2.1.2.1 Quá trình hình thành và phát triển:
NHNo&PTNT Chi nhánh Nghệ An là chi nhánh cấp 1 hạng I trực thuộc NHNo&PTNT Việt Nam. Tháng 10/1988, chi nhánh Ngân hàng Phát triển Nông thôn Nghệ Tĩnh được thành lập theo Nghị định 53/HĐBT ngày 26/3/1988 của
Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ). Tháng 10/1991 do tách tỉnh Nghệ Tĩnh thành 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh, nên Ngân hàng Nông nghiệp tỉnh Nghệ Tĩnh được tách thành Ngân hàng Nông nghiệp tỉnh Nghệ An và Ngân hàng Nông nghiệp tỉnh Hà Tĩnh.
Ngân hàng ra đời trong bối cảnh nền kinh tế đất nước bắt đầu đổi mới, chuyển từ cơ chế bao cấp sang kinh tế thị trường; kinh tế tỉnh nhà đang trong quá trình chuyển đổi; các doanh nghiệp, hợp tác xã sản xuất kinh doanh kém hiệu quả, nợ ngân hàng không trả được, phải giải thể, tự tan rã, được sắp xếp lại; lạm phát với tốc độ phi mã lên 3 con số; ngân hàng huy động lãi suất tiền gửi cao hơn lãi suất cho vay, đội ngũ cán bộ quản lý và tác nghiệp còn nhiều bất cập, thiếu kiến thức kinh doanh theo cơ chế mới....
- Giai đoạn 1988-1990:
Mới thành lập Ngân hàng Nông nghiệp Nghệ Tĩnh đứng trước tình hình hết sức khó khăn. Trước tình hình đó Ngân hàng đã tập trung chỉ đạo quán triệt các nội dung cơ bản của Nghị định 53/HĐBT, các chủ trương chính sách chế độ của Đảng và Nhà nước, của ngành trong thời kì quá độ đưa nền kinh tế vận hành từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung bao cấp chuyển sang cơ chế mới, tập trung sắp xếp lại cán bộ theo Chỉ thị số 31/NHNo.
Trong 2 năm hoạt động đã ý thức được tự cân đối khối lượng tiền mặt tại chỗ, thực hiện phương châm “thu lấy để chi”. Nguồn vốn liên tục tăng tạo điều kiện mở rộng quy mô tín dụng đối với các tổ chức kinh tế và bù đắp được thiếu hụt vốn kinh doanh. Thực hiện cơ chế lãi suất trong khuôn khổ của Ngân hàng Nhà nước và số vốn của mình, trong hoạt động kinh doanh đã dần khắc phục thói quen của Ngân hàng trong cơ chế bao cấp, chuyển từ Ngân hàng kinh doanh lỗ dần có lãi chú ít, cải thiện đời sống cán bộ nhân viên. Nguồn vốn của Ngân hàng trên 80% là của Ngân hàng Nhà nước. Các cơ chế nghiệp vụ như điều hòa tiền mặt, cơ chế tín dụng và quy trình nghiệp vụ...còn trong thời kì chấp hành theo khuôn mẫu của cơ chế bao cấp vì vậy việc đầu tư cho nông nghiệp nông
thôn còn có hạn chế nhất định, chưa phát huy hết tiềm năng sẵn có, còn lúng túng trong chính sách đầu tư chủ yếu lúc này là cho vay hợp tác xã nông nghiệp theo mô hình cũ, cho vay hợp tác xã mua bán, công ty thương nghiệp, tổ hợp tác...chưa mạnh dạn cho vay kinh tế hộ gia đình.
- Giai đoạn 1991-1996 : Xây dựng bộ máy và các cơ chế đồng bộ đổi mới hoạt động kinh doanh theo cơ chế thị trường:
NHNo&PTNT Chi nhánh Nghệ An đã chuyển hướng hoạt động theo cơ chế thị trường, kiên trì thực hiện phương châm ‘‘đi vay để cho vay’’, bám sát mặt trận đối tượng phục vụ : ‘‘Nông nghiệp-Nông thôn-Nông dân’’ theo định hướng của ngành, đã khơi tăng được nguồn vốn, tập trung đầu tư nguồn vốn phục vụ các chương trình dự án trọng điểm của tỉnh. Thực hiện được mục tiêu chuyển từ chênh lệch lãi suất âm sang chênh lệch lãi suất dương, chất lượng cán bộ được nâng cao, thực hiện việc chuyển tải vốn và giải ngân cho vay hộ nghèo kịp thời đúng đối tượng góp phần xóa đói giảm nghèo. Xử lý một bước nợ quá hạn phát sinh. Từng bước tăng nguồn thu từ hoạt động tín dụng, thực hiện tốt dịch vụ thanh toán chuyển tiền.
