thế giới.
1.2.2.1. Ngân hàng thƣơng mại cổ phần giữ vị trí chủ đạo trong hệ thống ngân hàng thƣơng mại.
Ngày nay, khi mà quá trình toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới đang diễn ra với tốc độ nhanh, quá trình chu chuyển vốn giữa các quốc gia xem nhƣ một trong những yếu tố quyết định đối với tiềm năng và khả năng phát triển của mỗi quốc gia. Để có đƣợc một vị trí nhƣ hiện nay, hệ thống ngân hàng thƣơng mại đã trải qua một quá trình phát triển không ngừng từ các Ngân hàng thuộc sở hữu tƣ nhân nhỏ bé thành Ngân hàng lớn với nhiều hình thức sở hữu (ngân hàng thƣơng mại cổ phần) cùng với sự phát triển các hoạt động nghiệp vụ đa dạng của nó.
Về bản chất, Ngân hàng thƣơng mại cổ phần là một hình thái công ty cổ phần. Nếu trong nền kinh tế tập trung, nền kinh tế hiện vật thì hình thức này không cần đến nó, không phù hợp và nhƣ vậy có cũng không thể xuất hiện và tồn tại, nhƣng trong nền kinh tế thị trƣờng, nền kinh tế hàng hoá với cơ cấu kinh tế nhiều thành
phần thì lại rất cần đến nó, và đó là môi trƣờng tốt để loại hình này phát triển. Ngân hàng thƣơng mại cổ phần cho phép huy động và tập trung mọi nguồn vốn
trong mọi tầng lớp dân cƣ và các thành phần kinh tế khác nhau tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Biện pháp huy động vốn qua chế độ cổ phần có nhiều ƣu điểm. Chế độ cổ phần là sản phẩm tất yếu của nền kinh tế hàng hoá, góp phần làm sống động các hoạt động của hệ thống ngân hàng, cho phép thực hiện chủ trƣơng tách biệt quyền sở hữu và quyền quản lý, hạn chế sự can thiệp trực tiếp
của chính quyền vào hoạt động kinh doanh ngân hàng, qua đó tạo điều kiện để ngân hàng thực sự là chủ thể kinh doanh độc lập và có hiệu quả.
Ngân hàng thƣơng mại cổ phần là loại hình có nhiều khả năng trong việc thực hiện quyền chủ động kinh doanh, làm chủ vốn vay và thu hồi vốn vay, làm tròn trách nhiệm về vốn đối với khách hàng.
Ngân hàng thƣơng mại cổ phần đã tạo những yếu tố cạnh tranh trong hoạt động dịch vụ ngân hàng, cạnh tranh trên thị trƣờng tiền tệ để nâng cao chất lƣợng hoạt động và kỹ thuật nghiệp vụ ngân hàng, là động lực của sự phát triển hệ thống ngân hàng thƣơng mại. Trên thực tế, từ khi các ngân hàng thƣơng mại cổ phần tham gia hoạt động trên thị trƣờng tiền tệ cùng với các loại hình ngân hàng thƣơng mại khác, chất lƣợng phục vụ khách hàng và chất lƣợng các dịch vụ ngân hàng ngày đƣợc nâng cao đặc biệt là các dịch vụ về cho vay vốn và thanh toán qua ngân hàng.
Vốn của ngân hàng cổ phần đƣợc chia thành những phần bằng nhau gọi là cổ phần và đƣợc phát hành dƣới hình thức cổ phiếu. Ngƣời góp vốn vào ngân hàng, năm giữ cổ phiếu đƣợc gọi là cổ đông. Cổ đông của Ngân hàng cổ phần có thể là các cá nhân, các tổ chức, các doanh nghiệp Nhà nƣớc. Cổ phiếu xác nhận phần vốn góp vào ngân hàng, xác nhận quyền sở hữu phần tài sản của ngân hàng, đồng thời xác nhận phần lợi nhuận đƣợc hƣởng và quyền chi phối và điều hành ngân hàng. Nét đặc trƣng của cổ phiếu là nó vừa liên quan đến quan hệ sở hữu, vừa liên quan đến quan hệ hàng hoá-tiền tệ. Mặc dù cổ phiếu đƣợc mua bán, đƣợc chuyển nhƣợng trên thị trƣờng, song cổ phiếu không làm cho ngƣời sở hữu vốn bị cách biệt so với ngƣời sử dụng vốn đó. Thông qua các cổ đông, chức năng của ngƣời cho vay và ngƣời sở hữu liên kết với nhau. Vốn cổ phần là vốn dài hạn về nguyên tắc cổ đông không có quyền rút vốn mà chỉ có quyền chuyển
nhƣợng cổ phần cho ngƣời khác, tức ngân hàng chỉ phải trả lãi cho cổ phiếu mà không phải thanh toán cổ phiếu. Mặt khác ngân hàng không phải trả lãi cổ phiếu khi kinh doanh gặp khó khăn, đây là điều quan trọng giúp các ngân hàng tăng cƣờng khả năng chống đỡ với các rủi ro ở môi trƣờng bên ngoài.
