Những diễn biến chính của quá trình đổi mới hệ thống ngân hàng thương mại Việt nam sau khi có 2 Pháp lệnh về ngân hàng.

Một phần của tài liệu Đổi mới hệ thống ngân hàng thương mại trong bối cảnh mới của nền kinh tế Việt Nam (Trang 40)

thương mại Việt nam sau khi có 2 Pháp lệnh về ngân hàng.

Hình thành hệ thống các ngân hàng thương mại đa dạng

Hệ thống ngân hàng thƣơng mại Việt nam bao gồm nhiều loại hình ngân hàng với những hình thức sở hữu khác nhau, tổ chức và hoạt động dƣới một hành lang pháp lý là Luật các tổ chức tín dụng (TCTD). Xét dƣới góc độ sở hữu, chúng ta có các loại hình ngân hàng sau:

- Ngân hàng thƣơng mại Quốc doanh (100% sở hữu Nhà nƣớc) - Ngân hàng hợp tác

- Chi nhánh Ngân hàng nƣớc ngoài (100% sở hữu Ngân hàng nƣớc ngoài)

- Ngân hàng liên doanh (Sở hữu hỗn hợp giữa Ngân hàng Việt nam và ngân hàng nƣớc ngoài)

- Ngân hàng thƣơng mại cổ phần

Ngân hàng thương mại quốc doanh là loại hình ngân hàng đã đƣợc pháp luật thừa nhận và định rõ địa vị pháp lý từ Pháp lệnh Ngân hàng, Hợp tác xã tín dụng và Công ty tài chính quy định cho đến Luật các TCTD. Theo Pháp lệnh Ngân

lập bằng 100% vốn Ngân sách Nhà nƣớc". Hiện nay các Ngân hàng thƣơng mại quốc doanh vẫn đang nắm vai trò chủ đạo của mình trong toàn hệ thống ngân hàng thƣơng mại.

Nhƣ vậy, Ngân hàng thƣơng mại quốc doanh là loại hình ngân hàng đƣợc Nhà nƣớc thành lập, sở hữu Nhà nƣớc, vốn điều lệ do Nhà nƣớc cấp. Trƣớc đây, 4 Ngân hàng thƣơng mại quốc doanh (Ngân hàng Ngoại thƣơng Việt nam, Ngân hàng Công thƣơng Việt nam, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt nam, Ngân hàng Đầu tƣ và phát triển Việt nam) hoạt động nhƣ các ngân hàng chuyên doanh, mỗi một ngân hàng hoạt động phục vụ chủ yếu ở các lĩnh vực, các ngành kinh tế nhƣ tên gọi của chúng. Tuy nhiên, gần đây 4 Ngân hàng thƣơng mại quốc doanh giống nhau đều thực hiện các hoạt động kinh doanh đa năng với tƣ cách là những ngân hàng thƣơng mại, phục vụ mọi ngành, mọi lĩnh vực. Một vài năm gần đây xuất hiện thêm Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu long và Ngân hàng chính sách xã hội, đều là sở hữu Nhà nƣớc 100%. Ngân hàng này thành lập nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội của đất nƣớc, hoạt động với tƣ cách là ngân hàng chuyên doanh hoặc ngân hàng chính sách chứ không phải là ngân hàng thƣơng mại đa năng nhƣ 4 Ngân hàng trên.

Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài là cơ sở của ngân hàng nƣớc ngoài tại Việt nam hoạt động theo pháp luật Việt nam". Luật các TCTD khẳng định: Ngân hàng nƣớc ngoài đƣợc phép hoạt động tại Việt nam dƣới hình thức chi nhánh Ngân hàng nƣớc ngoài tại Việt nam. Chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài là loại hình chi nhánh của pháp nhân nƣớc ngoài, là một pháp nhân phụ thuộc với 100% vốn đƣợc cấp ban đầu từ ngân hàng nƣớc ngoài. Cho đến nay, trong hệ thống ngân hàng, đã có 26 chi nhánh của các ngân hàng nƣớc ngoài hoạt động tại Việt nam của các nƣớc lớn trên thế giới và các nƣớc trong khu vực. Chi nhánh ngân

hàng nƣớc ngoài thực hiện các hoạt động kinh doanh tiền tệ, ngân hàng, là những ngân hàng thƣơng mại đa năng.

