- Eo giáp: Dày mm.
4.5. MỘT SỐ NGUYÊN NHÂN GÂY SUY GIÁP TIÊN PHÁT
Có hai nguyên nhân gây suy giáp tiên phát, đó là các bệnh lý tại tuyến giáp và do chính thầy thuốc gây ra (từ bảng 3.20 suy giáp liên quan đến điều trị chiểm 59,8%). Trong nghiên cứu này, chúng tôi chỉ xác định nguyên nhân suy giáp tiên phát do viêm tuyến giáp mạn Hashimoto, phẫu thuật tuyến giáp, điều trị các bệnh tuyến giáp bằng iode phóng xạ, điều trị cường giáp bằng thuốc kháng giáp tổng hợp, mà chưa xác định được các nguyên nhân gây suy giáp tiên phát khác như rối loạn sinh tổng hợp hormon giáp, suy giáp bẩm sinh, suy giáp ở phụ nữ mang thai… Đây là hạn chế trong
Nghiên cứu của chúng tôi.
Bảng 4.3. Các nghiên cứu về nguyên nhân suy giáp tiên phát.
Nguyên nhân gây suy giáp tiên phát
Hoàng tiến Hưng, Nguyễn Khoa Diệu Vân
Hoàng Thị Lan Hương, Đào Thị
Dừa
Chúng tôi
Viêm tuyến giáp mạn tính Hasimoto 35% 33,33% 35,9%
Điều trị bằng Iode phóng xa. 27,5% 30,30% 29,1%
Phẫu thuật tuyến giáp 20% 28,79% 27,4%
Điều trị bằng kháng giáp 7,58% 3,4%
Nghiên cứu của chúng tôi, so với một số tác giả trong nước thì tần suất nguyên nhân gây suy giáp tiên phát là tương đương nhau.
4.5.1. Suy giáp do vêm tuyến giáp mạn tính Hashimoto
Viêm tuyến giáp mạn tính Hashimoto là nguyên nhân chính suy giáp có bướu giáp ở các khu vực trên thế giới, nơi mà chế độ ăn không thiếu iode [86]. Viêm tuyến giáp mạn tính Hashimoto là bệnh tự miễn, đầu tiên có xuất hiện các kháng thể kháng TPO và Thyroglobulin. Trong nghiên cứu của chúng tôi, suy giáp do viêm tuyến giáp mạn tính Hashimoto chiếm tỷ lệ 35,9%.
Theo nghiên cứu của Nguyễn Thy Khuê thì tỷ lệ này là 20% [12], [56]. Theo Colin M.Dayan và cộng sự thì suy giáp doa viêm tuyến giáp mạn tính Hashimoto chiếm tỷ lệ từ 10-20%. Tỷ lệ suy giáp tăng lên hàng năm, 5%/năm nếu bệnh nhân không được điều trị [94].
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương đương với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Khoa Diệu Vân và Hoàng Tiến Hưng, Đào Thị Dừa và Hoàng Thị Lan Hương, nhưng cao hơn kết quả nghiên cứu của Colin M.Dayan và của Nguyễn Thy Khuê. Có lẽ do sự phát triển của khoa học kỹ thuật hiện đại, ngày nay ta làm được nhiều xét nghiệm đặc hiệu phục vụ cho chẩn đoán xác định bệnh.
4.5.2. Suy giáp sau điều trị bằng I-131
Vào đầu những năm 1940 S.Hertz, A.Robett (Mỹ) đã dùng I-131 để điều trị Basedow nhưng phải từ năm 1950 trở đi thì I- 131 mới được áp dụng rộng rãi để điều trị một số bệnh tuyến giáp. Sau hơn 60 năm sử dụng người ta đã chứng minh được i-131 không gây ung thư và các tổn thương di truyền với liều điều trị.
Ở Việt nam từ năm 1978, bệnh viện Bạch Mai đã dùng I -131 để điều trị Basedow. Bên cạnh những ưu điểm là đơn giản, hiệu quả cao, kinh tế, thẩm mỹ… thì phương pháp bằng I- 131 cũng có những tồn tại nhất định như biến chứng suy giáp. Chính vì vậy việc đánh giá hiệu quả điều trị của I- 131 là rất cần thiết, đặc biệt là xác định suy giáp sau điều trị để sớm có kế hoạch khắc phục tránh những hậu quả đáng tiếc. Tần suất xuất hiện của biến chứng này phụ thuộc vào liều phóng xạ và thời gian điều trị [98].
