Thực trạng hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại Việt nam

Một phần của tài liệu Đổi mới hệ thống ngân hàng thương mại trong bối cảnh mới của nền kinh tế Việt Nam (Trang 53)

2.2.2.1. Nguồn vốn

Nguồn vốn chủ sở hữu

Thực trạng vốn tự có và tỷ lệ an toàn vốn (vốn tự có/tài sản có rủi ro) hiện nay của ngân hàng thƣơng mại Việt nam là đáng lo ngại. Tính đến 9/2003, các ngân hàng thƣơng mại quốc doanh (sau 2 lần đƣợc tái cấp vốn) với vốn tự có là 14.025 tỷ đồng trong khi tổng tài sản có là 419.894 tỷ đồng và tài sản có rủi ro là 356.910 tỷ đồng. Vì vậy, tỷ lệ an toàn vốn chỉ đạt 3,93% thấp hơn nhiều so với thông lệ quốc tế (8%), chi tiết nhƣ sau:

- Ngân hàng công thƣơng Việt nam: 2,96% - Ngân hàng ngoại thƣơng Việt nam: 3,10% - Ngân hàng đầu tƣ phát triển Việt nam: 4,86%

- Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt nam: 4,07% - Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu long: 23,13%

[Nguồn: Dự thảo tăng vốn tự có cho các ngân hàng thƣơng mại quốc doanh, Ngân hàng Nhà nƣớc 2003]

Nhƣ vậy, mặc dù Nhà nƣớc đã cấp bổ sung vốn điều lệ cho các ngân hàng thƣơng mại quốc doanh (7.750 tỷ đồng) nhƣng tỷ lệ an toàn vốn bình quân thấp hơn nhiều so với thông lệ quốc tế, lý do: tốc độ tăng trƣởng tổng tài sản có của các ngân hàng thƣơng mại quốc doanh là quá nhanh, khoảng 20%/năm. Chính vì vậy nhu cầu tăng vốn tự có đang đặt ra là hết sức cấp bách nhằm đáp ứng đƣợc

thực tế phát triển kinh tế và các lộ trình gia nhập các tổ chức kinh tế thế giới của nền kinh tế Việt nam.

Bảng: 2.2 Tốc độ tăng trƣởng vốn tự có, Tổng tài sản có của ngân hàng thƣơng mại quốc doanh

Tên NH Chỉ tiêu Tháng 12/2000 Tháng 12/2001 Tháng 12/2002 Tháng 9/2003 Giá trị (tỷ đồng) Giá trị (tỷ đồng) Tốc độ tăng (%) Giá trị (tỷ đồng) Tốc độ tăng (%) Giá trị (tỷ đồng) Tốc độ tăng (%) Ngân hàng công thƣơng

Vốn tự có 1.050 1.057 0.7 2.065 95.4 2.465 19.4 Tổng T.S

57.010 70.593 23.8 84.124 19.2 98.010 16.5

Ngân hàng ngoại thƣơng

-Vốn tự có 1.099 1.080 -1.7 2.032 88.1 2.432 19.7 -Tổng T.S có 67.013 77.499 15.6 82.294 6.2 92.136 12.0 Ngân hàng đầu tƣ Vốn tự có 1.133 1.158 2.2 2.372 104.8 3.722 56.9 Tổng T.S có 52.529 65.200 24.1 77.844 19.4 90.041 15.7 Ngân hàng nông nghiệp

Vốn tự có 2.271 2.306 1.5 3.825 65.9 4.705 23.0 Tổng T.S có 57.152 73.935 29.4 100.951 36.5 136.143 34.9 [Nguồn: Dự thảo tăng vốn tự có cho các ngân hàng thƣơng mại quốc doanh,