Ngân hàng liên doanh là ngân hàng đƣợc thành lập bằng vốn góp của bên ngân hàng Việt nam và bên ngân hàng nƣớc ngoài, có trụ sở tại Việt nam hoạt động theo pháp luật Việt nam. Ngân hàng liên doanh là một pháp nhân độc lập, là ngân hàng thƣơng mại hoạt động tại Việt nam. Vốn ban đầu (vốn điều lệ) của Ngân hàng là vốn góp của ngân hàng nƣớc ngoài và ngân hàng Việt nam. Mọi quyền lợi, trách nhiệm trong hoạt động và tổ chức của loại hình này đều tuân theo một nguyên tắc chung thống nhất là tỷ lệ vốn góp của các bên. Cho đến nay trong hệ thống ngân hàng Việt nam có 5 Ngân hàng liên doanh giữa Việt nam và nƣớc ngoài (Ngân hàng IndoVina, Ngân hàng VidPublic, Ngân hàng ChohungVina, Ngân hàng VinaSiam, Ngân hàng Lào Việt).

Ngân hàng hợp tác là một loại hình TCTD hợp tác với hình thức sở hữu tập thể, đƣợc Luật các TCTD quy định: " Các tổ chức tín dụng Việt nam gồm có Tổ chức tín dụng Nhà nƣớc, tổ chức tín dụng cổ phần của Nhà nƣớc và nhân dân, tổ chức tín dụng hợp tác". Luật các TCTD còn khẳng định; "TCTD hợp tác là tổ chức kinh doanh tiền tệ và làm dịch vụ ngân hàng, do các tổ chức, cá nhân và hộ gia đình tự nguyện thành lập để hoạt động ngân hàng... " loại hình này bao gồm Ngân hàng hợp tác, Quỹ tín dụng nhân dân, hợp tác xã tín dụng và các hình thức khác. Ngân hàng hợp tác là một loại hình thuộc sở hữu tập thể đƣợc thành lập bằng vốn góp của các xã viên, của các cá nhân hay hộ gia đình. Tuy nhiên hoạt động của loại hình này với phạm vi hẹp và với các hoạt động ngân hàng đơn giản.

"Ngân hàng thƣơng mại cổ phần là ngân hàng thƣơng mại đƣợc thành lập dƣới hình thức công ty cổ phần, trong đó một cá nhân hoặc một tổ chức không đƣợc sở hữu số cổ phần của ngân hàng quá tỷ lệ do Ngân hàng Nhà nƣớc quy định". Luật các TCTD ra đời là một bƣớc tiến mới mở rộng và tạo khuôn khổ hành lang pháp lý vững chắc cho việc tồn tại và hoạt động của ngân hàng thƣơng mại cổ phần. Ngân hàng thƣơng mại cổ phần là loại hình đƣợc quy định rõ là Ngân hàng cổ phần của Nhà nƣớc và nhân dân - tức Ngân hàng cổ phần là ngân hàng có vốn cổ phần của Nhà nƣớc và vốn cổ phần của nhân dân. Ở đây, hành lang pháp lý đối với loại hình này rất rộng không có quy định cổ đông (ngƣời góp vốn) phải là và chỉ là tổ chức Việt nam và cá nhân ngƣời Việt nam mà chỉ quy định bắt buộc phải có vốn cổ phần của Nhà nƣớc, phần vốn cổ phần của Nhà nƣớc trong ngân hàng cổ phần là phần vốn của các tổ chức quốc doanh (pháp nhân Nhà nƣớc bao gồm cả các doanh nghiệp Nhà nƣớc) với tƣ cách là ngƣời đại diện cho Nhà nƣớc góp vốn vào Ngân hàng cổ phần. Ngân hàng cổ phần có thể có nhiều chủ sở hữu đan xen khác nhau, bên cạnh chủ sở hữu là các tổ chức Nhà nƣớc (sở hữu phần vốn của Nhà nƣớc góp vào Ngân hàng cổ phần) thì ngân hàng cổ phần còn có thể có nhiều loại chủ sở hữu khác cùng tham gia góp vốn mua cổ phần và sở hữu: - Các doanh nghiệp Nhà nƣớc;