Trong nghiên cứu của chúng tôi thì suy giáp tiên phát sau điều trị I- 131là 29,1% đứng hàng thứ 2 sau Viêm tuyến giáp mạn tính Hashimoto nghiên cứu của chúng tôi tương đương với nghiên cứu của Đào Thị Dừa, Hoàng Thị Lan Hương là 30,30%, nghiên cứu của Nguyễn Khoa Diệu Vân, Hoàng tiến Hưng là 27,5%.
Theo nghiên cứu của R.T. T.Yeungl và cộng sự trên 454 bệnh nhân Basedow điều trị bằng I-131 ở Hồng Kong, tỷ lệ suy giáp là 3% trong 3 tháng đầu sau điều trị và tăng đến 40% sau 1 năm [99].
Có sự khác biệt giữa các nghiên cứu trong nước và nghiên cứu nước ngoài. Theo chúng tôi chủ yếu do liều I- 131 điều trị cho bệnh nhân. Hầu hết các tác giả nước ngoài đều có chủ trương cho liều cao ngay từ đầu để kiểm soát nhanh tình trạng cường giáp và chấp nhận tỷ lệ suy giáp cao. Vì họ cho rằng xử lý tình trạng suy giáp đơn giản hơn so với tình trạng cường giáp.
Quan điểm của Việt Nam là dùng liều vừa phải để làm sao vẫn kiểm soát được tình trạng cường giáp mà vẫn giảm thấp tỷ lệ suy giáp.
Như vậy sẽ có 1 tỷ lệ nhất định bệnh nhân chưa thể hết các triệu chứng cường giáp với liều I-131 thứ nhất mà phải cho liều điều trị bổ sung. Sau đó hầu hết các khoa y học hạt nhân ở nước ta đều thống nhất với quan điểm này, do vậy tỷ lệ suy giáp sau điều trị I-131 ở nước ta thấp hơn ở nước ngoài.
4.5.3. Suy giáp sau phẫu thuật tuyến giáp
Suy giáp là 1 biến chứng hay gặp sau phẫu thuật tuyến giáp. Phẫu thuật tuyến giáp được chỉ định trong ung thư tuyến giáp ( Cắt toàn bộ tuyến giáp) bướu giáp đa nhân, đơn nhân, hỗn hợp và Basedow. Theo nghiên cứu của chúng tôi thì tỷ lệ suy giáp sau phẫu thuật là 27,4%, tương đương với nghiên cứu của Đào Thị Dừa và Hoàng Thị Lan Hương, nghiên cứu của Nguyễn Khoa Diệu Vân và Hoàng Tiến Hưng.
Theo nghiên cứu của Văn Tần và Đặng Ngọc Hùng ( Bệnh viện Bình Dân) nghiên cứu trên 1422 bệnh nhân phẫu thuật tuyến giáp thì tỷ lệ suy giáp sau phẫu thuật là 15%.
Theo Welliere nghiên cứu trên 300 bệnh nhân sau phẫu thuật tuyến giáp tại Pháp thì tỷ lệ suy giáp sau phẫu thuật là 18% [100]
Theo WilmarM.Wiersinga có tới 40% bệnh nhân sau phẫu thuật tuyến giáp điều trị Basedow có tai biến suy giáp. Có nhiều bệnh nhân suy giáp ngay trong năm đầu tiên phẫu thuật, sớm nhất là sau 6 tháng. Tỷ lệ suy giáp sau phẫu thuật tuyến giáp ở tất cả các nhóm nghiên cứu là 15% [85].
Tỷ lệ suy giáp sau phẫu thuật tuyến giáp tăng lên theo tỷ lệ với thời gian và khối lượng giáp bị cắt đi vào khoảng 10% trong năm đầu [101]
4.5.4. Suy giáp do điều trị bằng thuốc kháng giáp
Thuốc kháng giáp có vai trò rất quan trọng trong điều trị các bệnh cường giáp như điều trị Basedow, điều trị chuẩn bị trước khi phẫu thuật cho các bệnh cường giáp... Tuy nhiên có một số trường hợp, nếu dùng kháng giáp liều cao, thời gian điều trị kéo dài dễ gây suy giáp. Nghiên cứu của chúng tôi, trong 117 bệnh nhân suy giáp, có 4 trường hợp suy giáp do thuốc kháng giáp, chiếm tỷ lệ 3,4%. Tương đương với nghiên cứu của Hoàng Tiến Hưng và Nguyễn Khoa Diệu Vân.
4.5.5. Suy giáp do các nguyên nhân khác
Ngoài các nguyên nhân suy giáp nguyên phát đã nêu ở trên, chúng tôi còn gặp các nguyên nhân gây suy giáp khác, nhưng với tỷ lệ rất thấp 4,3%. Những bệnh nhân này chúng tôi không có điều kiện để tìm chính xác nguyên nhân gây ra suy giáp.