Nam.
Là xu thế chung, các ngân hàng thƣơng mại Việt nam không thể phát triển theo một quy luật riêng, nhất là sự phát triển của mỗi quốc gia ngày nay diễn ra trong điều kiện hội nhập quốc tế ngày một sâu rộng. Xây dựng các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam trở thành những ngân hàng thƣơng mại lớn hơn về quy mô, lành mạnh về bản chất, an toàn trong hoạt động và có khả năng cạnh tranh. Việc đổi mới hệ thông ngân hàng thƣơng mại Việt nam phải đƣợc định hƣớng và thực hiện một cách toàn diện và đầy đủ: đổi mới cách điều hành của Chính phủ, đổi mới các chế độ kế toán, kiểm toán, các chế độ kiểm tra - giám sát, đổi mới khuôn khổ pháp lý liên quan đến hoạt động của ngân hàng thƣơng mại, doanh nghiệp. Quá trình đổi mới hệ thống ngân hàng thƣơng mại nên tập trung vào 3 chủ thể kinh tế: Doanh nghiệp Nhà nƣớc, ngân hàng thƣơng mại quốc doanh, và ngân hàng thƣơng mại cổ phần, thiết lập lại mối quan hệ giữa doanh nghiệp và ngân hàng thƣơng mại trong đó chú trọng giải quyết vấn đề nợ đọng của các doanh nghiệp Nhà nƣớc. Đối với ngân hàng thƣơng mại quốc doanh, từng bƣớc hoàn thiện chế độ kiểm toán và thực thi cải cách: từ việc tái cấp vốn, cơ chế hoạt động độc lập tránh các áp lực về mặt chính trị và lạnh mạnh hoá tình hình tài chính, có thể mạnh dạn thí điểm cổ phần hoá để hoạt động có hiệu quả hơn.
Đối với ngân hàng thƣơng mại cổ phần, có thể mạnh dạn đóng cửa hoặc sáp nhập những đơn vị làm ăn không có hiệu quả, cho phép bán cổ phiếu cho pháp nhân và cá nhân là ngƣời nƣớc ngoài.
Đối với doanh nghiệp Nhà nƣớc, việc đổi mới, sắp xếp lại các doanh nghiệp Nhà nƣớc ở Việt Nam trong điều kiện hiện nay là một yêu cầu tất yếu khách quan để đứng vững đƣợc trong cơ chế thị trƣờng trƣớc áp lực cạnh tranh khi Việt Nam hội nhập vào thị trƣờng khu vực và thế giới qua các tổ chức nhƣ: AFTA, WTO.
lĩnh vực kinh tế kỹ thuật mà không phân biệt quy mô doanh nghiệp, trên cơ sở đạt hiệu quả kinh tế và giải quyết hợp lý các vấn đề về lao động với mục tiêu tăng tính hiệu quả trong hoạt động kinh doanh, minh bạch về tình hình tài chính. Nhƣ các phần trên đã trình bày, hệ thống ngân hàng thƣơng mại Việt Nam tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trƣờng theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa là một tất yếu khách quan, phù hợp với chủ trƣơng chính sách của Đảng và Nhà nƣớc.
Với thực trạng nhƣ hiện nay và trƣớc những thách thức mới, vấn đề đặt ra là phải có những giải pháp và bƣớc đi thích hợp để lành mạnh hoá hoạt động của ngân hàng thƣơng mại, hạn chế các yếu tố tiêu cực, phát huy các yếu tố tích cực để hệ thống ngân hàng thƣơng mại cung cấp tiện ích ngân hàng nhiều hơn nữa, hiệu quả hơn nữa đối với nền kinh tế đang phát triển ở Việt Nam.
Tuy nhiên, vì là những trung gian tài chính nên khi hệ thống ngân hàng thƣơng mại bị những tác động không tốt dẫn đến thay đổi cơ cấu thì nó sẽ có tác động dây chuyền tới nhiều chủ thể của nền kinh tế, trực tiếp là đến các đối tƣợng mà hệ thống ngân hàng thƣơng mại huy động vốn và cho vay vốn, cụ thể:
- Làm giảm khả năng huy động vốn trong xã hội thông qua các ngân hàng thƣơng mại do có sự nghi ngại của công chúng đối với hệ thống ngân hàng thƣơng mại;
- Làm giảm nhịp độ tăng trƣởng kinh tế do việc thiết lập cơ chế kiểm soát chặt chẽ hơn và xây dựng các tiêu chuẩn cho vay theo hƣớng an toàn hơn.
Vì vậy, việc đổi mới hệ thống ngân hàng thƣơng mại phải đƣợc hoạch định thành một quốc sách với những phƣơng thức xử lý khoa học, thận trọng, tính tới nhiều mặt trong bối cảnh tổng thể kinh tế – xã hội, phù hợp với thực tế của Việt Nam.