- Các cá nhân ngƣời Việt nam; - Các cá nhân ngƣời nƣớc ngoài; - Các tổ chức ngoài quốc doanh; - Các tổ chức nƣớc ngoài.

Tính tất yếu và sự cần thiết của loại hình ngân hàng thƣơng mại cổ phần ở Việt nam trong giai đoạn hiện nay xuất phát từ vai trò to lớn thông qua hoạt động của loại hình ngân hàng này trong nền kinh tế.

- Nền kinh tế Việt nam có tới 80% các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh đều là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, do vậy sự ra đời và hoạt động của các ngân hàng thƣơng mại cổ phần là cần thiết để bổ sung cho các ngân hàng thƣơng mại quốc doanh trong việc đáp ứng nhu cầu của khu vực kinh tế tƣ nhân rộng lớn và luôn thiếu vốn. Trên thực tế, trong những năm qua các ngân hàng thƣơng mại cổ phần đã thực hiện đƣợc một khối lƣợng lớn về cung ứng vốn và các dịch vụ thanh toán cho các khách hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong cả nƣớc khi mà các ngân hàng thƣơng mại quốc doanh và ngân hàng nƣớc ngoài tại Việt nam chƣa có điều kiện với tới.

- Việc chỉ có các ngân hàng thƣơng mại quốc doanh với nguồn vốn của Nhà nƣớc hoạt động trong lĩnh vực nhận tiền gửi và cho vay sẽ gây ra sự độc quyền trong việc cung cấp các dịch vụ ngân hàng cho nền kinh tế và không khai thác hết đƣợc tiềm năng của các thành phần kinh tế. Biện pháp huy động vốn qua chế độ cổ phần có nhiều ƣu điểm, bổ sung có hiệu quả cho các hình thức khác.

- Ngân hàng thƣơng mại cổ phần đã tạo những yếu tố cạnh tranh trong hoạt động dịch vụ ngân hàng, cạnh tranh trên thị trƣờng tiền tệ để nâng cao chất lƣợng hoạt động và kỹ thuật nghiệp vụ ngân hàng. Trên thực tế, từ khi các ngân hàng thƣơng mại cổ phần tham gia hoạt động trên thị trƣờng tiền tệ cùng với các loại hình ngân hàng thƣơng mại khác, chất lƣợng phục vụ khách hàng và chất lƣợng các dịch vụ ngân hàng ngày đƣợc nâng cao đặc biệt là các dịch vụ về cho vay vốn và thanh toán qua ngân hàng.

Sự thay đổi các Quy định về hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại

Vào đầu những năm 90 của thế kỷ 20, sau khi có các Pháp lệnh về ngân hàng cùng với nỗ lực của Chính phủ trong việc điều hành kinh tế vĩ mô, lạm phát đã

lãi suất cao. Với chính sách thu hút vốn với lãi suất cao, tiền mặt đã tập trung vào ngân hàng thƣơng mại nhanh chóng, tạm thời làm giảm cung tiền tệ, nhƣng đồng thời làm tăng lãi suất cho vay của ngân hàng. Tuy nhiên, do nền kinh tế thị trƣờng mới hình thành, phát triển tại Việt Nam và chƣa phát huy hiệu quả, các doanh nghiệp chƣa thích nghi đƣợc với cơ chế quản lý và kinh doanh mới nên với lãi suất cao nhƣ vậy đã gặp không ít khó khăn, dẫn đến nguy cơ công nợ dây dƣa ngày càng tăng đe doạ nghiêm trọng đến hệ thống ngân hàng.

