Thực trạng rủi ro tín dụng tại NHNo&PTNT Chi nhánh Nghệ An:

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Nghệ An (Trang 56)

2.2.2.1 Hoạt động tín dụng tại NHNo&PTNT Chi nhánh Nghệ An:

Trong những năm qua, NHNo&PTNT Chi nhánh Nghệ An đã không ngừng mở rộng các hình thức nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả tín dụng. Tổng dư nợ cho vay nền kinh tế của chi nhánh qua từng năm đều tăng trưởng đáp ứng nhu cầu vốn hợp lý của các doanh nghiệp, các cá nhân và tổ chức trong nền kinh tế quốc dân. Điều này được thể hiện rõ trong biểu đồ dưới đây:

Biểu đồ 2.1: Dư nợ của NHNo&PTNT Chi nhánh Nghệ An

2225 2784 3613 4439 1543 1901 2184 2266 0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 7000 8000 2008 2009 2010 2011 Năm Tỷ đồng Trung và dài hạn Ngắn hạn

Qua biểu đồ trên, có thể thấy rằng tổng dư nợ cho vay nền kinh tế của NHNo&PTNT Chi nhánh Nghệ An tăng đều trong 4 năm qua và cho vay ngắn hạn vẫn luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng dư nợ (trên 50%). Năm 2008, dư nợ cho vay nền kinh tế là 3.768 tỷ đồng. Năm 2011, dư nợ cho vay đạt 6.705 tỷ đồng, tăng 115,66% so với năm 2010 và gấp 1,8 lần so

với năm 2008.

2.2.2.2 Thực trạng rủi ro tín dụng tại NHNo&PTNT Chi nhánh Nghệ An:

Hiểu rõ những ảnh hưởng của rủi ro tín dụng cũng như tầm quan trọng của công tác quản trị rủi ro tín dụng, trong những năm gần đây, NHNo&PTNT Chi nhánh Nghệ An đã áp dụng các biện pháp phòng ngừa và hạn chế nhưng do nhiều nguyên nhân cả khách quan lẫn chủ quan nên rủi ro tín dụng vẫn phát sinh gây nên những thiệt hại đối với ngân hàng.

a) Cơ cấu cho vay:

Tỷ trọng dư nợ cho vay ngắn hạn trên tổng dư nợ tăng trưởng dần từ năm 2008 đến năm 2011, tương ứng là: 59,05% năm 2008, 59,42% năm 2009, 62,33% năm 2010 và 66,20% năm 2011; đồng thời dư nợ cho vay trung và dài hạn lại giảm dần từ 40,95% năm 2008 xuống còn 33,80% năm 2011. Cơ cấu cho vay theo kỳ hạn như vậy là khá hợp lý, phù hợp với cơ cấu nguồn vốn thiên về nguồn vốn ngắn hạn.

Trong những năm qua, NHNo&PTNT Chi nhánh Nghệ An đã mở rộng cho vay đến tất cả các đối tượng và các loại hình kinh tế khác nhau mà không tập trung cho vay riêng một đối tượng nào. Qua bảng số liệu trên cho thấy, cơ cấu cho vay đã phản ánh rõ ràng thị trường và khách hàng chủ yếu của ngân hàng.

Bảng 2.5: Cơ cấu dư nợ theo kỳ hạn và theo ngành kinh tế NHNo&PTNT Chi nhánh Nghệ An Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 Tổng số (Tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Tổng số (Tỷ đồng ) Tỷ trọng (%) Tổng số (Tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Tổng số (Tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Tổng dư nợ tín dụng theo kỳ hạn 3.768 100 4.685 100 5.797 100 6.705 100 - Ngắn hạn 2.225 59,05 2.784 59,42 3.613 62,33 4.439 66,20 - Trung và dài hạn 1.543 40,95 1.901 40,58 2.184 37,67 2.266 33,80 Tổng dư nợ tín dụng theo ngành kinh tế 3.768 100 4.685 100 5.797 100 6.705 100 - Nông nghiệp 1.879 49,87 2.330 49,73 2.920 50,37 3.327 49,62 - Lâm nghiệp 23,6 0,63 34,2 0,73 55 0,95 69 1,03 - Ngư nghiệp 162,6 4,32 188,4 4,02 201,3 3,47 254,3 3,79

- Công nghiệp, xây

dựng 508,8 13,50 620,7 13,25 720,5 12,43 842,7 12,57 - Thương mại, dịch vụ 428,6 11,37 520,7 11,11 600,3 10,36 784,2 11,70 - Ngành nghề khác 765,4 20,31 901 19,23 1299,2 22,41 1427,8 21,29 Tốc độ tăng trưởng tín dụng so với kỳ trước (%) 100 124,34 123,74 115,66

(Nguồn: Báo cáo kết quả HĐKD của NHNo&PTNT Chi nhánh Nghệ An)

b) Vòng quay vốn cho vay và hệ số thu nợ:

Bảng 2.6: Vòng quay vốn tín dụng và hệ số thu nợ của NHNo&PTNT Chi nhánh Nghệ An

Chỉ tiêu Đvt 2008 2009 2010 2011

Tổng dư nợ đầu kỳ Tỷ đồng 3.343 3.768 4.685 5.797

Doanh số cho vay trong kỳ Tỷ đồng 4.600 5.734 7.101 8.522

Doanh số thu nợ trong kỳ Tỷ đồng 4.175 4.817 5.989 7.614

Tổng dư nợ cuối kỳ Tỷ đồng 3.768 4.685 5.797 6.705

Dư nợ bình quân trong kỳ Tỷ đồng 3.555,5 4.226,5 5.241 6.251

Vòng quay vốn tín dụng No NA Vòng 1,17 1,14 1,14 1,22 CT NA 2,19 2,69 0,80 - Hệ số thu nợ No NA % 91 84 84 89 CT NA 110 88 53 -

(Nguồn: Báo cáo kết quả HĐKD 2008 – 2011 của NHNo&PTNT CN Nghệ An)

Hệ số vòng quay vốn tín dụng của chi nhánh tăng, giảm không đều trong các năm. Năm 2008, hệ số vòng quay vốn tín dụng của chi nhánh là 1,17 vòng. Năm 2009, hệ số này giảm xuống còn 1,14 vòng và giữ nguyên như thế trong năm 2010. Năm 2011, hệ số vòng quay vốn của chi nhánh đã tăng lên 1,22 vòng, cao nhất trong 4 năm qua. Sở dĩ có sự tăng lên đáng kể trong vòng quay vốn tín dụng năm 2011 là do tốc độ tăng của doanh số thu nợ trong kỳ cao hơn tốc độ tăng trưởng tín dụng ( doanh số thu nợ trong năm 2011 tăng 27% so với năm 2010, trong khi dư nợ bình quân trong năm 2011 chỉ tăng 19% so với năm trước đó). Qua so sánh với Ngân hàng Công thương Nghệ An, có thể thấy rằng hệ số này của NHNo&PTNT Chi nhánh Nghệ An tuy thấp hơn trong 2 năm 2008 và 2009 nhưng lại cao hơn trong năm tiếp theo. Điều này thể hiện rằng chất lượng cho vay của chi nhánh trong những năm qua được cải thiện đáng kể.

Hệ số thu nợ của chi nhánh cũng thể hiện rõ điều này. Năm 2008, hệ số này của chi nhánh là 91% - trong 100 đồng cho vay thì chi nhánh thu lại được 91

đồng nợ. Trong 2 năm 2009, 2010 hệ số này giảm xuống còn 84% và trong năm 2011 đã tăng lên 89%. Hệ số thu nợ tuy tăng giảm không đều nhưng không thể kết luận được là hiệu quả thu nợ của ngân hàng giảm vì doanh số thu nợ của ngân hàng vẫn tăng đều trong 4 năm qua và hệ số này trong thời gian qua là khá cao (trên 80%).

Vòng quay vốn tín dụng và hệ số thu nợ của chi nhánh cho thấy rằng vốn của ngân hàng đã được sử dụng có hiệu quả, có khả năng sinh lời và ngân hàng không bị rơi vào tình trạng ứ động về vốn.

c) Tỷ lệ nợ xấu:

Bảng 2.7: Tỷ lệ nợ xấu của NHNo&PTNT Chi nhánh Nghệ An (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chỉ tiêu

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Giá trị (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Giá trị (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Giá trị (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Giá trị (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Tổng nợ xấu 18,1 100 27,8 100 32,9 100 50 100 Nợ nhóm 3 6,5 35,91 11 39,57 13,9 42,25 7,6 15,20 Nợ nhóm 4 6,4 35,36 9 32,37 8,2 24,92 11 22,00 Nợ nhóm 5 5,2 28,73 7,8 28,06 10,8 32,83 31,4 62,80 Tỷ lệ nợ xấu (%) 0,48 0,59 0,57 0,75 Tỷ lệ nợ xấu TB ngành (%) 2.1 2.5 2.14 3.3

(Nguồn: Báo cáo kết quả HĐKD 2008- 2011 của NHNo&PTNT CN Nghệ An)

Qua bảng trên có thể thấy rằng nợ xấu của NHNo&PTNT Chi nhánh Nghệ An ở mức có thể chấp nhận được (dưới 1%). Tuy nhiên, có thể thấy rằng tổng nợ xấu của ngân hàng có xu hướng tăng lên trong những năm qua cả về giá trị lẫn tỷ trọng. Đến cuối năm 2008, tổng nợ xấu của ngân hàng là 18,1 tỷ đồng,

chiếm 0,48% trong tổng dư nợ nhưng đến cuối năm 2011, tổng nợ xấu của ngân hàng đã lên tới 50 tỷ đồng, chiếm 0,75% tổng dư nợ. Tuy tỷ lệ nợ xấu trong tổng dư nợ của ngân hàng có xu hướng tăng lên trong những năm qua, nhưng tỷ lệ này vẫn thấp hơn so với mức trung bình của ngành.

Trong 4 năm qua, nợ nhóm 5 có xu hướng tăng lên và chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng nợ xấu. Cuối năm 2008, nợ nhóm 5 của chi nhánh là 5,2 tỷ đồng, chiếm 28,73% tổng nợ xấu. Đến cuối năm 2011, tỷ lệ của nhóm nợ này trong tổng nợ xấu là 62,80% với giá trị lên tới 31,4 tỷ đồng. Đây là một tỷ lệ khá cao (chiếm hơn 50% tổng nợ xấu). Bên cạnh đó, có thể thấy rằng giá trị của nợ nhóm 5 trong 3 năm 2008 – 2010, được duy trì khá ổn định (dưới 11 tỷ đồng), nhưng có sự tăng vọt trong năm 2011 (tăng gần 3 lần so với năm 2010).

Như vậy, qua phân tích tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ của NHNo&PTNT Chi nhánh Nghệ An, có thể thấy rằng tỷ lệ này của chi nhánh là ở mức thấp, có thể chấp nhận được. Nhưng tỷ lệ này lại có xu hướng tăng dần trong 4 năm qua, chứng tỏ rằng hoạt động tín dụng của chi nhánh chưa đạt chất lượng thật tốt. Nợ nhóm 5 năm 2011 có tỷ trọng quá cao, gây khó khăn cho ngân hàng trong việc xử lý, làm ứ đọng và thậm chí có nguy cơ làm mất vốn ngân hàng. Do đó, ngân hàng cần phải có các biện pháp kịp thời để xử lý nợ xấu, tăng chất lượng hoạt động tín dụng.

d) Tình hình dự phòng rủi ro tín dụng:

Bảng 2.8: Dự phòng rủi ro của NHNo&PTNT Chi nhánh Nghệ An

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Tổng dư nợ (tỷ đồng) 3.768 4.685 5.797 6.705

DPRR được trích lập (Tỷ đồng) 67,6 52,7 52 68,2

Tỷ lệ dự phòng RRTD (%) 1,79 1,12 0,90 1,02

Qua tỷ lệ trích lập dự phòng RRTD của NHNo&PTNT Chi nhánh Nghệ An có thể thấy rằng tuy dư nợ của ngân hàng tăng dần trong các năm qua, nhưng DPRR được trích lập lại có xu hướng giảm dần. Điều này cho thấy rằng mức độ rủi ro của các khoản cho vay của ngân hàng có xu hướng giảm dần.

2.2.2.3 Đánh giá thực trạng rủi ro tín dụng và tình hình quản trị rủi ro tín dụng tại NH No&PTNT Chi nhánh Nghệ An

a) Công tác quản trị rủi ro tín dụng tại NHNo&PTNT Chi nhánh Nghệ An

- Tổ chức bộ máy quản lý tín dụng: NHNo&PTNT Chi nhánh Nghệ An tổ chức bộ máy quản lý tín dụng theo cơ cấu: 1 giám đốc, 2 phó giám đốc, phòng tín dụng, phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ giám sát tín dụng. Các bộ phận trong bộ máy được phân công nhiệm vụ cụ thể như sau:

Phòng tín dụng làm tất cả các công việc trong qui trình tín dụng, từ việc tìm kiếm khách hàng, hướng dẫn khách hàng làm hồ sơ vay vốn, thẩm định, thu hồi nợ.

Phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ có nhiệm vụ thường xuyên kiểm tra và đánh giá việc nghiêm túc chấp hành pháp luật, các quy định của NHNN Việt Nam, của NHNo&PTNT Việt Nam nhằm kịp thời phát hiện những vi phạm, sai lệch, từ đó đề xuất các biện pháp chấn chỉnh, sửa chữa, khắc phục; định kỳ kiểm tra, kiểm soát về hoạt động tín dụng tại ngân hàng và các chi nhánh.

Phòng tín dụng và phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ phải phối hợp với nhau trong công tác kiểm soát rủi ro tín dụng tại chi nhánh.

- Thu thập thông tin khách hàng: Để tránh rủi ro tín dụng thì trước khi ra quyết định cho vay, CBTD xem xét đánh giá rủi ro để tiến hành lựa chọn khách hàng một cách đúng đắn, cân nhắc kỹ càng trên nhiều phương diện cụ thể. Sau khi nhận được hồ sơ thông tin khách hàng, CBTD tiến hành điều tra, thu thập, xác minh và sàng lọc để tổng hợp thông tin về khách hàng và phương án sản

xuất kinh doanh, dự án đầu tư từ: hồ sơ do khách hàng cung cấp, phỏng vấn khách hàng, đi khảo sát thực tế, và từ các nguồn khác. Thông qua quá trình thu thập thông tin, ngân hàng sẽ biết được tình hình tài chính, điều kiện kinh doanh và uy tín của khách hàng, từ đó giảm thiểu rủi ro đáng kể trong quá trình cấp tín dụng cho khách hàng.

- Thực hiện kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay: Để hạn chế rủi ro tín dụng, CBTD của chi nhánh luôn tuân thủ chặt chẽ quy trình tín dụng, xem xét, thẩm định các phương án, dự án vay vốn một cách cẩn thận rồi mới quyết định cho vay. Sau khi đã giải ngân cho khách hàng lại giám sát chặt chẽ quá trình sử dụng vốn của khách hàng và khi gần đến kỳ thu lãi, thu nợ thì các CBTD lại thông báo cho khách hàng biết trước, đến tận nơi để đôn đốc khi khách hàng không trả đúng hạn.

- Thực hiện phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro: NHNo&PTNT Chi nhánh Nghệ An thường xuyên thực hiện việc thu thập thông tin về khách hàng để đánh giá, chấm điểm, xếp hạng khách hàng nhằm thực hiện phân loại nợ tự động hàng ngày. Căn cứ vào kết quả xếp hạng khách hàng, các khoản nợ của khách hàng sẽ được phân loại vào các nhóm nợ tương ứng như sau:

Xếp hạng khách hàng theo HTXH Phân loại nhón nợ AAA Nợ đủ tiêu chuẩn (Nợ nhóm 1) AA A BBB Nợ cần chú ý (Nợ nhóm 2) BB B