Cũng do nội dung kinh tế của các Ngân hàng thƣơng mại cổ phần, chất lƣợng của một ngân hàng thƣơng mại cổ phần phụ thuộc nhiều vào ban quản lý hay nói rộng hơn là phụ thuôc vào cơ cấu tổ chức của nó. Các ngân hàng thƣơng mại cổ phần có 2 tổ chức chính là đại hội cổ đông và hội đồng quản trị. Thông thƣờng quyền quản lý tối cao thuộc về đại hội cổ đông. Tuy nhiên do số cổ đông thƣờng là lớn nên đại hội cổ đông bầu ra một tổ chức nhỏ làm đại diện đó là Hội đồng quản trị. Hội đồng quản trị thay mặt cho đại hội đồng cổ đông có chức năng chủ yếu là đƣa ra các chỉ dẫn mang tính chiến lƣợc, bao gồm các kế hoạch tài chính và các quyết định đầu tƣ lớn. Do sự phức tạp trong môi trƣờng kinh doanh ngày càng tăng, Hội đồng Quản trị đã phân quyền cho một nhóm điều hành - Ban giám đốc điều hành. Do vậy, chất lƣợng hoạt động của ngân hàng thƣơng mại cổ phần phụ thuộc nhiều vào chất lƣợng Ban giám đốc điều hành. Thực tế cho thấy, ngƣời lãnh đạo và các công sự của các ngân hàng thƣơng mại cổ phần đòi hỏi phải có bản lĩnh nghề nghiệp cao và có kinh nghiệm trong công tác ngân hàng. Cùng với sự phát triển nền kinh tế, sự phát triển các quan hệ hàng hoá - tiền tệ, sự phát triển các hoạt động kinh doanh ngân hàng và tiềm lực tài chính là một tất yếu, hay nói cách khác, thị trƣờng hàng hoá ngày càng phát triển và kéo theo việc mở rộng và phát triển thị trƣờng tài chính, thị trƣờng tiền tệ. Do sự phát triển mạnh của thị trƣờng tài chính, các loại giấy tờ có giá xuất hiện và phát triển, nhờ đó các ngân hàng cổ phần đã phát hành cổ phiếu để thu hút thêm vốn,
các ngân hàng đã nhanh chóng phát triển mạnh số vốn và tiềm lực tài chính của mình và qua hình thức này, sở hữu của ngân hàng thực sự trở thành đa dạng với số ngƣời sở hữu là rất lớn. Điều quan trọng ở đây là từ sở hữu tƣ nhân phát triển thành đa sở hữu dƣới hình thức sở hữu cổ phần - từ ngân hàng tƣ nhân thành ngân hàng đa sở hữu, ngân hàng cổ phần, qua hình thức này tính chất sở hữu đƣợc xã hội hoá là rất lớn. Nhƣ vậy từ sở hữu tƣ nhân thành sở hữu cổ phần là một quy luật tất yếu của sự phát triển và là bƣớc tiến quan trọng của sự phát triển kinh tế và tiến bộ xã hội.
1.2.2.2. Xu hƣớng giảm dần sự can thiệp trực tiếp của Nhà nƣớc trong hoạt động của ngân hàng thƣơng mại.
Các ngân hàng thƣơng mại ban đầu xuất hiện là các ngân hàng tƣ nhân với sở hữu tƣ nhân, một tổ chức trung gian tài chính nhỏ bé sau dần phát triển trở thành những ngân hàng lớn (nhiều hình thức sở hữu với quy mô và phạm vi hoạt động ngày càng đƣợc phát triển mở rộng).