Quá trình đổi mới hệ thống ngân hàng đã có những bƣớc tiến đáng kể nhất là sau khi Pháp lệnh về ngân hàng ra đời đã tạo ra một bƣớc ngoặt mới trong hoạt động của hệ thống ngân hàng thƣơng mại Việt nam. Hệ thống ngân hàng đã chuyển dịch theo các mô hình hoạt động của các ngân hàng của các nền kinh tế mới nổi và các nền kinh tế công nghiệp hoá. Hoạt động của hệ thống ngân hàng thƣơng mại bị khống chế bởi các ngân hàng thƣơng mại quốc doanh, chiếm trên 70% tổng tài sản toàn hệ thống. Trong các thập kỷ qua, các ngân hàng thƣơng mại quốc doanh đã chuyển dịch từ chỗ là các tổ chức cho vay theo chính sách trở thành các ngân hàng thƣơng mại hoạt động đúng với chức năng của chúng hơn, trở thành trung gian huy động tiết kiệm trong nƣớc cho các lĩnh vực cần vốn đầu tƣ khác nhau của nền kinh tế và cung cấp dịch vụ ngân hàng cần thiết khác cho các cá nhân, doanh nghiệp Việt nam. Sự dịch chuyển này tiến hành dƣới sự chỉ đạo của Chính phủ và sự giám sát của ngân hàng Nhà nƣớc.

Chính phủ đã chỉ đạo chuyển đổi hệ thống ngân hàng thƣơng mại hoạt động theo hƣớng thị trƣờng. Các biện pháp thực hiện đến nay bao gồm tự do hoá khu vực ngân hàng và cơ cấu lãi suất, đƣa ra kế hoạch cơ cấu lại ngân hàng thƣơng mại quốc doanh, thành lập các công ty quản lý tài sản để xử lý nợ động, chƣơng trình

tái cấp vốn nhiều giai đoạn cho các ngân hàng thƣơng mại quốc doanh và xoá bỏ dần việc cho vay theo chỉ định của Chính phủ.

Chính phủ Việt nam luôn coi Doanh nghiệp Nhà nƣớc là phƣơng tiện chủ yếu để phát triển nền kinh tế và các ngân hàng thƣơng mại quốc doanh đƣợc sử dụng là công cụ chuyển vốn cho khu vực này, nên khuôn khổ pháp lý chủ yếu đƣợc thiết kế để ƣu ái ngân hàng thƣơng mại quốc doanh. Bên cạnh đó, môi trƣờng hoạt động của hệ thống ngân hàng thƣơng mại thiếu sự cạnh tranh và môi trƣờng pháp lý trong hoạt động của ngân hàng đã ảnh hƣởng tiêu cực đến sự phát triển của lĩnh vực ngân hàng.

Để khắc phục những vấn đề yếu kém trong hoạt động của hệ thống ngân hàng, Luật ngân hàng Nhà nƣớc và Luật các tổ chức tín dụng đƣợc ban hành và bắt đầu có hiệu lực từ 01/10/1998 và 24 Nghị định liên quan đến hoạt động của ngân hàng cũng đƣợc ban hành. Ngân hàng Nhà nƣớc đã ban hành nhiều quy định về thành lập các tổ chức tài chính, tăng mức nhận tiền gửi, cho vay và quản lý các danh mục đầu tƣ của ngân hàng thƣơng mại. Nhờ vậy, các chính sách tiền tệ đƣợc thực hiện có hiệu quả, các nguồn tín dụng đƣợc cung cấp cho bất kỳ loại hình doanh nghiệp nào làm ăn có hiệu quả và tạo dựng lại uy tín cho hệ thống các tổ chức tín dụng Việt nam. Để vƣợt qua tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính châu á năm 1997, các chính sách điều chỉnh hoạt động của ngân hàng và các biện pháp thực hiện liên tục đƣợc điều chỉnh:

- Chính sách về ngân hàng đƣợc ban hành phù hợp với các chính sách kinh tế khác: tự do hoá lãi suất, các chính sách phát triển ngành...

