Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước:

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Nghệ An (Trang 73)

- NHNN cần có quy định cụ thể, biện pháp quản lý, thanh tra, kiểm tra để đảm bảo môi trường cạnh tranh lành mạnh trong hoạt động kinh doanh tiền tệ nhất là trong giai đoạn hiện nay.

- Hệ thống văn bản pháp quy về hoạt động ngân hàng hiện nay còn chưa hoàn chỉnh, thiếu đồng bộ, chồng chéo gây khó khăn cho hoạt động kinh doanh của hệ thống NHTM. Vì vậy, NHNN cần phải nhanh chóng hoàn thiện hệ thống văn bản này để đảm bảo sự an toàn, ổn định trong hoạt động kinh doanh của các NHTM.

- NHNN cần tăng cường hơn nữa việc kiểm soát các NHTM thông qua các hình thức giám sát từ xa và thanh tra tại chỗ. Từ đó, cảnh báo các NHTM đối với các lĩnh vực rủi ro cao. Ban hành những văn bản thống nhất về quản lý rủi ro và có biện pháp chế tài nghiêm túc đối với các tổ chức không tuân thủ quy định.

- NHNN cần quan tâm và hỗ trợ công tác quản trị rủi ro thanh khoản của các NHTM. NHNN có thể phổ biến kinh nghiệm về quản lý rủi ro thanh khoản của các ngân hàng trong và ngoài nước. Bên cạnh đó, NHNN có thể hỗ trợ các tổ chức tín dụng trong việc đào tạo, tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ quản lý rủi ro. 3.3.3 Kiến nghị đối với NHNo&PTNT Việt Nam:

- Hoàn thiện mô hình tổ chức quản lý rủi ro: NHNo&PTNT Việt Nam cần xây dựng và hoàn thiện mô hình quản trị rủi ro trong toàn hệ thống theo tiêu

chuẩn một ngân hàng hiện đại trên những nội dung cơ bản sau: Một là, thiết lập một cơ cấu Ủy ban quản lý rủi ro để quản lý và kiểm soát rủi ro phát sinh từ các hoạt động của ngân hàng. Hai là, bộ phận quản lý và kiểm soát rủi ro ở cấp Trụ sở chính tập trung vào những vấn đề chiến lược, các bộ phận quản lý rủi ro ở chi nhánh tập trung vào các vấn đề tác nghiệp. Ba là, bộ phận quản lý và kiểm soát ruir ro ở cấp Trụ sở chính quản lý tất cả các loại rủi ro ở tất cả các lĩnh vực hoạt động của ngân hàng.

- Sự cạnh tranh về thị phần khách hàng lẫn nhau trong nội bộ sẽ dẫn tới càng làm tăng chi phí, làm giảm uy tín và ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình tài chính của toàn ngành nên đề nghị NHNo&PTNT Việt Nam có biện pháp chỉ đạo cụ thể về chính sách lãi suất.

- Nâng cao công tác kiểm soát nội bộ theo định hướng rủi ro NHNo&PTNT cần chú trọng 2 vấn đề sau:

+ Công tác lập kế hoạch kiểm soát phải dược xây dựng trên cơ sở phân tích rủi ro các mảng hoạt động kinh doanh ngân hàng. Cần xác định những hoạt động kinh doanh nào có chứa đựng nhiều rủi ro để xác định trong tầm kiểm soát. + Thực hiện kiểm soát: ngân hàng cần tiến hành kiểm soát và quản lý rủi ro trên cơ sở gồm 4 bước: xác định rủi ro, định hướng rủi ro, điều tiết rủi ro, giám sát rủi ro.

- Chú trọng hơn nữa đến đầu tư công nghệ thông tin nhằm phục vụ cho việc phân tích, đánh giá, đo lường rủi ro, trong đó có rủi ro tín dụng.

- Cần phối hợp với các đơn vị liên quan thường xuyên tổ chức các khóa đào tạo và bồi dưỡng kiến thức để nâng cao năng lực đánh giá, đo lường, phân tích rủi ro cho cán bộ.

- Kịp thời triển khai việc xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ nhằm hỗ trợ cho quản trị rủi ro, nghiên cứu, đưa vào áp dụng các mô hình quản trị rủi ro phù hợp các quy định hiện hành, đặc điểm của ngân hàng và thông lệ quốc tế.