Nhằm tăng vốn điều lệ cho các ngân hàng thƣơng mại quốc doanh, Chính phủ đã cấp hơn 10.000 tỷ đồng, thế nhƣng con số này vẫn còn quá khiêm tốn so với nhu cầu thực tế của các ngân hàng thƣơng mại để đáp ứng nhu cầu vể vốn cho phát triển kinh tế, con số thực tế tối thiểu phải là 60.000 tỷ đồng mới đảm bảo đến năm 2005, tỷ lệ an toàn vốn (vốn tự có trên tổng nguồn vốn) mới đạt trên 8%. Vốn thấp gây ra rất nhiều hạn chế trong cho vay, do quy định hiện nay, mỗi ngân hàng không đƣợc cho vay đối với một khách hàng không vựơt quá 15% vốn tự có, vì thế, mỗi ngân hàng thƣơng mại quốc doanh chỉ có thể cho vay đối với một khách hàng tổng số tiền không vƣợt quá 300 tỷ đồng. Trong khi đó, nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp lại rất cao: đầu tƣ xây dựng một nhà máy xi măng chẳng hạn, mức vốn cần thiết lên tới 2.000 tỷ đồng. Thiếu vốn, các ngân hàng thƣơng mại quốc doanh chỉ trông chờ vào ngân sách Nhà nƣớc cấp, mà nguồn này hoàn toàn bị hạn chế do khả năng tích luỹ của nền kinh tế còn rất thấp và còn nhiều nhu cầu đầu tƣ khác cần phải chi tiêu.

Mức vốn chủ sở hữu bình quân của các ngân hàng thƣơng mại cổ phần đô thị là 105 tỷ đồng, trong đó vốn điều lệ là 79 tỷ đồng; mức vốn chủ sở hữu bình quân của các ngân hàng thƣơng mại cổ phần nông thôn là 4,25 tỷ đồng, trong đó vốn điều lệ là 2,75 tỷ đồng. Nếu so sánh với các quốc gia khác trong khu vực và trên thế giới thì các ngân hàng thƣơng mại Việt nam có quy mô vốn rất nhỏ, vốn tự có trung bình của ngân hàng thƣơng mại quốc doanh là xấp xỉ 170 triệu đô la Mỹ, đối với ngân hàng thƣơng mại cổ phần là 12 triệu đô la Mỹ.

Nguồn vốn huy động:

Huy động tiết kiệm: Hiện tƣợng siêu lạm phát xẩy ra cuối những năm 80 của thế kỷ 20 và sự giảm giá đồng nội tệ làm cho cƣ dân mất lòng tin vào hệ thống ngân hàng và đồng tiền Việt nam. Tiết kiệm của các hộ gia đình thƣờng đƣợc tích trữ

tại nhà dƣới dạng ngoại tệ mạnh nhƣ đô la Mỹ hoặc vàng, điều này làm cho nền kinh tế Việt nam trở thành một nền kinh tế tiền mặt lớn nhất. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, ngân hàng thƣơng mại đã có những nỗ lực đáng kể trong việc thu hút lƣợng tiền nhà rỗi từ công chúng và đang trở thành nguồn vốn quan trong đáp ứng các nhu cầu về vốn của nền kinh tế.

Bảng 2.3. Tình hình huy động vốn của ngân hàng thƣơng mại Việt nam

Thời gian 2000 2001 2002 Loại N.hàng Tỷ đồng % Tỷ đồng % Tỷ đồng % NH TMQD 143,640 76.0 175,560 76.0 218,950 75.5 NH TMCP 34,020 18.0 47,355 20.5 52,200 18.0 NH N.ngoài và NHLD 11,340 6.0 12,705 5.5 18,850 6.5 Tổng cộng 189,000 231,000 290,000

[Nguồn: Are Vietnam’s Banks ready for the WTO, World Bank, 2/2004]

Tỷ lệ vốn tự có trên tổng nguồn vốn huy động là ở mức thấp dƣới 4% đối với ngân hàng thƣơng mại quốc doanh, dƣới 6% đối với toàn hệ thống chứng tỏ sự yếu kém và mức độ an toàn là rất thấp của ngân hàng thƣơng mại Việt nam. Tất cả các ngân hàng thƣơng mại đều không đáp ứng yêu cầu của tiêu chuẩn quốc tế (tỷ lệ này phải đạt 8%).

Bảng 2.4: Tỷ lệ vố tự có/tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng thƣơng mại (%)

NH TMQD 3.6 2.79 2.38 3.63 NH TMCP 9.85 7.74 7.42 8.03 NH N.ngoài và NH LD 17.97 16.15 14.82 16.12 Quỹ TD 9.12 10.36 9.92 10.34 Toàn bộ hệ thống NHTM 6.42 5.21 4.51 5.92

[Nguồn: Are Vietnam’s Banks ready for the WTO, World Bank, 2/2004]

Tốc độ tăng trƣởng huy động vốn có xu hƣớng giảm (năm 2000: 32%, năm 2001: 24,1%, năm 2002: 22,7%). Trong đó, tốc độ tăng trƣởng huy động vốn bằng ngoại tệ có xu hƣớng giảm

Hình thức huy động vốn từ dân cƣ chủ yếu là huy động tiết kiệm (79-80% trong tổng tiền gửi huy động từ dân cƣ). Các hình thức huy động qua phát hành giấy tờ có giá chiếm tỷ trọng nhỏ (20%). Mặc dù tiền gửi tiết kiệm huy động từ dân cƣ tăng bình quân khoảng 18.000 tỷ đồng/năm nhƣng tốc độ tăng bình quân hàng năm có xu hƣớng giảm mạnh từ 29,13% năm 2000 xuống còn 17,85% năm 2002.

