Tỡnh hình thực hiện lợi nhuận của CTCP Tập đoàn Thỏi Hũa

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI: Lợi nhuận và một số giải pháp chủ yếu tăng lợi nhuận tại CTCP Tập Đoàn Thái Hòa Việt Nam (Trang 37)

2.2.2.1. Tình hình thực hiện lợi nhuận tuyệt đối

Để đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh mà Thỏi Hũa đạt được đồng thời xem xét sự biến động của các nhân tố ảnh hưởng tới kết quả

kinh doanh của Tập đoàn trong giai đoạn 2009 – 2011 ta có thể căn cứ vào các chỉ tiêu trên báo cáo KQHĐKD hợp nhất của Tập đoàn Thỏi Hũa.

Bảng 2.2:Kết quả HĐKD của Công ty giai đoạn 2009 – 2011

Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2009-2011

Nhìn vào bảng 2.2, ta có thể nhận thấy lợi nhuận của Thỏi Hũa biến động mạnh qua các năm, năm tăng nhiều, năm giảm cũng mạnh. Cho thấy hoạt động sản xuất, kinh doanh của Công ty đang có vấn đề.

Lợi nhuận trước thuế năm 2009 của Công ty là 4.931 trđ, trong đó lợi nhuận thuần từ HĐKD doanh đóng góp là 3.821 trđ. Sang năm 2010, tổng lợi nhuận trước thuế tăng 34.297 trđ, tương ứng 695,54% và lợi nhuận thuần từ HĐKD tăng mạnh so với năm 2009, tăng 24.757 trđ (647,75%), đóng góp chủ yếu vào tổng lợi nhuận trước thuế của Công ty. Đây có thể coi là sự tăng đột biến, bất ngờ của lợi nhuận thuần từ HĐKD và cũng là điều đáng mừng khi lợi nhuận thuần từ HĐKD chiếm tỷ trọng chủ yếu trong toàn bộ lợi nhuận của doanh nghiệp.

Sang năm 2011, tổng lợi nhuận trước thuế của Công ty bất ngờ âm 199.072 trđ. Lợi nhuận thuần từ HĐKD giảm 228.580 trđ so với năm 2010, tương ứng với mức giảm 799,82%, đã góp phần làm giảm tổng lợi nhuận trước thuế năm 2011 so với năm 2010 là 238.300 trđ (giảm 607,47%).

Xu hướng biến động của lợi nhuận cũng được biểu hiện rõ ràng thông qua biểu đồ sau:

Biểu đồ 2.1: Lợi nhuận của CTCP Tập đoàn Thỏi Hũa giai đoạn 2009 – 2011

(ĐVT: Trđ) Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2009-2011

Quan sát biểu đồ 2.1, ta dễ dàng nhận thấy lợi nhuận thuần từ HĐKD và tổng lợi nhuận trước thuế biến động mạnh, tăng giảm bất thường từ năm 2009 đến năm 2011. Dư chấn của cuộc khủng hoảng kinh tế và năm 2008 vẫn còn, dù năm 2010 nền kinh tế có dấu hiệu phục hồi nhưng sang năm 2011tác động của chính sách tiền tệ thắt chặt, lãi suất vay ngân hàng quá cao, ảnh hưởng của thời tiết trong vài năm trở lại đây biến động thất thường dẫn đến ảnh hưởng tới sản lượng cà phê thu hoạch hàng năm, giá cả cà phê chịu sự chi phối của thị trường quốc tế và thường xuyên bị các nhà đầu cơ làm giá... làm cho tình hình kinh doanh của Thỏi Hũa bất ổn.

Tuy nhiên, nếu chỉ dừng lại ở đây, ta không thể đưa ra kết luận chính xác về khả năng tạo ra lợi nhuận của doanh nghiệp. Muốn thấy được nguyên nhân sự biến động của lợi nhuận, ta đi phân tích sự biến động từng loại lợi nhuận cấu thành nên tổng lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp.