Trong định hƣớng và thực tế phát triển kinh tế ở Việt nam cho thấy, thành phần kinh tế Nhà nƣớc giữ vai trò chủ đạo trong các lĩnh vực kinh nhƣng không phải là trực tiếp tham gia kinh doanh và quản lý gián tiếp bằng các công cụ, các chính sách. Doanh nghiệp Nhà nƣớc Việt nam đang ngày càng bộc lộ những yếu kém và trì trệ trong hoạt động sản xuất kinh doanh, ngƣợc lại khu vực kinh tế ngoài quốc doanh đang lớn dần lên cả về quy mô lẫn chất lƣợng hoạt động, giải quyết đƣợc nhiều vấn đề xã hội. Vì thế, theo quan điểm của chúng tôi, nên mạnh dạn cổ phần hoá tất cả các ngân hàng thƣơng mại quốc doanh để thực sự giúp ngân hàng thƣơng mại quốc doanh làm ăn có hiệu quả.
a. Quan điểm đổi mới, sắp xếp lại ngân hàng thƣơng mại không làm mất sự ổn định xã hội. Hệ thống ngân hàng thƣơng mại liên quan trực tiếp đến nhiều mặt lợi ích của toàn cộng đồng:
(1) Lợi ích xã hội: Khi xử lý một ngân hàng thƣơng mại thì sẽ gây ảnh hƣởng không nhỏ đến hoạt động của các doanh nghiệp đang hoạt động tốt và có quan hệ tín dụng với ngân hàng đó.
(2) Lợi ích của cổ đông: Khi cổ đông bị thiệt hại về lợi ích (mất vốn điều lệ hoặc cổ tức giảm thấp) thì ngân hàng thƣơng mại sẽ khó có khả năng huy động vốn để tăng vốn điều lệ nhằm phát triển ngân hàng.
(3) Lợi ích của ngƣời gửi tiền: Về lý thuyết, một ngân hàng thƣơng mại có thể nhận tiền gửi tới 15-20 lần vốn điều lệ . Vì vậy, khi xử lý một ngân hàng thƣơng mại dƣới hình thức “phá sản” sẽ dẫn đến:
- Lợi ích của ngƣời gửi tiền không còn đƣợc đầy đủ (thậm chí còn mất cả vốn); Theo quy định hiện hành, trƣờng hợp một ngân hàng thƣơng mại bị đóng cửa mà Bảo hiểm tiền gửi tham gia thì mức bảo hiểm cho một đối tƣợng tối đa chỉ
đề đang có cách nhìn nhận khác nhau, nếu theo quy định hiện hành thì lợi ích của ngƣời gửi tiền không đƣợc bảo vệ đầy đủ, nhƣng nếu bảo vệ đầy đủ lợi ích của ngƣời gửi tiền thì phải tăng phí ngân hàng, đồng thời mục tiêu của chính sách quản lý ngoại hối sẽ phải tính toán lại. Vì vậy, việc đổi mới, sắp xếp lại hệ thống ngân hàng, đăc biệt là ngân hàng thƣơng mại cổ phần trong giai đoạn này nếu không lựa chọn đƣợc giải pháp thích hợp cũng dễ gây nên sự xáo trộn bất ổn trong xã hội.
(4) Đối với ngƣời lao động: Khi giải thể một ngân hàng thƣơng mại (thu hồi giấy phép hoạt dộng để thanh lý hoặc tuyên bố phá sản) thì toàn bộ lao động ở ngân hàng đó sẽ mất việc làm và sẽ làm tăng tỷ lệ thất nghiệp trong nền kinh tế;
b. Đổi mới, sắp xếp lại các ngân hàng thƣơng mại sao cho chi phí Ngân sách Nhà nƣớc thấp nhất.
* Một đặc thù về nghiệp vụ của ngân hàng thƣơng mại mà không một loại hình doanh nghiệp nào đƣợc thực hiện là nhận tiền gửi của mọi tổ chức kinh tế, xã hội và mọi tầng lớp dân cƣ. Vì vậy, vốn chủ sở hữu chỉ chiếm tỷ trọng rất thấp trong tổng nguồn vốn của ngân hàng thƣơng mại, nguồn vốn này đƣợc sử dụng để cho vay đối với các thành phần kinh tế, nó chỉ có thể đƣợc trả đầy đủ và kịp thời cho ngƣời gửi khi ngân hàng thƣơng mại kịp thu hồi đủ nợ đã cho vay. Tuy nhiên, trong thực tế thƣờng xuyên không có sự tƣơng ứng về thời gian và số lƣợng vốn chu chuyển giữa nghiệp vụ huy động vấn và nghiệp vụ cho vay nên cũng thƣờng xuyên có nguy cơ mất khả năng chi trả. Khi xảy ra tình trạng mất khả năng chi trả, nguồn vốn chủ sở hữu của ngân hàng thƣơng mại sẽ không đủ khả năng bồi hoàn đủ và kịp thời cho ngƣời gửi tiền, nhất là khi ngƣời gửi tiền ồ ạt đến rút vốn trƣớc thời hạn.