Tỷ trọng nguồn vốn trung và dài hạn trong tổng nguồn vốn tăng dần qua các năm (năm 2000: 26,7%, năm 2001: 28,4%, năm 2002: 30,67%). Tuy nhiên, nguồn vốn có thời hạn từ 1 đến 2 năm vẫn là chủ yếu, nguồn vốn có thời hạn từ 5 năm trở lên có tỷ trọng nhỏ (7% tổng vốn trung dài hạn). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nguồn vốn tiền Đồng trong thời gian qua tăng do lãi suất huy động bằng tiền Đồng tăng lên đáng kể (kỳ hạn 12 tháng: năm 2001, 6,6%/năm; năm 2002, 7,44- 8,64% mức lãi suất này phổ biến ở các ngân hàng thƣơng mại ở tại thời điểm

hiện nay). Tiền gửi bằng ngoại tệ tăng ở mức thấp và có xu hƣớng giảm do lãi suất ngoại tệ giảm.

Do nguồn vốn chủ sở hữu của các ngân hàng thƣơng mại thấp nên ảnh hƣởng đến công tác huy động vốn. Nhƣ phần trên đã trình bày, nguồn vốn huy động của các ngân hàng thƣơng mại cổ phần chiếm trên 10% tổng huy động của toàn hệ thống nhƣng có tới trên 60% là huy động bằng hình thức nhận tiền gửi tiết kiệm (trong đó có trên 90% là tiền gửi có kỳ hạn). Đây là nguồn vốn rất ổn định nhƣng lãi suất "đầu vào" quá cao nên nếu sử dụng không hiệu quả, hiệu suất sử dụng vốn thấp thì sẽ khó đảm bảo các quy định về an toàn vốn và có nguy cơ dẫn đến thua lỗ khi có biến động lớn về lãi suất. Một nguồn vốn rất quan trọng, có lãi suất "đầu vào" thấp nhƣng chƣa đƣợc các ngân hàng thƣơng mại thực sự quan tâm là các khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng. Nguyên nhân chủ yếu là hầu hết các ngân hàng thƣơng mại hiện nay đang hoạt động đơn thuần chỉ nhận tiền gửi tiết kiệm để cho vay chứ chƣa hoặc ít quan tâm đến việc nâng cao chất lƣợng nghiệp vụ thanh toán và nâng cao chất lƣợng của nhiều loại hình dịch vụ khác nên không khuyến khích đƣợc khách hàng thực hiện các giao dịch thanh toán qua ngân hàng.

Có thể nói là nghiệp vụ huy động vốn của các ngân hàng thƣơng mại chƣa thực sự đƣợc quan tâm đúng mức, chƣa có chiến lƣợc huy động vốn nên cả về chất lƣợng dịch vụ lẫn các loại hình huy động vốn chƣa thực sự gây đƣợc sự quan tâm của công chúng.

Các nguồn vốn khác:

Nguồn vốn này hình thành chủ yếu từ nguồn vốn uỷ thác đầu tƣ và nguồn vốn vay của các tổ chức và cá nhân trong nƣớc và nƣớc ngoài. Do việc thực hiện

ngân hàng thƣơng mại mà chủ yếu qua hệ thống kho bạc Nhà nƣớc, nên ngân hàng thƣơng mại chƣa thu hút đƣợc nhiều nguồn vốn này.