Qua bảng 2.2, ta thấy: Lợi nhuận gộp về BH & CCDV của Công ty luôn là kết quả dương, sang năm 2011 bất ngờ âm, trong khi lợi nhuận từ HĐTC lại luôn âm và tăng dần qua các năm. Năm 2010, lợi nhuận gộp về BH & CCDV của doanh nghiệp tăng 72.441 trđ, tương ứng với mức tăng 417% so với năm 2009. Tuy nhiên, lợi nhuận từ HĐTC năm 2010 lại âm nhiều hơn, Công ty phải bù lỗ nhiều hơn so với năm 2009 là 47.684 trđ, tương ứng với mức giảm 351,91%. Mặc dù phải bù lỗ nhiều hơn cho HĐTC nhưng lợi nhuận thuần từ HĐKD năm 2010 vẫn đạt 28.579 trđ, so với lợi nhuận năm 2009 thì

đây là một kết quả tăng đột biến. Qua đó, ta thấy tình hình kinh doanh của Công ty năm 2010 đã tốt hơn rất nhiều. Tuy vậy, HĐTC của Công ty luôn đem lại kết quả âm làm giảm lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh chính của Công ty nên phải tìm cách giảm chi phí tài chi để nâng cao lợi nhuận. Năm 2011, tình hình kinh doanh của Công ty gặp khó khăn, lợi nhuận gộp về BH & CCDV giảm 91.396 trđ (giảm 101,76%) so với năm 2010, nhưng lợi nhuận từ HĐTC lại có xu hướng giảm sâu hơn, Công ty phải bù lỗ thêm cho hoạt động này là 137.184 trđ, tăng 224,03% so với năm 2010. Năm 2010, Công ty vay thêm vốn để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, chi phí tài chính tăng, lợi nhuận từ HĐTC giảm nhưng lại được bù lại bằng kết quả tăng lên của lợi nhuận từ BH & CCDV, lợi nhuận thuần từ HĐKD vẫn tăng. Như vậy, việc sử dụng vốn cho HĐKD trong việc tạo ra lợi nhuận của Công ty không thực sự hợp lý vì năm 2011, Công ty giảm vay nợ, vốn dùng cho sản xuất kinh doanh giảm, Công ty thu hẹp hoạt động sản xuất kinh doanh, lợi nhuận mang lại từ BH & CCDV âm 1.583 trđ, tuy nhiên chi phí HĐTC lại tăng mạnh, tác động làm cho HĐTC lỗ nhiều hơn, lợi nhuận thuần từ HĐKD giảm mạnh và bị âm so với năm 2010.

Lợi nhuận từ hoạt động khác của Công ty năm 2010 tăng mạnh so với năm 2009, tăng 9.539 trđ (859,37%). Sang năm 2011, bộ phận lợi nhuận này lại giảm mạnh, giảm 91,28% so với năm 2010. Khoản mục lợi nhuận này luôn biến động mạnh. Năm 2009 và năm2010, lợi nhuận từ hoạt động khỏc đó góp phần không nhỏ làm tăng tổng lợi nhuận trước thuế của Công ty. Nhưng năm 2011, HĐKD lại lỗ nặng, lợi nhuận hoạt động khác lại giảm rất nhiều nên chỉ bù đắp một phần rất nhỏ cho phần lỗ đó.

Để thấy rõ nguyên nhân của sự biến động từng loại lợi nhuận ta đi vào phân tích, tìm hiểu các bộ phận hình thành nên từng loại lợi nhuận và nguyên nhân dẫn đến sự biến động trên.

Đối với một doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp sản xuất, hoạt động BH & CCDV là hoạt động chủ yếu, thể hiện bản chất cũng như nét đặc trưng riêng của một doanh nghiệp và từ đó đem lại cho doanh nghiệp lợi nhuận, đóng góp một phần vào tổng lợi nhuận thu được. Do đó, các doanh nghiệp luụn tỡm mọi cách sử dụng hữu ích, triệt để nhất để có thể khai thác tốt nhất các nguồn nguyờn nhiờn vật liệu, nhân lực, vật lực, trí lực của mình vào hoạt động này. Lợi nhuận từ hoạt động BH & CCDV dù là biến động tăng hay giảm đều chịu ảnh hưởng của bốn nhân tố: DTT, GVHB, CPBH và CPQLDN.

Phân tích doanh thu:

Ta có bảng số liệu về tình hình thực hiện lợi nhuận từ BH & CCDV sau:

Bảng 2.3: Tình hình thực hiện lợi nhuận từ BH & CCDV qua các năm

Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2009 - 2011

Từ bảng 2.3, ta thấy DTT của Thỏi Hũa giảm dần qua các năm, nguyên nhân là do doanh thu từ BH & CCDV giảm dần qua các năm, năm 2011 lại phát sinh một khoản giảm trừ doanh thu 45.540 trđ càng làm giảm DTT năm 2011. Cụ thể: DTT năm 2010 giảm 160.279 trđ tương ứng giảm 7,58% so với

năm 2009. Năm 2011 chỉ tiêu này giảm 937.190 trđ (giảm 47,96%) so với năm 2010 và so với năm 2009 đã giảm 1.097.469 trđ tương ứng với mức giảm 51,91%. Đây là mức sụt giảm quá nhanh chóng. Cho thấy rằng, hoạt động bán hàng của Công ty đang gặp khó khăn. Trong 3 năm liên tiếp, doanh thu BH & CCDV liên tiếp giảm 7,58% và 45,63%. Đây là dấu hiệu đáng lo ngại vì nếu tình hình hoạt động BH & CCDV còn giảm nữa sẽ làm giảm lợi nhuận từ BH & CCDV của Công ty, thậm chí là thua lỗ. Vì lợi nhuận BH & CCDV là bộ phận chủ yếu cấu thành nên lợi nhuận của doanh nghiệp, mà lợi nhuận là tiền đề để mỗi doanh nghiệp tiếp tục hoạt động và mở rộng sản xuất kinh doanh. Hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty sẽ dần bị thu hẹp và có thể lâm vào tình trạng phá sản nếu các chỉ tiêu này tiếp tục giảm.

Với quy mô kinh doanh cũng như hoạt động của mình, CTCP Tập đoàn Thỏi Hũa đó cú một cơ cấu ngành nghề kinh doanh hết sức đa dạng, nhưng phần lớn doanh thu được đem lại từ hoạt động sản xuất, chế biến và xuất khẩu cà phê, với 3 nhóm mặt hàng chính là: Cà phê Arabica, cà phê Robusta, cà phê hòa tan và các sản phẩm khác. Để thấy rõ sự biến động của doanh thu thuần trong 3 năm vừa qua ta đi phân tích sự biến động của 3 nhóm mặt hàng chủ yếu trên.

Bảng 2.4: Sản lượng tiêu thụ và giá bán của các mặt hàng chủ yếu

Nguồn: Báo cáo quyết toán giai đoạn 2009 - 2011

Qua bảng trên, ta có thể thấy tổng doanh thu tiêu thụ của 3 nhóm mặt hàng chính của Công ty giảm dần qua các năm, đặc biệt năm 2011 giảm mạnh

891.650 trđ so với năm 2010, tương ứng giảm 45,63%. Nguyên nhân là do sản lượng tiêu thụ giảm mạnh, còn giá bán lại tăng dần qua các năm. Điều này thể hiện tình hình kinh doanh khó khăn của Công ty.

Ta đi phân tích sự biến động của nhân tố sản lượng tiêu thụ cũng như giá bán các mặt hàng chủ yếu của Công ty qua các năm để qua đó thấy được các nhân tố này có tác động tới doanh thu tiêu thụ ra sao.

