ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA MẪU NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và bệnh nguyên của suy giáp tiên phát (Trang 73)

- Eo giáp: Dày mm.

4.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA MẪU NGHIÊN CỨU

4.1.1. Tuổi

Trong nghiên cứu của chúng tôi, tuổi trung bình của các bệnh nhân là 45,28 ± 11,50. Bệnh nhân ít tuổi nhất là 15 tuổi và bệnh nhân nhiều tuổi nhất là 71 tuổi. Số bệnh nhân độ tuổi hay gặp nhất là 41 – 60 tuổi, chiếm tỷ lệ 60,7%.

Bảng 4.1. Tuổi trung bình của bệnh nhân suy giáp tiên phát

Tác giả nghiên cứu Tuổi trung bình

L.Wartofsky (1998) 60

Lawrence (2001) 57

Nguyễn Thị Thanh Mai,

Trần Đức Thọ (2002) 46,7 ± 10,7

Trần Hữu Dàng (2009)

Chúng tôi 45,28 ± 11,50

Theo nghiên cứu của tác giả L.Wartofsky và cộng sự (1998, n = 560) thì tuổi trung bình của bệnh nhân khi được phát hiện suy giáp tiên phát là 60 tuổi [83]. Của tác giả Lawrence và cộng sự (2001, n = 478) là 57 tuổi [82]. Như vậy tuổi của bệnh nhân suy giáp tiên phát của chúng tôi thấp hơn. Có sự khác biệt này có thể do số bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng tôi còn quá ít (n = 117).

So sách với một số nghiên cứu khác ở Việt Nam, như nghiên cứu của Hoàng Hải Bình và Trần Hữu Dàng, tuổi trung bình của bệnh nhân suy giáp tiên phát là 60,59 ± 10,11. Tuổi của bệnh nhân suy giáp tiên phát của chúng tôi thấp hơn. Có sự khác biệt này có thể do tác giả Hoàng Hải Bình nghiên cứu suy giáp tiên phát ở phụ nữ mãn kinh.

Tuổi trung bình của bệnh nhân suy giáp của chúng tôi là 45,28 ± 11,50 tương đương với nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Thanh Mai và Trần Đức Thọ (2002) là 46,7 ± 10,7.

Bệnh nhân nghiên cứu của chúng tôi chủ yếu là nữ, hay gặp nhất là tuổi từ 41 – 60 tuổi, chiếm tỷ lệ 70, 6%. Có thể do số bệnh nhân này sau điều trị bướu giáp bằng iode phóng xạ, phẫu thuật tuyến giáp, thường đi kiểm tra nồng độ hormon giáp, hơn nữa nhóm tuổi này trùng hợp với nhóm tuổi hay bị viêm giáp mạn Hashimoto.

4.1.2. Giới

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy có sự khác biệt rất rõ về tỷ lệ giữa hai giới, nữ giới bị suy giáp tiên phát nhiều hơn hẳn nam giới (biểu đồ 3.2).

Kết quả của chúng tôi cũng tương tự các kết quả nghiên cứu của các tác giả nước ngoài [79], [80], [81], [84], [85]. Các tác giả này cho rằng có sự khác biệt như vậy là do đa số trường hợp suy giáp tiên phát là hậu quả của các bệnh tự miễn, trong khi đó các bệnh tự miễn xảy ra ở nữ giới nhiều hơn nam giới. Điều này cũng phù hợp với nghiên cứu của chúng tôi. Suy giáp tiên phát nguyên nhân do viêm tuyến giáp mạn Hashimoto chiếm tỷ lệ tương đối cao 35,9%.

Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ nữ/nam 102/15 (nữ gấp 6,8 lần nam). Kết quả này cũng gần giống với tỷ lệ của một số tác giả khác. Theo Larazus và cộng sự nữ gấp 5 lần nam [80], theo Trần Đức Thọ và cộng sự nữ gấp 4,7 lần nam. Thậm chí theo nghiên cứu của Wilman và cộng sự thì tỷ lệ nữ bị suy giáp tiên phát nhiều gấp 18 lần nam [85].

4.1.3. Nghề nghiệp của bệnh nhân suy giáp trong đề tài nghiên cứu

Phân bố mẫu nghiên cứu theo nghề nghiệm, tỷ lệ học sinh thấp nhất 3.6%, cao nhất là nghề nông 45,3%, còn lại các nghề nghiệp khác tỷ lệ tương đương nhau. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê x2 = 123,75; p < 0,001.

4.1.4. Trình độ học vấn

Bệnh nhân suy giáp có trình độ học vấn cấp 2 nhiều nhất,47 người. Có trình độ học vấn cấp 1 it nhất, 21 người. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê p < 0,05.

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và bệnh nguyên của suy giáp tiên phát (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(117 trang)
w