3.1.Định hướng phát triển của công ty trong thời gian tới
3.1.1.Triển vọng phát triển
Thỏi Hòa là Công ty đứng thứ 3 trong số các công ty kinh doanh cà phê của Việt Nam, sau Vinacafe Tõy Nguyờn và Intimex, về năng lực xuất khẩu cà phê nhân Robusta. Riêng cà phê nhân Arabica, Công ty đang chiếm ưu thế cạnh tranh so với các công ty nội địa.
Ở Việt Nam, hầu như không có đối thủ cạnh tranh nào với Thỏi Hũa về xuất khẩu cà phê Arabica. Tuy nhiên, trên thị trường quốc tế, giá bán Arabica của Việt Nam vẫn thấp hơn so với Columbia và Brazil. Hiện tại, nhu cầu nhập khẩu cà phê Arabica từ Việt Nam của các nước trên thế giới tăng khoảng 11,6% so với cùng kỳ năm 2011, trong khi đó nguồn cung trong nước chỉ đáp ứng được rất ít, như vậy nếu tận dụng được lợi thế vùng nguyên liệu thì hoàn toàn có cơ sở để xây dựng thương hiệu Arabica Việt Nam trên thế giới, bán được ngang giá với cỏc hóng cà phê lớn khác.
3.1.2.Vị thế của công ty
Với hơn 15 năm hình thành, hoạt động và phát triển trong ngành cà phê, trải qua nhiều biến động thăng trầm của thị trường cà phê Việt Nam và thế giới, Công ty đã tích lũy được rất nhiều kinh nghiệm trong sản xuất, chế biến và xuất khẩu cà phê. Công ty là một trong 2 đơn vị sản xuất cà phê duy nhất của Việt Nam được cấp chứng chỉ về chất lượng 4C từ tổ chức hiệp hội cà phê Đức. Tại Việt Nam chỉ có 4 Công ty được nhận chứng chỉ UTZ về chất lượng trồng và sản xuất cà phê, 2 công ty con của Thỏi Hũa là Thỏi Hũa Lõm Đồng và Thỏi Hũa Buụn Ma Thuột đã được nhận chứng chỉ này trong năm 2009. Với việc nhận chứng chỉ UTZ, sản phẩm của Công ty được xuất bán với giá cao hơn, trung bình 30 USD/ tấn cho cà phê Robusta và 80 USD/tấn cho cà phê Arabica.Từ kinh nghiệm thực tế, Công ty đã từng bước khẳng định được chất lượng và sản lượng sản xuất cà phê trên thị trường trong và ngoài nước và được đánh giá cao.
Thương hiệu cà phê Thỏi Hũa đang dần được khẳng định ở vị thế cao trên thị trường xuất khẩu cà phê thế giới. Sản phẩm của Công ty được xuất khẩu vào nhiều thị trường khó tính như Mỹ, Nhật Bản, Châu Âu, và được đấu giá tại LIFFE. Trên thị trường xuất khẩu quốc tế, thương hiệu Thỏi Hũa đó được nhiều bạn hàng đánh giá cao, thể hiện qua danh sách các khách hàng của Công ty và các văn phòng đại diện của Công ty ở các thị trường chủ chốt. Hiện nay, các đối tác lớn của Công ty bao gồm các khách hàng trên thị trường cà phê lớn như: Meron Coffee Corporation, USA; Altantic USA Inc; Marubeni Corporation Japan;…
Công ty cũng nhận được nhiều ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp và miễn thuế đất của Chính phủ đối với ngành cà phê.
Công ty được điều hành bởi bộ máy quản lý có kinh nghiệm và am hiểu sâu sắc về thị trường cà phê trong và ngoài nước. Hệ thống quản trị của Công ty luôn luôn được cải tiến và thay đổi phù hợp với điều kiện thị trường để nắm bắt được những thay đổi và thị hiếu thị trường, đề ra được những chiến lược kinh doanh phù hợp.
3.1.3.Mục tiêu
Xây dựng Công ty trở thành công ty cà phê hàng đầu tại Việt Nam, phát triển mạnh nhất về quy mô và công nghệ trong lĩnh vực trồng, chế biến và xuất khẩu cà phê.
Tiên phong trong mảng trồng và chế biến cà phê Arabica, củng cố vị thế là đơn vị xuất khẩu cà phê Arabica số một tại Việt Nam, đưa thương hiệu cà phê Arabica Việt Nam thành thương hiệu mạnh trên thị trường xuất khẩu cà phê thế giới.
Phấn đấu đưa sản phẩm cà phê hòa tan Thỏi Hũa trở thành thương hiệu được ưa chuộng trên cả thị trường nội địa và quốc tế.