Sản lượng tiêu thụ: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Năm 2010, sản lượng tiêu thụ các mặt hàng cà phê đều có xu hướng giảm. Đặc biệt là sản lượng tiêu thụ cà phê Robusta là một trong hai mặt hàng xuất khẩu chính có xu hướng giảm mạnh, giảm 26.890 tấn (41,64%) so với năm 2009. Năm 2010 là năm mà nền kinh tế có dấu hiệu phục hồi, tuy tăng trưởng chậm chạp, xu hướng nhập khẩu cà phê của các nước tăng lên. Điều này cho thấy rằng tình hình tiêu thụ của Công ty đang gặp khó khăn, hoạt động bán hàng không tốt. Mà trong năm này, Công ty cũng không có khoản giảm trừ doanh thu nào và chỉ tiêu khoản phải thu lại giảm 76.997 trđ (tương đương với mức giảm xấp xỉ 16%) so với năm 2009, chứng tỏ Công ty đang sử dụng chính sách bán hàng thắt chặt khiến cho khối lượng tiêu thụ cà phê giảm. Do đó, trong năm này, doanh thu tiêu thụ và doanh thu thuần của Công ty tăng là do yếu tố giá bán tăng.

Sang năm 2011, tình hình tiêu thụ càng xấu hơn khi khối lượng tiêu thụ các mặt hàng tiếp tục giảm mạnh mặc dù nhu cầu tiêu thụ cà phê của cả thị trường nội địa và thị trường quốc tế đều có xu hướng tăng. SLTT cà phê Robusta tiếp tục giảm mạnh 19.813 tấn (52,57%) so với năm 2010. SLTT cà phê Arabica mặt hàng thế mạnh của Công ty cũng giảm 3.362 tấn (61,09%) so với năm trước, nếu còn tiếp tục giảm Công ty sẽ mất vị thế dẫn đầu cả nước về xuất khẩu cà phê Arabica. Cà phê hòa tan và các sản phẩm khác cũng giảm SLTT xuống còn 67 tấn so với năm 2010. Năm nay, Công ty đã quan tâm hơn tới chính sách bán hàng của mình bằng biểu hiện là đã thực hiện chiết khấu thương mại cho một số hợp đồng nhập khẩu lớn nhằm tăng khối lượng sản

phẩm tiêu thụ. Bên cạnh đó, trong năm cũng đã phát sinh một lượng hàng kém chất lượng nên Công ty phải giảm giá hàng bán cho bạn hàng. Vì vậy phát sinh khoản giảm trừ doanh thu khá lớn, 45.540 trđ tác động làm giảm doanh thu BH & CCDV.

Giá bán:

Giá bán biến động tăng giảm thất thường trên thị trường xuất nhập khẩu cà phê thế giới, nhưng nhìn chung là tăng mạnh so với các năm trước đây.

Năm 2010, giá cà phê tăng khoảng trên 50% so với giá năm 2009. Cụ thể: giá bán cà phê Arabica tăng 56,51% lên mức 72,4 trđ/tấn, giá cà phê Robusta tăng 56,52%lên mức 40,96 trđ/tấn, giá cà phê hòa tan và các sản phẩm khác cũng tăng nhẹ 2,79% lên 95,57 trđ/tấn. Nguyên nhân là do thị trường xuất nhập khẩu cà phê trên thế giới đang ngày càng phát triển, nhu cầu của người tiêu dùng nội địa và quốc tế đều tăng lên. Theo đánh giá của các chuyên gia phân tích thì nhu cầu cà phê của các nước trên thế giới tăng khoảng 2% mỗi năm bất chấp sự suy giảm kinh tế, lạm phát, nợ công đang diễn ra. Ngoài ra, giá cà phê được giữ và tăng cao như vậy là do khi giá cà phê xuống quá thấp, Hiệp hội cà phê – ca cao Việt Nam đã kiến nghị với Chính phủ và Chính phủ đã ra Quyết định 481 (năm 2010) về việc doanh nghiệp được vay vốn ngân hàng để thu mua tạm trữ cà phê, đây là một biện pháp để điều tiết thị trường, đó giỳp giữ giá cà phê tăng lên.

Năm 2011, giá cà phê tiếp tục tăng cao, duy chỉ có giá cà phê hòa tan và các sản phẩm khác có xu hướng giảm nhẹ 2,56% so với năm 2010. Nhu cầu cà phê trên thị trường thế giới không ngừng tăng trong năm qua bởi cà phê ngày càng trở thành đồ uống phổ biến ở khắp các thị trường, đặc biệt là từ những nước sản xuất. Braxin có thể sẽ vượt Mỹ trở thành nước tiêu thụ cà phê số 1 thế giới sau 2 năm nữa.