Khi nền kinh tế thị trƣờng ngày càng trở nên phát triển hoàn thiện đến một mức độ nhất định, nền kinh tế hoạt động và chịu sự điều tiết theo các quy luật của chính nó, việc Nhà nƣớc có những hành động can thiệp trực tiếp quá sâu vào hoạt động các ngân hàng thƣơng mại đã gây những ách tắc và hạn chế trong các hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng, đặc biệt làm triệt tiêu tính năng động của các ngân hàng thƣơng mại. Do vậy, về xu hƣớng Nhà nƣớc ngày càng giảm dần sự can thiệp trực tiếp của mình vào các hoạt động các ngân hàng thƣơng mại thông qua việc rút dần cổ phần của mình tại các ngân hàng thƣơng mại và các cổ phần đó nhừơng lại cho dân chúng tham gia một cách rộng rãi để tận dụng mọi tiềm lực của dân chúng và phát huy tối đa những ƣu thế của hình thức tổ chức cổ phần và từng bƣớc xã hội hoá quan hệ sở hữu trong ngân hàng
thƣơng mại. Nhà nƣớc quản lý và điều chỉnh hoạt động các ngân hàng thƣơng mại thông qua các công cụ của chính sách tiền tệ, Nhà nƣớc tăng cƣờng can thiệp một cách gián tiếp vào việc quản lý, giám sát hoạt động các ngân hàng thƣơng mại bằng việc sử dụng các đòn bẩy kinh tế thông qua sự vận động các quy luật kinh tế trong nền kinh tế thị trƣờng.
1.2.2.3. Xu hƣớng tích tụ và tập trung trong lĩnh vực ngân hàng.
Do sự vận động của các quy luật trong nền sản xuất hàng hoá (Quy luật giá trị, Quy luật cạnh tranh, cung cầu....) và sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật và sự đổi mới về tổ chức, các ngân hàng nhỏ luôn có xu hƣớng tích tụ vốn để trở thành các ngân hàng ngày càng lớn, và nhiều ngân hàng tập trung lại thành những ngân hàng khổng lồ chi phối ngày càng nhiều đến đời sống kinh tế xã hội. Xu hƣớng tích tụ và tập trung trong hoạt động ngân hàng và xu hƣớng hình thành nên các ngân hàng đa sở hữu là 2 xu hƣớng thống nhất trong quá trình phát triển hoạt động ngân hàng. Qua việc tích tụ và tập trung trong hoạt động sẽ hình thành nên các ngân hàng đa sở hữu - đây là xu hƣớng có tính quy luật do sự phát triển của nền sản xuất hàng hoá.
Việc hợp nhất, sáp nhập và mua lại để hình thành các ngân hàng lớn, những tập đoàn lớn, những ngân hàng xuyên quốc gia, đa quốc gia đã trở thành một xu thế phổ biến trên thế giới. Những ngân hàng đƣợc hình thành có quyền lực lớn chi phối không chỉ nền kinh tế của một quốc gia mà còn của nhiều quốc gia. Quá trình này do sự tác động của nhiều nguyên nhân, song cần phải kể đến là các nguyên nhân chính sau:
- Sự thay đổi về môi trƣờng cạnh tranh và môi trƣờng luật pháp làm cho thị trƣờng tài chính có những đặc điểm mới, ảnh hƣởng trực tiếp đến hoạt động của
- Các ngân hàng vấp phải sự cạnh tranh mãnh liệt cả trong thị trƣờng nội địa và quốc tế do quy mô vốn hoạt động và trình độ công nghệ, nhất là khi công nghệ ngân hàng tiên tiến đƣợc sử dụng rộng rãi gia tăng áp lực cạnh tranh.
- Để duy trì và phát triển, đối phó với những khó khăn trên, các ngân hàng buộc phải cắt giảm các chi phí đến mức thấp nhất có thể, do đó dẫn đến việc sáp nhập và hợp nhất giữa các ngân hàng thƣơng mại. Việc sáp nhập, hợp nhất sẽ giúp họ vừa đạt đƣợc mục tiêu này vừa tăng đƣợc doanh thu và cắt giảm chi phí đầu tƣ vào hệ thống thiết bị công nghệ, làm tăng sức mạnh về vốn, mở mang thêm mạng lƣới khách hàng, đa dạng hoá sản phẩm, tăng doanh thu và tăng lợi nhuận. Ngoài ra, sáp nhập, hợp nhất sẽ giảm bớt bộ máy hành chính cồng kềnh, tiết kiệm nhân lực, giảm chi phí quản lí hành chính. Các cuộc sáp nhập, hợp nhất có thể cho phép tiết kiệm 20-30% chi phí của các ngân hàng trong 2-3 năm liền. Một số ngân hàng do nhỏ bé không thể tồn tại cùng với các ngân hàng lớn trong môi trƣờng cạnh tranh quyết liệt, các ngân hàng nhỏ đã bị các ngân hàng lớn thôn tính mua lại.