Thực hiện đổi mới quản trị để nâng cao chất lượng quản lý điều hành nhằm đạt được mục tiêu kinh doanh năm 2012 định hướng 2015.
Hoàn thành tốt hoạt động đầu tư vào các dự án nông nghiệp đang thực hiện dở dang một cách an toàn và hiệu quả.
3.2.Các giải pháp chủ yếu nhằm tăng lợi nhuận của công ty cổ phần tập đoàn Thỏi Hũa Việt Nam
3.2.1.Nhóm giải pháp nâng cao doanh thu
3.2.1.1.Giải pháp nâng cao doanh thu hoạt động BH & CCDV
Dưới đây là một số giải pháp nhằm để khắc phục tình hình tiêu thụ sản phẩm đang gặp khó khăn, cải thiện hoạt động bán hàng của doanh nghiệp, nâng cao doanh thu về BH & CCDV của Công ty.
a. Nâng cao chất lượng sản phẩm
Chất lượng sản phẩm luôn là yêu cầu hàng đầu đối với bất kỳ loại hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ nào. Do đó, không chỉ tìm cách đa dạng hóa mặt hàng sản xuất tiêu thụ, Công ty cũng cần phải luôn giữ vững, nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng yêu cầu không chỉ của thị trường quốc tế mà của cả thị trường nội địa.
Tận dụng và nâng cao hệ thống công nghệ và dây chuyền sản xuất tiên tiến vừa có thể nâng cao chất lượng cà phê, vừa có thể nâng cao năng suất lao
động. Như ta đã biết, Thỏi Hũa là một trong hai đơn vị sản xuất cà phê duy nhất của Việt Nam được cấp chứng chỉ về chất lượng 4C từ tổ chức hiệp hội cà phê Đức. Tại Việt Nam chỉ có 4 Công ty được nhận chứng chỉ UTZ về chất lượng trồng và sản xuất cà phê, 2 công ty con của Thỏi Hũa là Thỏi Hũa Lõm Đồng và Thỏi Hũa Buụn Ma Thuột đã được nhận chứng chỉ này. Thêm vào đó, Công ty cũng là một trong số ít những doanh nghiệp của Việt Nam sản xuất và chế biến cà phê theo phương pháp ướt cho chất lượng sản phẩm và hiệu quả kinh tế cao hơn hẳn so với chế biến bằng phương pháp khô. Tận dụng các lợi thế sẵn có này để nâng cao chất lượng, nâng cao năng lực cạnh tranh cho sản phẩm cà phê của mình nhằm để tăng sản lượng sản phẩm tiêu thụ, tăng được cả giá bán sản phẩm cao hơn so với giá của các công ty cạnh
tranh trong ngành. Qua đó, tăng doanh thu về BH & CCDV, góp phần làm tăng lợi nhuận về BH & CCDV, làm tăng tổng lợi nhuận của Công ty.
Đối với công tác kho chứa sản phẩm và tiêu thụ: Do trong năm vừa qua,
phát sinh một khoản giảm giá hàng bán khá lớn làm giảm doanh thu về BH & CCDV, vì vậy làm giảm lợi nhuận từ BH & CCDV của Công ty trong năm vừa qua. Vì thế, Công ty cần phải có những biện pháp nhằm bảo quản tốt hàng tồn kho, tránh lãng phí nguyên liệu đầu vào bị hư hỏng do bảo quản không tốt, dẫn đến tăng GVHB. Một số biện pháp đề ra là:
- Tổ chức quy hoạch kho bãi, đảm bảo việc đủ diện tích chứa cà phê nguyên liệu, nhất là trong mùa thu hoạch cà phê. Đảm bảo đủ diện tích khụ thoỏng để phơi sấy, cất cà phê an toàn, tránh bị ẩm mốc. Tăng cường công tác tiêu thụ ngay tại kho bãi, giảm thiểu chi phí lưu kho, chi phí vận chuyển khi xuất hàng.
- Đầu tư, nâng cấp các thiết bị cân đong, đo đếm và quản lý chất lượng sản phẩm tiêu thụ vì hiện nay các thiết bị này đều đã được sử dụng trong thời gian dài, khấu hao lớn, kém chính xác.