Nợ dưới tiêu chuẩn (Nợ nhóm 3) CCC

CC

C Nợ nghi ngờ (Nợ nhóm 4)

Mỗi quý 1 lần, ngân hàng căn cứ vào kết quả phân loại nợ và dư nợ gốc tại ngày cuối cùng của quý trước để thực hiện trích lập dự phòng. So sánh số phải trích với số dự phòng hiện có, nếu số phải trích lớn hơn, phải trích theo phần thiếu, nếu số phải trích nhỏ hơn thì không phải trích tiếp. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Thực hiện bảo đảm tín dụng: Để đảm bảo tính an toàn trong kinh doanh, NHNo&PTNT Chi nhánh Nghệ An đã sử dụng công cụ là hình thức thế chấp tài sản. Ngân hàng đã nghiêm túc thực hiện các nguyên tắc và điều kiện đảm bảo tín dụng đã ban hành. Ngoài ra, ngân hàng còn khai thác và mở rộng thêm các điều kiện đảm bảo tín dụng như: bảo lãnh bằng bên thứ ba, bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay... Trước khi cho vay, các CBTD của chi nhánh luôn tiến hành thẩm định tính hợp pháp của tài sản bảo đảm tiền vay như: quyền sở hữu, quyền sử dụng hợp pháp của bên bảo đảm, tài sản không thuộc đối tượng tranh chấp, tài sản được mua bảo hiểm theo quy định... Cán bộ ngân hàng thường xuyên theo dõi, kiểm tra tài sản để tránh tình trạng mất mát tài sản.

- Tăng cường kiểm tra kiểm soát nội bộ: Bộ phận kiểm tra kiểm soát nội bộ có nhiệm vụ kiểm tra xem việc chấp hành các quy trình, quy phạm nghiệp vụ kinh doanh của các CBTD có tuân theo hành lang pháp lý hay không. Việc kiểm tra, kiểm soát được tiến hành thường xuyên theo định kỳ. Bên cạnh đó, mỗi chi nhánh đều có một kiểm tra viên.

- Không ngừng nâng cao trình độ cho các cán bộ: Hàng năm, NHNo&PTNT Chi nhánh Nghệ An vẫn tổ chức các đợt tập huấn để nâng cao nghiệp vụ cho các CBTD. Một số kết quả đạt được trong công tác phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng:

b) Những thành tích đạt được:

Trong những năm qua, nhờ sự cố gắng của Ban giám đốc, cán bộ nhân viên trong việc hạn chế rủi ro tín dụng, ngân hàng đã đạt được kết quả sau:

- Mặc dù tốc độ tăng trưởng tín dụng cao, nhưng chi nhánh vẫn duy trì được tỉ lệ nợ xấu dưới 1%. Chi nhánh đã thực hiện nghiêm túc công tác quản lý nợ quá hạn, tuân thủ việc định kỳ gia hạn nợ theo đúng quy định. Chi nhánh thường xuyên thực hiện việc đánh giá, chấm điểm, xếp hạng khách hàng nhằm xác định chính xác nợ quá hạn để trích lập dự phòng rủi ro theo đúng quy định, đảm bảo hiệu quả kinh doanh.

- Xây dựng được cơ cấu cho vay hợp lý, phù hợp với cơ cấu nguồn vốn của chi nhánh: cho vay ngắn hạn luôn chiếm hơn 50% tổng dư nợ tín dụng, và có xu hướng tăng dần, tương ứng với nguồn vốn thiên về nguồn vốn ngắn hạn.

- Tuy tỷ lệ nợ xấu có xu hướng tăng lên, nhưng tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro có xu hướng giảm dần theo các năm, cho thấy rằng mức độ rủi ro của các khoản vay có giảm, tài sản đảm bảo được chi nhánh chú ý hơn.

- Hệ số vòng quay vốn tín dụng luôn cao hơn 1 và có xu hướng tăng dần trong những năm qua, bên cạnh đó, hệ số thu nợ của chi nhánh cũng luôn trên 80% cho thấy rằng ngân hàng quản lý hoạt động tín dụng khá hiệu quả, khả

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Nghệ An (Trang 56)