Mô hình văn hóa dân tộc của Hofstede

Một phần của tài liệu Bài giảng Quản trị doanh nghiệp Chương 2 và 3 (Trang 25)

Chủ nghĩa cá nhân khác với chủ nghĩa tập thể. Nó là thế giới quan đề cao tự do cá nhân, tự thể hiện bản thân và tôn trọng triệt để nguyên tắc phán xét theo thành quả cá nhân không theo nền tảng xã hội. Ở các nước phương tây, chủ nghĩa cá nhân luôn bao gồm sự ngưỡng mộ thành công cá nhân, lòng tin mạnh mẽ vào quyền cá nhân, và đề cao cá nhân các doanh nhân.

Chủ nghĩa tập thể là thế giới quan đánh giá thấp cá nhân trước những mục tiêu của nhóm, tôn trọng triệt để nguyên tắc phán xét theo đóng góp của họ vào tổ chức. Chủ nghĩa tập thể được truyền bá rộng rãi ở các nước theo chủ nghĩa cộng sản. Nhật Bản là một nước không theo chủ nghĩa cộng sản, nhưng rất đề cao chủ nghĩa tập thể, sự gắn kết mạnh mẽ theo nhóm, tương đối ít vai trò cá nhân.

Nhà quản trị phải nhận ra DN của họ nhấn mạnh chủ nghĩa cá nhân hay chủ nghĩa tập thể.

Xã hội cho phép sự bất bình đẳng tồn tại và phát triển theo thời gian có khoảng cách về năng lực cao. người lao động thành công trong nghề tích lũy của cải và chuyển cho con cháu, sự bất bình đẳng tiếp tục lớn dần theo thời gian. khoảng cách người giàu và người nghèo, cùng với tất cả những hệ lụy về xã hội và chính trị kèm theo, phát triển rất lớn.

Xã hội với khoảng cách về năng lực thấp (nhỏ) thì sự bất bình đẳng giữa công dân không được phép phát triển. Chính phủ sử dụng thuế, chương trình phúc lợi xã hội để giảm sự bất bình đẳng và cải thiện phúc lợi cho người kém may mắn. ngăn cản khoảng cách lớn giữa người giàu và người nghèo, giảm tối đa sự bất hòa giữa các tầng lớp khác nhau trong xã hội.

Các nước phương Tây tiến bộ có khoảng cách về năng lực thấp và chủ nghĩa cá nhân ở mức cao. Các quốc gia Châu Mỹ La-tinh, Châu Á có khoảng cách về năng lực cao và chủ nghĩa cá nhân ở mức thấp. Nước giàu có hơn nhấn mạnh đến bảo vệ quyền cá nhân, mang lại cơ hội thành công một cách công bằng cho mỗi thành viên trong xã hội.

Định hướng thành tích khác với định hướng chăm sóc. Xã hội định hướng thành tích đánh giá cao sự quyết đoán, hoạt động, thành công, cạnh tranh và kết quả. XH có định hướng chăm sóc đề cao chất lượng cuộc sống, mối quan hệ cá nhân, dịch vụ chăm sóc người ốm. Nhật Bản, Mỹ có định hướng thành tích, Hà Lan, Thụy Điển, Đan Mạch có định hướng chăm sóc.

Tránh bất ổn. Quốc gia và cá nhân khác nhau về chịu đựng bất ổn và rủi ro. Xã hội có mức thấp về tránh bất ổn (Mỹ và Hồng Kông) dễ chịu trong cư xử, đa dạng về giá trị, chịu đựng khác nhau về lòng tin, hành động cá nhân. Xã hội có mức cao về tránh bất ổn (Nhật, Pháp) cứng nhắc và đa nghi với người có hành vi, lòng tin khác chuẩn mực. Tuân theo giá trị của xã hội hay nhóm làm việc được coi là chuẩn mực, tình huống có cấu trúc được ưa thích hơn vì chúng mang lại cảm giác an toàn.

Định hướng ngắn hạn khác với định hướng dài hạn. Văn hóa dân tộc với định hướng dài hạn dựa trên giá trị tiết kiệm, kiên trì để đạt mục tiêu. Văn hóa dân tộc với định hướng ngắn hạn quan tâm duy trì ổn định, hạnh phúc cá nhân và cuộc sống hiện tại. Xã hội có định hướng dài hạn (Đài Loan, Hồng Kông), nổi tiếng về tỉ lệ tiết kiệm. Mỹ và Pháp có một định hướng ngắn hạn, công dân có xu hướng chi tiêu nhiều hơn tiết kiệm.

Một phần của tài liệu Bài giảng Quản trị doanh nghiệp Chương 2 và 3 (Trang 25)