c. Quan điểm đổi mới hệ thống ngân hàng thƣơng mại Việt nam phải củng cố đƣợc lòng tin của công chúng vào hệ thống ngân hàng. Ngân hàng thƣơng mại vẫn là một kênh dẫn vốn rất quan trọng và chủ yếu cho sự phát triển kinh tế đất nƣớc trong giai đoạn tới. Đối với các nƣớc phát triển, đầu tƣ của công chúng thông qua thị trƣờng chứng khoán chiếm một tỷ trọng đáng kể nhƣng kênh dẫn vốn chủ yếu vẫn là hệ thống ngân hàng. Khi một doanh nghiệp có nhu cầu vốn cho hoạt động kinh doanh của mình thì không thể ngay lập tức doanh nghiệp đó phát hành các giấy tờ có giá ra thị trƣờng chứng khoán để thu hút đầu tƣ; doanh nghiệp đó cũng không thể có ngay đƣợc những đồng vốn để đáp ứng tức thời cho hoạt động kinh doanh của mình, đó là chƣa kể tới hàng hàng loạt các điều kiện đặt ra để có thể phát hành đƣợc chứng khoán ra thi trƣờng và cũng không thể cần bất kỳ một lƣợng vốn nào cũng ra thị trƣờng chứng khoán để thu hút đầu tƣ. Mặt khác, công chúng cũng không hẳn là cứ dôi ra tạm thời đồng vốn nào là sử dụng ngay đồng vốn đó để đầu tƣ chứng khoán. Điều đó có nghĩa là hoạt động ngân hàng thƣơng mại còn rất cần thiết trong hoạt động kinh tế - xã hội (thực tế, hoạt động tín dụng ngân hàng tại các nƣớc phát triển vẫn chiếm tỷ trọng trên 60% lƣợng vốn cung ứng cho nền kinh tế). Trong điều kiện nƣớc ta hiện nay, thị trƣờng chứng khoán mới đƣợc thành lập còn rất sơ khai, lƣợng chứng khoán giao dịch quá nhỏ bé và hầu hết là giao dịch tại thị trƣờng thứ cấp, sự hiểu biết của công chúng về thị trƣờng chứng khoán còn nhiều hạn chế nên đầu tƣ của công chúng thông qua thị trƣờng chứng khoán hầu nhƣ không đáng kể. Nhƣ vậy, hoạt động huy động vốn nhàn rỗi trong nhân dân để cung ứng cho sự nghiệp phát triển kinh tế đất nƣớc vẫn là trọng trách của ngành ngân hàng (trong thực tế năm 2000, tổng dƣ nợ của toàn hệ thống ngân hàng đã chiếm tới 43% GDP). Vấn đề quan trọng là phải củng cố lòng tin của công chúng để đảm bảo cho hệ thống
ngân hàng (trong đó đặc biệt là hệ thống ngân hàng thƣơng mại cổ phần) hoàn thành tốt đƣợc nhiệm vụ trong đại này.
Vì vậy, sự minh bạch toàn bộ hoạt động của từng ngân hàng thƣơng mại có tác dụng làm tăng lòng tin (và có cơ sở để tăng lòng tin) của công chúng đối với toàn bộ hệ thống ngân hàng.
Sự chuyển dịch ồ ạt tiền gửi của công chúng là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự đổ vỡ hệ thống ngân hàng. Trong tổng số nguồn vốn của các ngân hàng thƣơng mại của Việt Nam, tiền gửi chiếm tỷ trọng cao nhất (thông thƣờng chiếm tới 90% tổng nguồn vốn). Đặc biệt, tiền gửi của công chúng chiếm tỷ trọng rất lớn, nhất là các ngân hàng thƣơng mại cổ phần (bình quân tiền gửi của công chúng chiếm tới 70% nguồn vốn của các ngân hàng thƣơng mại cổ phần.
- Trong điều kiện nƣớc ta, đồng đô la Mỹ còn đƣợc công chúng cất trữ thì sự chuyển dịch tiền gửi một cách ồ ạt còn mang một màu sắc khác, đó là công chúng sử dụng số tiền gửi rút ra từ ngân hàng thƣơng mại cổ phần để mua và dự trữ ngoại tệ (thông thƣờng là đô la Mỹ), điều này đã dẫn đến việc cả nguồn vốn bằng nội tệ lẫn nguồn vốn bằng ngoại tệ tại các ngân hàng thƣơng mại giảm nhanh, gây ra 2 hiệu ứng tiêu cực:
+ Giảm nguồn vốn cho đầu tƣ và phát triển kinh tế đất nƣớc trong khi bản thân hệ thống ngân hàng không thể ứng cứu đƣợc cho nhau (đó là chƣa đề cập tới vấn đề tính hoạt động hệ thống của các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam).
+ Tăng những cơn sốt ngoại tệ làm mất giá đồng nội tệ. Sự sụp đổ hệ thống ngân hàng Thái Lan năm 1997 do nhiều nguyên nhân nội tại mà hệ thống ngân hàng của nƣớc này bị mất lòng tin làm cho đồng Bạt mất giá nghiêm trọng, gây ra hiện tƣợng rút tiền ồ ạt ở hàng loạt ngân hàng và công ty tài chính để dự trữ ngoại tệ (trong công chúng) làm cho nhiều ngân hàng và công ty tài chính sụp đổ, lòng
tin của công chúng đối với hệ thống ngân hàng nƣớc này đến nhiều năm sau này vẫn chƣa khôi phục đƣợc.