ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và bệnh nguyên của suy giáp tiên phát (Trang 75)

- Eo giáp: Dày mm.

4.3. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG

BMI của các bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng tôi tập trung chủ yếu trong khoảng từ 18,5 – 22,9 kg/m2 có 65/117 bệnh nhân, chiếm tỷ lệ 55,6%. Thừa cân 36/117 chiếm tỷ lệ 30,8%. Đánh giá BMI theo phân loại của tổ chức thế giới áp dụng cho người châu Á, đa số bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng tôi có thể trạng trung bình, tỷ lệ thừa cân cũng tương đối nhiều.

So sánh với các nghiên cứu trên thế giới, tỷ lệ thừa cân, béo phì trong nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn hẳn. Theo nghiên cứu của Selma Souto, Joana Mesquita và cộng sự trên 115 bệnh nhân suy giáp tiên phát tại Bồ Đào Nha bệnh nhân bị thừa cân, béo phì là 68,3% [86].

Có sự khác nhau rất lớn về tỷ lệ từa cân, béo phì trong nghiên cứu của chúng tôi với các nghiên cứu khác trên thế giới, là do sự khác biệt về vị trí địa lý, nơi sinh sống và phong tục tập quán ăn uống, sinh hoạt. Việt Nam là một nước thuộc châu Á, người dân có thể trạng không béo, hơn nữa chế độ ăn uống cũng khác rất nhiều so với châu Âu, với hàm lượng cholesterol ít hơn nhiều.

So với các nghiên cứu trong nước, nghiên cứu của tương đương nhau.

4.3.2. Triệu chứn lâm sàng

Mệt mỏi là triệu chứng lâm sàng hay gặp nhất 110/117 bệnh nhân, chiếm tỷ lệ 94,0%. Tiếp đến là da khô 104/117 bệnh nhân, chiếm tỷ lệ 88,9%. Giảm trí nhớ 103/117 bệnh nhân, chiếm tỷ lệ 88,0%. Hồi hộp gặp ở 101/117 bệnh nhân, chiếm tỷ lệ 86,3%. Chuột rút có 99/117 bệnh nhân, chiếm tỷ lệ 84,6%. Triệu chứng lâm sàng ít gặp nhất là phù ngoại biên 31/117 bệnh nhân, chiếm tỷ lệ 26,5%. Rối loạn tâm thần gặp ở 33/117 bệnh nhân, chiếm tỷ lệ 28,2%.

Các triệu chứng về cơ bản cũng tương tự như nghiên cứu của J.Harzard và cộng sự, cũng như của một số tác giả trong nước. Nhưng xét về từng tỷ lệ của các triệu chứng. Trong nghiên cứu của chúng tôi, có triệu chứng tỷ lệ cao hơn, có triệu chứng tỷ lệ thấp hơn. Kết quả được trình bày trong bảng dưới đây.

Bảng 4.2. Các triệu chứng lâm sàng theo một số tác giả

STT Triệu chứng lâm sàng J. Harzard

và cộng sự

Nguyễn Khoa Diệu Vân và

Nguyễn Thị Thanh Mai và

Chúng tôi

cộng sự Trần Đức Thọ 1 Mệt mỏi 99% 85% 86,2% 94,0% 2 Sợ lạnh 89% 61,3% 64,5% 66,7% 3 Tăng cân 59% 26,2% 59% 47,0% 4 Nhịp tim chậm 95% 34,2% 5 Hồi hộp 31% 86,3% 6 Phù ngoại biên 55% 26,5%

7 Đau trước tim 25% 23,8% 70,9%

8 Ngủ lim 91% 68,4%

9 Lời nói chậm 91% 63,8% 66,2% 75,2%

10 Giảm trí nhớ 66% 88,0%

11 Rối loạn tâm thần 35% 28,2%

12 Rụng tóc 57% 46,2% 46,2% 67,5% 13 Khàn giọng 52% 46,2% 20% 71,8% 14 Điếc 32% 49,6% 15 Da khô 97% 71,2% 58,5% 88,9% 16 Lưỡi dày và cứng 82% 51,3% 17 Rụng lông 76% 68,4% 18 Da tái 67% 82,9%

