Hệ thống ngân hàng Việt nam trước khi có 2 Pháp lệnh về ngân hàng (1990)

Một phần của tài liệu Đổi mới hệ thống ngân hàng thương mại trong bối cảnh mới của nền kinh tế Việt Nam (Trang 38)

(1990)

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI đã đánh dấu bƣớc mở đầu của thời kỳ đổi mới, cơ chế kế hoạch hoá tập trung đã từng phát huy hiệu quả trong công cuộc vừa xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nƣớc nhƣng trong giai đoạn xây dựng và phát triển đất nƣớc suốt nửa đầu thập niên 80 đã tỏ ra kém hiệu quả, kìm hãm sức sản xuất xã hội, làm cho sản xuất đình đốn, nền kinh tế khủng hoảng trầm trọng. Lạm phát phi mã (nếu lấy giá cả năm 1976 là 100 thì năm 1981 là 313,7%, năm 1984 là 1400%, năm 1985 là 2390%) buộc hệ thống ngân hàng phải thực hiện chính sách lãi suất cao làm cho công nợ của các doanh nghiệp càng gia tăng, lãi suất ngoài ngân hàng cũng tăng lên, tình trạng cho vay nặng lãi phát triển càng làm cho ngƣời vay không có khả năng hoàn trả cả nợ vay lẫn lãi. Thêm vào đó, cùng với việc nhiều doanh nghiệp (mà chủ yếu là các doanh nghiệp Nhà nƣớc) làm ăn không hiệu quả, thua lỗ nặng nề dẫn đến nguy cơ phá sản đã làm cho hệ thống ngân hàng lâm vào tình cảnh hết sức khó khăn.

Đặc trƣng nổi bật của hoạt động ngân hàng trong giai đoạn này là hệ thống ngân hàng một cấp, mang nặng tính bao cấp và đƣợc vận hành theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung, lẫn lộn giữa chức năng quản lý và kinh doanh càng làm cho hoạt động ngân hàng kém hiệu quả, không theo kịp với đòi hỏi của sự phát triển của nền kinh tế.

Môi trƣờng pháp lý cho việc điều chỉnh mọi hoạt động của hệ thống ngân hàng còn rất sơ khai. Cơ sở pháp lý trong thời kỳ này hầu hết là dƣới hình thức văn bản dƣới luật điều chỉnh từng loại nghiệp vụ cụ thể trong thời kỳ kế hoạch hoá tập trung hiện không còn phù hợp.

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI đã đề ra phƣơng hƣớng phát triển kinh tế ở Việt nam trong công cuộc đổi mới là phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo cơ chế thị trƣờng có sự quản lý của Nhà nƣớc theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa. Nhƣ vậy, những khuyết tật chủ yếu của cơ chế quản lý kinh tế trƣớc đây đã đƣợc nhận rõ và về cơ bản đã tìm đƣợc hƣớng khắc phục; việc sử dụng quan hệ hàng - tiền hết sức đƣợc chú trọng, hạch toán kinh tế đƣợc áp dụng rộng rãi ở mọi ngành, các thành phần kinh tế đƣợc thừa nhận cùng phát triển bình đẳng, hệ thống tài chính - ngân hàng bắt đầu đƣợc cải tổ, đổi mới ngành ngân hàng trở thành nhân tố tích cực cho công cuộc đổi mới nền kinh tế; vì vậy đến cuối thập niên 80 nền kinh tế Việt Nam đã có dấu hiệu khởi sắc: sản xuất tăng trƣởng, hàng hoá trên thị trƣờng dồi dào, phong phú, xuất nhập khẩu tăng lạm phát đã đƣợc kìm chế (từ mức lạm phát 3 con số xuống còn 2 con số) tạo điều kiện giảm thấp trong những năm sau.

Thực hiện chủ trƣơng chuyển mạnh hoạt động ngân hàng sang hạch toán kinh tế và kinh doanh xã hội chủ nghĩa, từ tháng 6/1987 Chủ tịch Hội đồng Bộ trƣởng (nay là Thủ tƣớng Chính phủ) đã cho phép Ngân hàng Nhà nƣớc làm thí điểm việc tách ngân hàng chuyên doanh từ hệ thống Ngân hàng Nhà nƣớc làm nhiệm vụ kinh doanh tiền tệ - tín dụng và dịch vụ ngân hàng ở một số tỉnh, thành phố tạo nền móng hình thành hệ thống ngân hàng thƣơng mại tại Việt Nam.

Tuy nhiên, do hệ thống các văn bản pháp lý không đầy đủ, không đồng bộ, không xác định đƣợc cơ quan cấp phép và quản lý ngân hàng thƣơng mại và các

tổ chức tín dụng hợp tác nên cùng với sự đổ bể của hàng loạt các quỹ tín dụng, các ngân hàng thƣơng mại đã gặp không ít khó khăn, thậm chí nhiều ngân hàng trên bờ vực phá sản. Ngoài ra, nhiều ngân hàng thƣơng mại kinh doanh vƣợt khỏi tầm quản lý, kiểm soát của Ngân hàng Nhà nƣớc. Trong bối cảnh đó, Nhà nƣớc đã công bố hai Pháp lệnh về Ngân hàng (Pháp lệnh Ngân hàng Nhà nƣớc và Pháp lệnh ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính) tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động kinh doanh ngân hàng và quản lý Nhà nƣớc đối với hoạt động ngân hàng.

Một phần của tài liệu Đổi mới hệ thống ngân hàng thương mại trong bối cảnh mới của nền kinh tế Việt Nam (Trang 38)