Đối với công tác dự trữ nguyên vật liệu: dự trữ trong kho với số lượng
đủ cho nhu cầu sản xuất sao cho hiệu quả và đảm bảo đủ hàng để xuất theo đúng đơn đặt hàng, không mua quá nhiều, đặc biệt vào mưa lũ vì cà phê sẽ có độ ẩm cao làm mất thêm chi phí bảo quản lưu kho. Khi nhập nguyờn vật liệu vào kho cần kiểm tra, phõn tớch cú đỳng chất lượng theo yêu cầu của nhà máy.
b, Tăng cường công tác mở rộng thị trường
Công ty có muốn phát triển và tiêu thụ tốt sản phẩm nhất thiết phải có thị trường, mà thị trường tiêu thụ hiện nay của Công ty bao gồm cả xuất khẩu và nội địa. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, cũng với những điểm mạnh của mình, cơ hội mở rộng thị trường của Công ty là rất lớn. Tuy nhiên, cũng đặt ra những khó khăn thách thức cho Công ty khi phải cạnh tranh với những
sản phẩm chất lượng cao như của Brazil, Colombia... Để mở rộng thị trường thì hoạt động nhất thiết phải tiến hành là công tác nghiên cứu thị trường – nghiên cứu khách hàng, đối thủ cạnh tranh và sử dụng những hình thức tiếp cận thị trường hợp lý – những việc được coi là đầu tiên, cần thiết và vô cũng quan trọng của hoạt động marketing.
Thị trường trong nước: Công ty đó cú cỏc công ty con, công ty liên kết,
các đại lý phân phối rông khắp trải từ Bắc vào Nam. Tuy nhiên hiện nay, Công ty vẫn chưa xây dựng được thương hiệu mạnh, thương hiệu cà phê của Thỏi Hũa chưa được người Việt Nam biết đến.Vì vậy, trong thời gian tới Công ty cần:
- Tăng cường xây dựng và quảng bá thương hiệu sản phẩm, kết hợp với các hoạt động xúc tiến thương mại như quảng cáo, lập một trang web riờng trờn cỏc mạng nhằm quảng bá về Công ty và các sản phẩm dịch vụ của Công ty, đưa sản phẩm và hiện diện của nó đến gần khách hàng, thu hút khách tiềm năng và nâng cao vị thế của mình.
- Tăng cường đào tạo cán bộ nghiên cứu thị trường để đưa ra cơ cấu sản phẩm phù hợp với thị hiếu tiêu dùng của từng phân khúc thị trường cùng với chính sách giá và chính sách bán hàng hợp lý để tạo ra sự khác biệt.
- Xây dựng mạng lưới tiêu thụ rộng khắp, mở rộng địa bàn tiêu thụ khắp đất nước, đưa sản phẩm cà phê rang xay và cà phê hòa tan ra thị trường, vì nhu cầu tiêu thụ cà phê Việt Nam hiện nay ngày một tăng. Thị trường nội địa ngày càng hứa hẹn tiềm năng tiêu thụ rất lớn.
- Tiến hành nghiên cứu, tìm hiểu thông tin đầy đủ về môi trường kinh doanh: địa lý, vùng miền (nhất là cỏc vựng miền Công ty đang có dự định mở rộng), kinh tế, dân số, văn hóa xã hội, kỹ thuật công nghệ sẵn có và những chính sách khuyến khích phát triển kinh tế tại mỗi tỉnh, mỗi địa bàn... từ đó phân tích những đặc điểm, những thay đổi cũng như xu thế của môi trường vĩ
mô đó sẽ có thể tạo ra cơ hội hoặc gây nên những rủi ro gì đối với hoạt động SXKD, doanh thu và lợi nhuận của Công ty.
Thị trường quốc tế: Với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu
rộng, thị trường xuất khẩu của Công ty không thể chỉ bó hẹp trong việc tiêu thụ với một số đối tác nước ngoài truyền thống mà bên cạnh việc duy trì, củng cố mối quan hệ với các thị trường khác, vừa có thể mở rộng thị trường, tăng khối lượng sản phẩm tiêu thụ, vừa nâng cao uy tín, vị thế mở rộng thị trường quốc tế. Các công việc mà Công ty có thể triển khai trong thời gian tới:
- Cử cán bộ, chuyên gia đi sang các nước thăm dò thị trường, nghiên cứu môi trường vĩ mô của các nước. Tích cực nghiên cứu thị trường, tìm hiểu về luật pháp, luật kinh tế và tập quán thương mại các nước.
- Xúc tiến tìm kiếm thị trường xuất khẩu cà phê mới: Nga, Trung Quốc, Nhật Bản...