Việc sáp nhập, hợp nhất và mua lại ngân hàng tỏ ra khá hữu hiệu, mặc dù các công việc này cũng gây ra không ít khó khăn do phải kết hợp giữa các phong cách quản trị khác nhau, hệ thống thông tin không thuần nhất, hoặc do các vấn đề nhân sự, tiền vốn để mua lại, phân chia quyền lực trong quản lí, định giá tài sản... Điều này đòi hỏi phải cân nhắc thận trọng khi sáp nhập, hợp nhất hay mua lại.
Gần đây nhất sau cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ, đặc biệt là cuộc khủng hoảng tài chính trong khu vực, hàng loạt các ngân hàng nhỏ đƣợc hợp nhất, sáp nhập hoặc bị các ngân hàng lớn thôn tính mua lại để trở thành những ngân hàng lớn hơn. Bởi lẽ một trong những lý do của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ
khởi đầu là sự sụp đổ các ngân hàng nhỏ, các ngân hàng yếu kém và từ đó do tác động dây truyền dẫn đến sự sụp đổ của toàn hệ thống. Nguyên nhân do trong điều kiện mới với môi trƣờng cạnh tranh quyết liệt và ngày càng phức tạp, các ngân hàng nhỏ không có đủ sức mạnh, không đủ tiềm lực về tài chính để chống đỡ với những rủi ro của thị trƣờng, trong khi đó cơ chế và hoạt động thanh tra, kiểm soát yếu kém dẫn đến nhiều ngân hàng nhỏ bị sụp đổ.
Điều kiện thực tiễn ở Việt nam hiện nay đã cho thấy với nền kinh tế hàng hoá phát triển theo cơ chế thị trƣờng, có quản lý vĩ mô của Nhà nƣớc theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa, các quy luật của nền kinh tế hàng hoá của cơ chế kinh tế thị trƣờng luôn tồn tại vận động và phát huy các tác dụng của nó. Điều này đƣợc thể hiện trong môi trƣờng cạnh tranh ngày càng lớn, tính chất tự do hoá ngày càng cao và nhƣ vậy những ngân hàng nhỏ bé, tiềm lực yếu rất khó có thể tồn tại và phát triển. Đặc biệt trong điều kiện khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển mạnh, tính chất xã hội hoá trong sản xuất và kinh doanh ngày càng cao thì quy mô phân tán, nhỏ hẹp càng bị lạc hậu và lỗi thời không thể có khả thích ứng để tồn tại trứơc những biến động của môi trƣờng xung quanh. Do vậy, có thể khẳng định rằng trong điều kiện nền kinh tế Việt nam hiện nay, việc hợp nhất, sáp nhập giữa các ngân hàng nhỏ để hình thành nên các ngân hàng lớn hơn, với quy mô lớn hơn là phù hợp với quy luật khách quan và đáp ứng những đòi hỏi của nền kinh tế, đây cũng là những giải pháp quan trọng trong việc tái cơ cấu các ngân hàng thƣơng mại để các ngân hàng thƣơng mại tồn tại và phát triển trong điều kiện mới.
Tóm lại, sau cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ ở Châu á, các nƣớc đều thực hiện tái cơ cấu hệ thống ngân hàng thƣơng mại liên quan tới cả những vấn đề
hàng. Vì vậy các giải pháp thực hiện tái cơ cấu đối với hệ thống ngân hàng thƣơng mại mà Việt nam có thể tham khảo để thực hiện thành công quá trình đổi mới hệ thống ngân hàng thƣơng mại là:
- Tăng tiềm lực của các ngân hàng. Tiềm lực của ngân hàng bao gồm hai khía cạnh:
Tiềm lực hữu hình: là khả năng về vốn tự có, cơ sở vật chất kĩ thuật, phạm vi hoạt động, số lƣợng cán bộ nhân viên,...
Tiềm lực vô hình: thể hiện qua chất lƣợng bộ máy quản lí, chất lƣợng cán bộ nhân viên, uy tín và hình ảnh của ngân hàng đối với khách hàng,...
- Nâng cao chất lƣợng điều hành hoạt động của các ngân hàng. Việc tổ chức điều hành hoạt động ngân hàng đóng vai trò quyết định đối với sự thành đạt trong kinh doanh ngân hàng. Chất lƣợng điều hành liên quan đến: Bộ máy quản lí điều hành, Tổ chức nhân sự, Quản lí tài sản nợ và tài sản có, Công tác kiểm soát kiểm toán nội bộ và kiểm toán độc lập.
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM