Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro thanh khoản:

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Nghệ An (Trang 68)

3.2.1.1 Duy trì mối liên hệ chặt chẽ hoạt động của phòng tín dụng và phòng kế toán:

Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Chi nhánh Nghệ An cần phải phối hợp hoạt động giữa các phòng này nhằm đáp ứng nhu cầu thanh khoản của ngân hàng. Cụ thể, nếu phòng tín dụng dự định cấp hạn mức tín dụng mới cho khách hàng thì phải thảo luận với phòng kế toán để có sự chuẩn bị khi khách hàng vay vốn; đồng thời nếu phòng kế toán có kế hoạch tăng nguồn vốn huy động thì những kế hoạch này cũng phải được thông báo cho phòng tín dụng để có kế hoạch sử dụng vốn huy động hợp lý.

3.2.1.2 Cân đối giữa cung và cầu thanh khoản:

Ngân hàng cần phải phân tích nhu cầu thanh khoản một cách thường xuyên và liên tục để giảm thiểu tình huống thặng dư hay thâm hụt về thanh khoản. Nếu thặng dư thanh khoản mà không được đầu tư ngay thì ngân hàng sẽ tổn thất về thu nhập lãi; trong khi đó, mọi thâm hụt thanh khoản không được đáp ứng kịp thời thì ngân hàng sẽ phải chịu chi phí cao để xử lý hậu quả.

Phòng Kế toán tổng hợp nên xây dựng báo cáo cung cầu thanh khoản bằng cách phân bổ dữ liệu gốc luồng tiền vào, luồng tiền ra đến hạn và các dải kỳ hạn: 1 ngày, 2 – 7 ngày, 8 ngày đến 1 tháng, 1 đến 3 tháng, 3 đến 6 tháng.

3.2.1.3 Tăng cường nắm giữ các tài sản có tính thanh khoản cao:

Mặc dù trong hiện tại thì tình hình thanh khoản của ngân hàng là khá tốt, nhưng ngân hàng cũng nên nắm giữ thêm một số tài sản có tính thanh khoản cao như: trái phiếu chính phủ, tín phiếu kho bạc, tiền gửi tại các tổ chức tín dụng khác... Khi nhu cầu thanh khoản xuất hiện, ngân hàng có thể bán lượng tài sản dự trữ này (đem chứng khoán cầm cố tại NHNN) để lấy tiền mặt đáp ứng nhu cầu thanh khoản.

3.2.1.4 Nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng:

Với tốc độ tăng tưởng tín dụng cao đi kèm với việc quản lý tín dụng kém hiệu quả sẽ khiến ngân hàng phải đối mặt với rủi ro mất vốn và mất khả năng thanh khoản do không thu hồi được các khoản cho vay. Từ thực tế là dư nợ tín dụng của NHNo&PTNT Chi nhánh Nghệ An tăng trưởng nhanh trong những năm qua, nhưng kèm theo đó, tỷ lệ nợ xấu cũng có xu hướng tăng lên, nhất là tỷ lệ nợ nhóm 5, cho thấy rằng ngân hàng cần phải tăng cường hơn nữa hiệu quả của việc quản trị rủi ro tín dụng để giảm rủi ro cho ngân hàng, tránh căng thẳng trong vấn đề đáp ứng nhu cầu thanh khoản.

3.2.1.5 Tăng cường công tác dự báo tại ngân hàng:

và chất lượng dự báo còn khá kém, chưa góp phần hiệu quả giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng. Vì vậy, ngân hàng cần xây dựng một qui trình cho việc theo dõi và đo lường liên tục nhu cầu thanh khoản và cần phân tích khả năng thanh khoản sử dụng nhiều tình huống dạng “nếu thì”.

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Nghệ An (Trang 68)