- Huy động tối đa các nguồn lực phát huy vai trò của hệ thống ngân hàng trong phát triển kinh tế, khôi phục lại lòng tin của dân chúng về hoạt động của các tổ

chức tín dụng, khuyến khích cƣ dân sử dụng séc cá nhân trong các giao dịch thanh toán thay vì sử dụng bằng tiền mặt... (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Để tăng tính cạnh tranh giữa các ngân hàng thƣơng mại, ngân hàng Nhà nƣớc đã phân loại mỗi ngân hàng tuỳ theo các tiêu chuẩn mà ngân hàng Nhà nƣớc đƣa ra và cho phép những ngân hàng thƣơng mại có chất lƣợng hoạt động tốt hơn những quyền nhƣ: mở thêm chi nhánh, thực hiện những nghiệp vụ mới... Nhiều hạn chế về lĩnh vực hoạt động của ngân hàng thƣơng mại đang đƣợc huỷ bỏ, ngân hàng thƣơng mại quốc doanh đã thay đổi căn bản về nhận thức trong hoạt động trên cơ sở thƣơng mại và có hiệu quả.

Một số vấn đề pháp lý liên quan trực tiếp đến hoạt động ngân hàng đã đƣợc làm rõ: Quyền sở hữu về tài sản (Quyền và chuyển quyền sử dụng đất, các thủ tục đăng ký giao dịch, ...). Việc cho phép các ngân hàng nƣớc ngoài nhận tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất không chỉ thúc đẩy cạnh tranh trong hoạt động mà còn giải quyết khả năng thanh toán bằng tiền mặt hiện tại.

Bên cạnh đó, một số quy định về nghiệp vụ kinh doanh của ngân hàng thƣơng mại liên tục đƣợc sửa đổi: Quy chế cho vay, bảo lãnh, đảm bảo tiền vay theo hƣớng tạo quyền tự chủ hơn, tăng tính tự chịu trách nhiệm trƣớc các quyết định kinh doanh của minh hơn trƣớc đây.

Những đổi mới trong khuôn khổ pháp lý này đang tạo ra một xu hƣớng chung trong hoạt động của hệ thống ngân hàng thƣơng mại: hoạt động theo các nguyên tắc của thị trƣờng và dần dần phù hợp với các thông lệ quốc tế. Tuy nhiên, do những hậu quả từ rất lâu trong lịch sử đê lại, bƣớc chuyển sang các nguyên tắc thị trƣờng chƣa đƣợc nhanh chóng nhƣ mong muốn.

Tách hoạt động cho vay theo chính sách ra khỏi hoạt động cho vay thương mại.

mại của ngân hàng thƣơng mại và cho vay theo chính sách để trực tiếp giải quyết các vấn đề xã hội là một nỗ lực của Chính phủ trong việc lành mạnh hoá hoạt động kinh doanh của ngân hàng thƣơng mại.

Ngân hàng thương mại vẫn giữ vai trò quan trọng trong việc cung ứng vốn cho nền kinh tế trong những năm tới.

Những thay đổi về cơ cấu trong lĩnh vực ngân hàng đƣợc thực hiện trong hai thập kỷ qua đã đạt đƣợc những thành tựu đáng kể. Tuy nhiên, hệ thống ngân hàng thƣơng mại Việt nam vẫn còn nhiều tồn tại cần sớm khắc phục để đáp ứng những tình hình mới của thực tiễn nền kinh tế trong nƣớc và quốc tế. Về tổng thể, các nguồn lực tài chính chủ yếu đƣợc phân bổ, huy động qua kênh hệ thống ngân hàng thƣơng mại do thị trƣờng chứng khoán đang trong giai đoạn mới phát

Một phần của tài liệu Đổi mới hệ thống ngân hàng thương mại trong bối cảnh mới của nền kinh tế Việt Nam (Trang 40)