KẾT LUẬN

Qua hơn 20 năm xây dựng và trưởng thành, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Chi nhánh Nghệ An ngày càng phát triển và tự khẳng định vị trí của mình đối với nền kinh tế địa phương. Là một ngân hàng thương mại hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp, mục đích không chỉ vì lợi nhuận mà ngân hàng còn chú trọng đến mục tiêu phát triển nền kinh tế - xã hội ở địa phương. Trong những năm qua, ngân hàng đã mở rộng hoạt động của mình để giúp người dân đẩy mạnh sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tiếp thu ứng dụng khoa học kỹ thuật cho sản xuất từ đó thúc đẩy nền kinh tế tỉnh nhà phát triển.

Tuy nhiên, trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, rủi ro là điều không thể tránh khỏi. Trong những nỗ lực nhằm thu được lợi nhuận thông qua các hoạt động kinh doanh, ngân hàng không thể chối bỏ rủi ro mà chỉ có thể tìm cách làm cho các hoạt động này trở nên an toàn và hạn chế đến mức tối đa những tổn thất có thể có.

Rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng không phải là một vấn đề mới, nhưng lại là vấn đề luôn mang tính thời sự trong hoạt động kinh doanh của các NHTM. Đặc biệt là trong thời gian hiện nay, khi mà sự cạnh tranh giữa các NHTM là rất lớn, các ngân hàng đôi khi vì chạy theo lợi nhuận, vì tăng khả năng cạnh tranh với các đối thủ mà đã quên đi việc phải đảm bảo an toàn cho hoạt động của mình. Vì vậy, tìm giải pháp nâng cao khả năng thanh khoản, giảm thiểu rủi ro tín dụng và nâng cao chất lượng tín dụng thực sự là nóng bỏng và hết sức cấp thiết. Đây không chỉ là vấn đề riêng của các NHTM mà còn là của toàn bộ các cơ quan chức năng trong ngành kinh tế.

Trong phạm vi nghiên cứu của mình, nhận thức được sâu sắc ý nghĩa của việc tìm ra những giải pháp hiệu quả nhằm nâng cao khả năng thanh khoản và chất lượng hoạt động tín dụng của các NHTM nói chung và NHNo&PTNT Chi

nhánh Nghệ An nói riêng, luận văn đã mạnh dạn nêu ra một số giải pháp mang tính thực tiễn, góp phần giúp ngân hàng có thể phần nào tăng khả năng thanh khoản, hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng nhằm tăng trưởng một cách an toàn và bền vững.

Do đề tài nghiên cứu rất rộng và phức tạp, thời gian nghiên cứu ngắn, trình độ bản thân còn nhiều hạn chế nên mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng luận văn vẫn còn nhiều thiếu sót nhất định. Rất mong nhận được sự đóng góp của các nhà khoa học, các quý thầy cô và các bạn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng việt

1 Hồ Diệu (Chủ biên) (2001), Giáo trình tín dụng ngân hàng, Nxb Thống kê, Hà

Nội.

2. Mai Siêu (1998), Cẩm nang quản lý tín dụng ngân hàng, Nxb Thống kê, Hà

Nội.

3. Nguyễn Kim Anh (2010), Rủi ro của các trung gian tài chính Việt Nam – vấn

đề đặt ra cho hệ thống giám sát tài chính, Website của Học viện Ngân hàng.

4. Nguyễn Minh Kiều (2008), Nghiệp vụ ngân hàng, Nxb Thống kê, Hà Nội. 5. Nguyễn Văn Nam (2002), Rủi ro tài chính thực tiễn và phương pháp đánh

giá, Nxb Tài chính, Hà Nội.

6. Nguyễn Văn Tiến (2003), Đánh giá và phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh

ngân hàng, Nxb Tài chính, Hà Nội.

7. Trương Quốc Cường, Đảm bảo an toàn hoạt động ngân hàng Việt Nam –

nhìn từ tiêu chuẩn Basel, website của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Tiếng Anh:

8. Frederic S. Miskhin (2001), Tiền tệ ngân hàng và thị trường tài chính, Nxb

Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội

9. Peter Rose (2001), Quản trị ngân hàng thương mại, Nxb Thống kê, Hà Nội 10. Rudolf Duttweiler (2010), Quản lý thanh khoản trong ngân hàng, Nxb Tổng

hợp Thành Phố Hồ Chí Minh. Website: 11. http://www.hvnh.edu.vn 12. http://www.sbv.gov.vn 13. http://vbardst.com.vn 14. http://www.vnba.org.vn

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Nghệ An (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)