Cung cà phê trong khi đó ngày càng thắt chặt do các vấn đề về thời tiết ở các nước sản xuất hàng đầu. Cụlụmbia - quốc gia sản xuất cà phê Arabica sạch lớn nhất thế giới – đã phải chứng kiến năm thứ 3 liên tiếp cho sản lượng

thấp bởi mưa kéo dài. Sản lượng cà phê Việt Nam - quốc gia sản xuất cà phê Robusta lớn nhất thế giới – cũng bị đe dọa bởi thời tiết. Hoạt động thu hoạch ở nước ta niên vụ 2010/2011 đã phải trì hoãn 1 tháng do mưa. Tình hình cũng xảy ra tương tự nhưng mức độ nghiêm trọng hơn ở Indonesia. Ấn Độ cũng đã trải qua năm không mấy khả quan về sản lượng cà phê. Duy chỉ có Braxin là có vụ mùa bội thu nhờ chu kỳ cho sản lượng cao ở cây cà phê arabica, nhưng những lo lắng về hạn hán trong năm qua cũng gây nhức nhối cho thị trường.

Những vấn đề nóng bỏng về nguồn cung và nhu cầu, trong khi đồng Mỹ kim ở xu hướng giảm trong năm qua đã hỗ trợ cho giá cà phê.

Phân tích chi phí:

Giá vốn hàng bán:

GVHB là một trong những nhân tố quan trọng, chủ yếu ảnh hưởng trực tiếp tới lợi nhuận của doanh nghiệp, nó có quan hệ ngược chiều với lợi nhuận, trong điều kiện các nhân tố khác không đổi, GVHB tăng sẽ làm cho lợi nhuận giảm và ngược lại. Là một công ty sản xuất nên GVHB của các mặt hàng của CTCP Tập đoàn Thỏi Hũa chớnh là toàn bộ chi phí trực tiếp để sản xuất ra các mặt hàng đó: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (CPNVLTT), chi phí nhân công trực tiếp (CPNCTT), chi phí sản xuất chung (CPSXC).

Từ bảng 2.5 cho thấy GVHB của Công ty có xu hướng giảm dần qua các năm. Năm 2009 chiếm 98,01% DTT, tức là để có 100đ DTT thì phải bỏ ra 98,01đ GVHB. Sang năm 2010, để có 100đ DTT thì phải bỏ ra 94,51đ GVHB, góp phần làm tăng 3,5đ lợi nhuận thu về trên 100đ DTT. Một phần vì vậy mà lợi nhuận về BH & CCDV năm 2010 tăng cao hơn so với năm 2009, dù DTT thấp hơn, có thể đánh giá đây là thành tích Công ty đã quản lý tốt chi phí. Tốc độ giảm của giá vốn là 10,88% lớn hơn tốc độ giảm của DTT cùng kỳ là 7,58%, giảm nhiều hơn 3,3%, trong khi SLTT giảm đi. Do đó GVHB giảm cũng là điều hợp lý.

Sang năm 2011, GVHB giảm mạnh 854.283 trđ (46,26%). Tỷ lệ GVHB/DTT lại tăng lên 97,6% nghĩa là phải bỏ ra 97,6đ để thu được 100đ DTT, giảm 3,09đ lợi nhuận thu về trên 100đ DTT so với năm 2010. Tốc độ

giảm của giá vốn chậm hơn tốc độ giảm của DTT 1,7%. Điều này phản ánh công tác quản lý chi phí của Công ty trong năm không được tốt, lãng phí yếu tố đầu vào. Công ty cần kiểm soát tốt chi phí sản xuất và sử dụng hợp lý các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất.

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI: Lợi nhuận và một số giải pháp chủ yếu tăng lợi nhuận tại CTCP Tập Đoàn Thái Hòa Việt Nam (Trang 37)