• Hoạch định ở cấp DN gồm các quyết định của các nhà quản trị CC liên quan đến sứ mệnh và các mục tiêu của DN, chiến lược tổng quan ở cấp DN và cơ cấu.
• Chiến lược ở cấp DN cụ thể hóa ngành nào, thị trường thuộc quốc gia nào DN định cạnh tranh và tại sao.
• Hoạch định và chiến lược ở cấp DN là trách nhiệm hàng đầu của các nhà quản trị CC.
• Hoạch định ở cấp DN cung cấp khuôn khổ trong đó các nhà quản trị của bộ phận kinh doanh tạo ra các kế hoạch ở cấp độ đơn vị kinh doanh
• Ở cấp đơn vị KD, nhà quản trị mỗi bộ phận KD xây dựng một kế hoạch ở cấp độ đơn vị kinh doanh chi tiết về
1. Các mục tiêu dài hạn của nó, cho phép bộ phận này đáp ứng được mục tiêu tổng thể của DN,
2. Chiến lược ở cấp độ đơn vị kinh doanh và cơ cấu cần thiết nhằm đạt được các mục tiêu của bộ phận.
• Chiến lược ở cấp độ đơn vị KD vạch ra phương pháp cụ thể, đơn vị KD sử dụng để cạnh tranh hiệu quả với đối thủ của nó trong ngành.
• Kế hoạch ở cấp đơn vị KD cung cấp khuôn khổ nhà quản trị chức năng xây dựng nên kế hoạch của họ.
• Kế hoạch ở cấp phòng chức năng khẳng định mục tiêu mỗi phòng chức năng theo đuổi để giúp bộ phận của họ đạt được mục tiêu ở cấp độ đơn vị KD, mục tiêu chung của DN.
• Chiến lược ở cấp phòng chức năng là kế hoạch hành động của các phòng chức năng riêng (phòng sản xuất, phòng marketing) về từng nhiệm vụ cụ thể làm tăng giá trị hàng hóa và dịch vụ của DN, làm tăng giá trị khách hàng nhận được.
• Cần đảm bảo hoạch định xuyên suốt ba cấp khác nhau phải nhất quán với nhau. Khi đó toàn DN sẽ vận hành hài hòa; hoạt động ở cấp này tăng cường và củng cố hoạt động ở cấp khác, làm tăng hiệu quả & hợp lý.
• Để đạt điều này, mỗi kế hoạch cấp phòng chức năng phải gắn liền với kế hoạch ở cấp đơn vị KD; kế hoạch cấp đơn vị KD phải gắn với kế hoạch ở cấp DN.