Hình thức huy động vốn bằng cách vay vốn của công chúng dƣới hình thức phát hành các loại giấy tờ có giá hầu nhƣ chƣa đƣợc sử dụng tại các ngân hàng thƣơng mại cổ phần, tuy đã có một số ngân hàng thƣơng mại quốc doanh phát hành kỳ phiếu ngân hàng nhƣng thực chất của loại kỳ phiếu này cũng chỉ là nhận tiền gửi có kỳ hạn nhƣng chỉ xẩy ra ở các ngân hàng thƣơng mại quốc doanh. Lý do: chƣa có các quy định cụ thể của Nhà nƣớc về việc phát hành giấy tờ có giá nhƣ trái phiếu ngân hàng thƣơng mại, chứng chỉ tiền gửi..., mặt khác bản thân các ngân hàng thƣơng mại cổ phần cũng chƣa có đƣợc những dự án lớn khả thi để đầu tƣ hoặc chƣa tạo đƣợc lòng tin của công chúng đầu tƣ vào hoạt động kinh doanh của mình, ngân hàng thƣơng mại quốc doanh thì chƣa đƣợc phép của Chính phủ cho phép cổ phần hoá nên chƣa thực sự quan tâm đến hình thức huy động vốn này.

Các ngân hàng thƣơng mại chỉ đƣợc vay của Ngân hàng Nhà nƣớc khi có khó khăn về chi trả (thƣờng là khi đã bị đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt), cho vay tái cấp vốn thông thƣờng, cho vay thanh toán của Ngân hàng Nhà nƣớc đối với các ngân hàng thƣơng mại cổ phần hầu nhƣ là không có, đây cũng là một sự bất bình đẳng đối với các ngân hàng thƣơng mại cổ phần và cũng làm giảm sút hiệu lực quản lý thông qua các công cụ kinh tế.

2.2.2.2 Sử dụng vốn

Hoạt động cho vay đối với nền kinh tế của ngân hàng thương mại.

Các ngân hàng thƣơng mại đã sử dụng vốn huy động đƣợc để đầu tƣ dƣới các hình thức chủ yếu sau: cho vay nền kinh tế, gửi tiền ở nƣớc ngoài, đầu tƣ vào tín phiếu – trái phiếu kho bạc...

Cùng với sự thay đổi các phƣơng thức hoạt động của ngân hàng thƣơng mại quốc doanh, thời gian qua cũng đã ghi nhận sự chuyên sâu và ngày càng gia tăng về mức độ tiền tệ hoá trong nền kinh tế với tỷ lệ tín dụng đã tăng từ 13%GDP năm 1990 đến 44%GDP năm 2000.

Thị phần cho vay nội địa đối với nền kinh tế của ngân hàng thƣơng mại quốc doanh chiếm 70%, tiếp đến là các ngân hàng nƣớc ngoài chiếm 15%, ngân hàng thƣơng mại cổ phần chiếm 12%, ngân hàng liên doanh chỉ chiếm 3% [Nguồn: Báo cáo kiểm toán ngân hàng và ƣớc tính của ngân hàng thế giới tháng 12- 2002]. Trong thời gian gần đây, hơn một nửa danh mục vốn đầu tƣ của ngân hàng thƣơng mại quốc doanh thuộc về các doanh nghiệp Nhà nƣớc. Các ngân hàng nƣớc ngoài dƣờng nhƣ chỉ mới bắt đầu cung cấp các dịch vụ tài chính cho hoạt động của các công ty, tập đoàn xuyên quốc gia ở Việt nam hơn là đi vào cạnh tranh trực tiếp trong việc cung cấp dịch vụ ngân hàng cho các doanh nghiệp trong nƣớc. Các ngân hàng thƣơng mại cổ phần vẫn là nguồn cung cấp dịch vụ chính cho khu vực doanh nghiệp ngoài quốc doanh, các hộ kinh doanh cá thể (chiếm 12% thị phần tín dụng). Điều này phản ánh một thực tế là các ngân hàng nƣớc ngoài đang trong thời gian tìm hiểu, thăm dò thị trƣờng và chờ cơ hội kinh doanh. Vấn đề đặt ra là, khi mà các ngân hàng nƣớc ngoài đƣợc hoạt động một cách bình đẳng nhƣ các ngân hàng trong nƣớc thì điều gì sẽ xẩy ra với các ngân hàng trong nƣớc do các ngân hàng nƣớc ngoài có nhiều lợi thế về vốn, công nghệ .. trong cuộc cạnh tranh giành dật thị phần?. Mặc dù quá trình cải tổ ngân hàng thƣơng mại cổ phần đã đạt đƣợc những thành tựu quan trọng, nhƣng còn rất nhiều ngân hàng thƣơng mại cổ phần đang gặp phải vấn đề khó khăn về vốn hoạt động nếu phân loại vốn tự có theo tiêu chuẩn kế toán quốc tế đƣợc áp dụng. Sự tăng trƣởng nhanh về cho vay và sự yếu kém về năng lực quản lý dẫn đến rủi ro

tín dụng và dẫn đến vấn đề nợ tồn động khó đòi không xử lý đƣợc làm cho các ngân hàng thƣơng mại cổ phần không những gặp khó khăn hơn về vốn hoạt động mà còn gặp khó khăn trong việc tiếp cận các nguồn vốn nhằm tăng tiềm lực tài chính từ bên ngoài trong quá trình hội nhập kinh tế.