19 Giảm tiết mồ hôi 89% 51,3%

20 Táo bón 23% 22,5% 26,2% 54,7%

21 Chuột rút 70% 84,6%

22 Tăng huyết áp 20% 12,5% 11,2%

23 Nhiệt độ cơ thể < 37 0C 11,1%

Theo J.Harzard và cộng sự thì triệu chứng mệt mỏi chiếm tỷ lệ cao nhất 99%. Nghiên cứu của chúng tôi triệu chứng mệt mỏi cũng chiếm tỷ lệ cao nhất 94% [63]. Như tỷ lệ của triệu chứng mệt mỏi có sự khác biệt, có lẽ có sự khác biệt này là do số lượng bệnh nhân, thời gian nghiên cứu của chúng tôi quá ít so với các nghiên cứu của tác giả nước ngoài. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi có một số triệu chứng tỷ lệ gặp, cũng gần như kết quả của một số tác giả trong nước.

Mệt mỏi là triệu chứng thường gặp nhất, song lại không phải là triệu chứng đặc hiệu. Cũng do không phải là triệu chứng đặc hiệu của bệnh nhân nên trên thực tế lâm sàng bệnh nhân thường chủ quan, tự mua thuốc về nhà uống, hoặc cho rằng có tuổi thì mệt nên không đi khám bệnh hoặc có đi khám bệnh thì đi khám ở rất nhiều chuyên khoa khác nhau nên việc phát hiện bệnh thường muộn.

Các triệu chứng khác cũng thường gặp nhưng tỷ lệ nhỏ hơn, không có triệu chứng nào đặc hiệu cho bệnh. Bệnh chỉ có thể nhận biết khi kết hợp một số triệu

chứng lâm sàng như: Sợ lạnh, tăng cân, hồi hộp, rụng tóc, táo bón, chuột rút… và quyết định cho chẩn đoán là xét nghiệm TSH.

Các bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng tôi, đa phần là phụ nữ tù 41 – 60 tuổi, ngoài việc lo cho gia đình, ít chú ý đến sức khỏe, hơn nữa triệu chứng thường xuất hiện từ từ, không rầm rộ, dễ nhầm lẫn với triệu chứng của các bệnh khác. Vì thế khi triệu chứng trở nên rõ rệt, kết hợp dấu hiệu da và niêm mạc dấu hiệu giảm chuyển hóa thì chẩn đoán mới được đặt ra một cách quá muộn.

4.3.3. Phân bố độ lớn của tuyến giáp

Nghiên cứu của chúng tôi bệnh nhân suy giáp tiên phát có tuyến giáp teo và không lớn là 67/117 bệnh nhân, chiếm tỷ lệ 57,3%. Có tuyến giáp lớn 50/117 bệnh nhân, chiếm tỷ lệ 42,7%.

Trong 50 bệnh nhân có bướu giáp, bướu giáp lớn độ IB gặp nhiều nhất, 22/117 bệnh nhân chiếm tỷ lệ 18,8%. Bướu giáp độ III gặp ít nhất 5/117 chiếm tỷ lệ 4,3%. Bướu giáp độ II, 17/117 bệnh nhân, chiếm tỷ lệ 14,5%. Bướu giáp độ IA, 6/117 chiếm tỷ lệ 5,1%.

4.3.4. Một số biến chứng tim mạch

Nghiên cứu của chúng tôi có 32/117 có biến chứng tim mạch, chiếm tỷ lệ 27,4%. Theo tác giả M. I. Balobolkin thì tỷ lệ biến chứng tim mạch là 14% [58]. Theo Nguyễn Thị Thanh Mai, Trần Đức Thọ nghiên cứu trên 37 bệnh nhân suy giáp tiên phát, thời gian từ 1998-2001, tại khoa nội tiết bệnh viện Bạch Mai thì tỷ lệ biến chứng tim mạch là 30,7% [59].

Như vậy nghiên cứu của chúng tôi về biến chứng tim mạch cao hơn nghiên cứu của các tác giả nước ngoài, có lẽ các tác giả nước ngoài số lượng bệnh nhân nghiên cứu nhiều hơn, thời gian nghiên cứu dài hơn. Với các tác giả nghiên cứu trong nước nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ biến chứng tim mạch cao hơn, nhưng không đáng kể.

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và bệnh nguyên của suy giáp tiên phát (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(117 trang)
w