Ngoài ra, để mở rộng thị trường, Công ty cần phải tiến hành nghiên cứu khách hàng trong và ngoài nước: thu thập thông tin chính xác, đầy đủ, cập nhật về nhu cầu ở mỗi thị trường, tổng hợp phân tích những thông tin đó để đưa ra cơ cấu sản phẩm, chất lượng sản phẩm từ đó vừa đảm bảo yêu cầu kỹ thuật cũng như chính sách giá phù hợp với nhu cầu từng thị trường, vừa góp phần tăng doanh thu, lợi nhuận cho Công ty. Dự đoán xu hướng thay đổi trong tập quán tiêu dùng của dân cư cỏc vựng khác nhau để có những thay đồi trong sản phẩm cho phù hợp.
c, Nâng cao hiệu quả công tác lập kế hoạch sản xuất – tiêu thụ
Khi có kế hoạch sản xuất tiêu thụ phù hợp, Công ty không chỉ vừa phát huy được nội lực sẵn có mà còn làm tăng doanh thu, lợi nhuận, tạo động lực trong sản xuất kinh doanh khi nhìn vào con số đạt chỉ tiêu đề ra. Do vậy, để nâng cao hiệu quả công tác lập kế hoạch, Công ty có thể sử dụng các biện pháp sau:
- Lập kết hoạch dựa trên kết quả đạt được từ sản xuất kinh doanh – tiêu thụ kỳ trước.
- Dựa trên dự báo về nhu cầu, thị hiếu sản phẩm của người tiêu dùng giai đoạn tới và chỉ tiêu kế hoạch của tập đoàn giao để lên kế hoạch sản xuất, tránh tình trạng dư thừa hoặc sản xuất không đủ đáp ứng nhu cầu.
- Ngoài việc lập kế hoạch hàng năm Công ty nên có công tác lập kế hoạch từng tháng, từng quý cụ thể, phù hợp với năng lực sản xuất.
d, Đa dạng hóa phương thức thức bán hàng và thanh toán
Đây là một giải pháp liên quan trực tiếp tới quá trình tiêu thụ hàng hóa. Một trong những nguyên nhân làm sản phẩm năm 2010 chậm tiêu thụ là do công tác bán của Công ty. Hoàn thiện công tác bán hàng và giao dịch bán hàng của Công ty là việc nên làm trong thời gian tới. Bên cạnh đó cũng cần phải phát triển hệ thống phân phối cần phân phối sản phẩm rộng hơn nữa. Trong kinh doanh hình thức thanh toán nhanh gọn, an toàn cũng là một lực hút khách hàng đến với Công ty và là điều kiện không thể thiếu trong hợp đồng mua bán. Việc bán hàng trả chậm, trả góp tuy không phải là phương thức kinh doanh mới nhưng Công ty cần áp dụng để đa dạng hóa phương thức thanh toán tiền hàng, đưa lại cho khách hàng nhiều hình thức thanh toán để có thể lựa chọn phương thức linh hoạt và phù hợp nhất cho mình. Thêm nữa, chính sách bán hàng và thanh toán nhằm đảm bảo lợi ích đôi bên.
3.2.1.2.Giải pháp nâng cao doanh thu hoạt động tài chính
Trong những năm trở lại đây, HĐTC của Công ty mặc dù đã được quan tâm hơn so với những năm 2003 trở về trước nhưng vẫn chưa đem lại hiệu quả đáng kể. Doanh thu HĐTC có xu hướng giảm dần qua các năm. So với chi phí từ HĐTC thì doanh thu thu về ít hơn nên không đủ bù đắp cho chi phí, khiến cho lợi nhuận mỗi năm từ HĐTC đều âm. Do đó, để có thể phần nào giảm bớt những khoản lỗ từ HĐTC để tăng được tổng lợi nhuận thì một trong những biện pháp là tăng doanh thu HĐTC. Doanh thu HĐTC chủ yếu có được
là từ lãi tiền gửi ngân hàng, trong khi đó hoạt động đầu tư, liên doanh liên kết mang lại kết quả chưa cao và không ổn định. Nên Công ty cần xem xét, cân nhắc, điều chỉnh lại các dự án đầu tư, các khoản đầu tư vào công ty con, cắt lỗ trong vấn đề đầu tư tài chính để giảm lỗ. Bán bớt các dự án không mang lại hiệu quả cho Công ty.
3.2.2.Nhóm giải pháp tiết kiệm chi phí
Một công ty muốn có lợi nhuận cao thì ngoài việc tìm cách gia tăng doanh thu cần phải có một hệ thống kiểm tra, giám sát nhằm quản lý tốt các khoản mục chi phí, tìm cách tối thiểu hóa chi phí. Cơ sở vững chắc nhất để tăng lợi nhuận đú chính là giảm giá thành sản xuất sản phẩm mà không làm thay đổi chất lượng của sản phẩm cung cấp ra thị trường.
3.2.2.1.Giải pháp tiết kiệm giá thành sản xuất
Thường xuyên áp dụng công nghệ cao vào sản xuất để hạ giá thành, đưa các sáng kiến của đội ngũ kỹ sư vào ứng dụng nhằm hợp lý hóa sản xuất, tận