Một tỷ lệ lớn danh mục vốn của các ngân hàng thƣơng mại quốc doanh đầu tƣ vào lĩnh vực nông, lâm, ngƣ nghiệp chiếm khoảng 23-26%, lĩnh vực dịch vụ thƣơng mại chiếm 16-22%, lĩnh vực xây dựng chiếm 13%, lĩnh vực công nghiệp chiếm 16%, các lĩnh vực khác 22% % [nguồn: Báo cáo kiểm toán ngân hàng và ƣớc tính của ngân hàng thế giới tháng 12-2002]. Cho vay đối với lĩnh vực xây dựng là một trong những danh mục đầu tƣ lớn nhất của ngân hàng thƣơng mại quốc doanh. Tỷ lệ vốn cho vay ngắn hạn của ngân hàng thƣơng mại quốc doanh chiếm hơn 60% phản ánh tầm quan trọng của nguồn vốn lƣu động ngắn hạn của các lĩnh vực: nông nghiệp, dịch vụ thƣơng mại (trừ ngân hàng đầu tƣ và phát triển Việt nam, nguồn vốn chủ yếu tập trung đầu tƣ vào các dự án trung dài hạn). Bảng 2.5: Vốn ngân hàng cho vay đối với doanh nghiệp Nhà nƣớc

Năm 1997 1998 1999 2000 2001 2002

Khối lƣợng vốn (Ngàn Tỷ đồng)

31.0 38.1 54.3 69.9 79.7 86.9

Tăng trƣởng TD đối với DNNN (%)

22.9 42.5 28.7 14.0 9.0

Cho vay DNNN (% tổng vốn cho vay đối với nền kinh tế)

49.6 52.4 48.2 44.9 41.8 40.3

[Nguồn: IMF và WB tháng 12/2002]

Từ năm 1998, lƣợng vốn của ngân hàng cho vay đối doanh nghiệp Nhà nƣớc liên tục giảm, tăng trƣởng tín dụng liên tục vƣợt quá tỷ lệ tăng trƣởng thực tế của nền

kinh tế ngay cả khi số lƣợng doanh nghiệp Nhà nƣớc đƣợc giảm một cách đáng kể. Điều này chứng tỏ rằng nguồn vốn mà các doanh nghiệp vay từ ngân hàng thƣơng mại đƣợc sử dụng kém hiệu quả. Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh đã bắt đầu tiếp cận đƣợc nguồn vốn của ngân hàng thƣơng mại theo cách bình đẳng nhƣ là các doanh nghiệp Nhà nƣớc mặc dù vẫn tồn tại tâm lý lo sợ, không tin tƣởng vào hoạt động sản xuất kinh doanh của nhóm doanh nghiệp ngoài quốc doanh và ngân hàng thƣơng mại chƣa thật mạnh dạn đầu tƣ.

Bảng 2.6. Cơ cấu phân bổ tín dụng, Đơn vị tính %

Năm 1998 1999 2000 2001 2003

Tổng khối lƣợng tín dụng cho nền kinh tế

100 100 100 100 100 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong đó – DN Nhà nƣớc 52 48 45 47 46

- DN Ngoài Quốc doanh 48 52 55 53 54

[Nguồn: IMF tại Việt nam, 2003]

Phân bổ tín dụng cho khu vực doanh nghiệp Nhà nƣớc đang có xu hƣớng giảm đI tƣơng đối mạnh

Đối với hoạt động tín dụng, nhằm khắc phục khó khăn cho các doanh nghiệp về điều kiện thế chấp, Ngân hàng Nhà nƣớc đã bãi bỏ những yêu cầu đối với khách hàng vay tín chấp (nhƣ 2 năm có lãi, có khả năng toàn trả vốn vay,...). Đồng thời,

Một phần của tài liệu Đổi mới hệ thống ngân hàng thương mại trong bối cảnh mới của nền kinh tế Việt Nam (Trang 53)