp nói chung và đối với các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu cà phê nói riêng. Tình trạng lạm phát cao đồng hành cùng lãi suất vay vốn cao, nhu cầu vốn lớn, thiếu vốn là tình trạng chung của các doanh nghiệp. Các ngân hàng và các nhà cung cấp thắt chặt tín dụng khiến các khoản vay ngắn hạn, dài hạn và phải trả nhà cung cấp giảm mạnh so với năm 2010. Đồng thời, trong năm 2010, Công ty có một số khoản nợ dài hạn đến hạn trả làm cho khoản mục nợ dài hạn năm 2011 giảm 68,75%. Hoạt động sản xuất kinh doanh có phần thu hẹp khi thiếu vốn, nhất là nguồn vốn CSH cũng giảm mạnh.
Việc trả nợ ngắn hạn và các khoản nợ dài hạn đến hạn trả có lẽ cũng là một phần nguyên nhân khiến các khoản mục tiền và tương đương tiền, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, các khoản phải thu giảm đi.
Nhìn chung, cơ cấu nguồn vốn của Công ty mất cân đối. Nợ phải trả chiếm quá 2/3 tổng nguồn vốn, Công ty phụ thuộc quá nhiều vào chủ nợ, khả năng tự chủ tài chính thấp. Trong đó phần lớn lại là nợ ngắn hạn, nợ dài hạn chiếm tỷ trọng rất nhỏ. Điều đó cho thấy, Công ty đang sử dụng nguồn vay nợ ngắn hạn để đầu tư cho tài sản dài hạn, một phần để đáp ứng nhu cầu vốn lưu động thiếu hụt, dẫn đến việc không chỉ gây áp lực trả nợ kỳ tới cho Công ty mà còn tiềm ẩn rủi ro kinh doanh cao.