Bên cạnh những thành tựu trên thì vẫn còn một số hạn chế : Từ năm 1991-1996 hoạt động kinh doanh còn đơn thuần, dịch vụ tín dụng là chủ yếu, chưa mở rộng được các dịch vụ khác, hoạt động kinh doanh ngoại tệ chưa được chú ý đúng mức, chất lượng tín dụng còn yếu, tiềm ẩn dư nợ không bình thường. Trình độ cán bộ còn bất cập so với yêu cầu kinh doanh trong giai đoạn mới, cơ chế nghiệp vụ chưa đồng bộ, một số Ngân hàng cơ sở cho vay trái địa bàn, dư nợ không thu hồi được dẫn tới nhiều vụ việc cơ quan pháp luật phải xử lý.
- Giai đoạn 1997 đến nay:
Từ sau luật các tổ chức tín dụng ra đời vào năm 1997 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/10/1998, NHNo&PTNT Nghệ An đã chuyển mạnh đầu tư sang các chương trình phát triển kinh tế xã hội, khai thác và phát huy các tiềm năng và thế mạnh của địa phương, đặc biệt là chương trình quốc gia do Chính phủ chỉ
đạo. Hầu hết các chương trình đều mang lại hiệu quả, nguồn vốn dư nợ tăng trưởng, vốn tín dụng an toàn chất lượng hơn.
2.1.2.2 Cơ cấu tổ chức
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của NHNo&PTNT Chi nhánh Nghệ An
( Nguồn: báo cáo công tác tổ chức của Chi Nhánh)
Phòng Kế toán tổng hợp Phòng tổ chức hành chính NHNo huyện, thành phố, thị xã Phòng Kinh doanh ngoại hối Phòng Kiểm tra kiểm soát nội bộ Phòng Tổ chức cán bộ Phòng Tín dụng Phòng Hành chính Phòng điện toán Phòng dịch vụ và Marketing Phòng Kế hoạch Phòng Kế toán ngân quỹ Phòng tín dụng BAN LÃNH ĐẠO Phòng giao dịch Phòng giao dịch
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Nghệ An gồm 21 chi nhánh loại 3 trong đó có 17 chi nhánh huyện, 2 chi nhánh thị xã (NHNo thị xã Cửa Lò và NHNo thị xã Thái Hòa), và 1 chi nhánh thành phố (NHNo thành phố Vinh) và 1chi nhánh thành lập theo khu công nghiệp của tỉnh (NHNo Hoàng Mai).
Đội ngũ cán bộ nhân viên có 934 người với trình độ các cấp như sau: Trình độ thạc sĩ : 12 người chiếm 1.28%
Trình độ đại học, cao đẳng : 535 người chiếm 57.28% Trình độ trung cấp : 387 người chiếm 41.43%
Nhiệm vụ, chức năng của các phòng ban :
- Phòng kế toán tổng hợp:
+ Trực tiếp hạch toán, kế toán thống kê và thanh toán theo quyết định của NHNo Việt Nam.
+ Xây dựng chỉ tiêu kế hoạch tài chính, quỹ tiền lương chi nhánh.
- Phòng điện toán:
+ Tổng hợp và thống kê, lưu trữ số liệu, thông tin liên quan đến hoạt động của chi nhánh.
- Phòng hành chính:
+ Xây dựng chương trình, công tác hàng tháng, quý của chi nhánh.
- Phòng tổ chức cán bộ:
+ Đầu mối trong việc chăm lo đời sống vật chất tinh thần (thực hiện chế độ tiền lương, chế độ bảo hiểm. quản lý lao động)
+ Thực hiện công tác quy hoạch cán bộ, đề xuất, lưu trữ, hỗ trợ cán bộ.
- Phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ :
+ Tổ chức kiểm tra kiểm soát theo đề cương, chương trình công tác kiểm tra kiểm soát.
- Phòng kinh doanh ngoại hối:
toán quốc tế trực tiếp theo quy định.
+ Thực hiện nghiệp vụ tín dụng, bảo lãnh ngoại tệ có liên quan đến thanh toán quốc tế. Thực hiện các dịch vụ kiều hối và chuyển tiền mở tài khoản tại nước ngoài.
- Phòng dịch vụ và Marketing:
+ Tiếp thị, giới thiệu sản phẩm, dịch vụ Ngân hàng, tiếp nhận ý kiến phản hồi của khách hàng về dịch vụ.
+ Đề xuất tham mưu về sản phẩm dịch vụ mới. + Triển khai các phần tiếp thị, thông tin tuyên truyền.
- Phòng tín dụng:
+ Xây dựng chiến lược, kế hoạch tín dụng. + Phân loại khách hàng
+ Thẩm định và đề xuất cho vay, thường xuyên phân loại dư nợ, phân tích nợ quá hạn.
- Phòng kế hoạch:
+ Tổng hợp số liệu báo cáo
+ Xây dựng kế hoạch, đề ra các phương án mục tiêu.
2.1.2.3 Kết quả hoạt động kinh doanh trong giai đoạn 2008 – 2011
Trong những năm qua, tình hình chính trị, kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng có nhiều diễn biến phức tạp, thị trường tiền tệ thiếu ổn định, nhưng NHNo&PTNT Chi nhánh Nghệ An vẫn chủ động trong cạnh tranh, đề ra nhiều giải pháp thiết thực, linh hoạt để đạt được những phát triển ổn định, giữ vững thị phần trên địa bàn. Tính đến thời điểm cuối năm 2011, NHNo&PTNT Chi nhánh Nghệ An nắm giữ khoảng 25.2% thị phần về huy động vốn và 14,7% thị phần cho vay trên toàn tỉnh.
Bảng 2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT CN Nghệ An
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu 31/12/2008 31/12/2009 31/12/2010 31/12/2011
Tổng nguồn vốn huy động 4.965 5.510 6.883 8.259
Tổng dư nợ 3.768 4.685 5.797 6.704
Lợi nhuận sau thuế 104 123 141 172
(Nguồn: Báo cáo kết quả HĐKD năm 2008-2011)
Trong bốn năm qua, tổng nguồn vốn huy động cũng như dư nợ của NHNo&PTNT Chi nhánh Nghệ An không ngừng tăng lên. Năm 2008, tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng là 4.965 tỷ đồng, nhưng đến năm 2011, ngân hàng đã huy động được 8.259 tỷ đồng, gấp 1,7 lần so với năm 2008. Trong đó, nguồn vốn từ tiền gửi của dân cư luôn chiếm tỷ trọng lớn và có xu hướng tăng dần qua các năm: từ 3.879 tỷ đồng, chiếm 78,13% tổng nguồn vốn huy động được trong năm 2008 tới 7.239 tỷ đồng, tương đương với 87,65% năm 2011. Đây là nguồn vốn huy động chủ yếu của Ngân hàng và được Ngân hàng chú trọng trong công tác huy động.
Tổng dư nợ của ngân hàng cũng tăng dần trong những năm qua. Cho vay ngắn hạn có xu hướng tăng lên và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ, trong khi đó, cho vay trung và dài hạn lại có xu hướng giảm dần về tỷ trọng. Năm 2008, tổng dư nợ của ngân hàng là 3.768 tỷ đồng, trong đó, cho vay ngắn hạn đạt 2.225 tỷ đồng, chiếm 59,05% tổng dư nợ. Đến năm 2011, tổng dư nợ là 6.705 tỷ đồng, và giá trị cho vay ngắn hạn là 4.439 tỷ đồng, chiếm 66,21% tổng dư nợ. Trong khi đó, giá trị cho vay trung và dài hạn tăng từ 1.543 tỷ đồng năm 2008 đến 2.265 năm 2011 nhưng tỷ trọng lại giảm từ 40,95% năm 2008 xuống còn 33,79% năm 2011.
Qua bảng số liệu trên, có thể thấy rằng lợi nhuận thu về của ngân hàng không ngừng tăng qua các năm, từ 104 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế năm 2008,
qua bốn năm, đến năm 2011, ngân hàng đã đạt được 172 tỷ đồng lợi nhuận. Điều này cho thấy hoạt động kinh doanh của ngân hàng đã đạt hiệu quả cao, tăng trưởng với tốc độ khá.