Thực trạng rủi ro thanh khoản tại NHNo&PTNT Chi nhánh Nghệ An

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Nghệ An (Trang 49)

2.2.1.1 Đo lường rủi ro thanh khoản tại NH No&PTNT Nghệ An

a) Đánh giá rủi ro thanh khoản qua các chỉ số thanh khoản:

Bảng 2.2: Các chỉ số đánh giá tình hình thanh khoản tại NHNo&PTNT Chi nhánh Nghệ An

Chỉ số Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Trạng thái tiền mặt (%) 1,68 2,21 1,72 0,94

Năng lực cho vay (%) No NA 66,81 71,50 73,90 72,99

TB Ngành 51,29 55,39 47,32 45,18

Cấu trúc tiền gửi (%) 26,46 19,47 22,21 13,43

Dư nợ / Vốn huy động (%)

No NA 76 85 84 81

CT NA 70 71 87 94

TB Ngành 76 90 81 73

(Nguồn: Báo cáo kết quả HĐKD NHNo&PTNT CN Nghệ An và tính toán của tác giả)

*) Chỉ số trạng thái tiền mặt:

Đây là chỉ số đánh giá tỷ trọng tài sản có tính thanh khoản cao nhất trong tổng tài sản. Chỉ số này càng cao chứng tỏ tính thanh khoản của ngân hàng càng tốt. Nhưng đồng thời, chỉ số này càng cao lại thể hiện rằng ngân hàng sẽ tốn nhiều chi phí cơ hội, làm giảm lợi nhuận của ngân hàng.

Trong những năm qua, tình hình huy động vốn của ngân hàng tốt hơn, lượng tiền gửi tăng mạnh. Điều này đã giúp ngân hàng gia tăng tính thanh khoản, đáp ứng nhu cầu thanh khoản tốt hơn. Tiền mặt và tiền gửi tại các tổ

chức tín dụng của NHNo&PTNT Chi nhánh Nghệ An tăng giảm không đều trong 4 năm qua. Cho nên chỉ số trạng thái tiền mặt lại có sự tăng giảm không đều qua các năm:

Năm 2008, chỉ số trạng thái tiền mặt là 1,68%. Đến năm 2009, chỉ số này tăng lên 2,21% và năm 2010 thì giảm xuống 1,72%. Năm 2011, chỉ số trạng thái tiền mặt của chi nhánh là 0.94%.

*) Chỉ số cấu trúc tiền gửi:

Chỉ số cấu trúc tiền gửi phản ánh tính ổn định của nguồn cung thanh khoản cho ngân hàng, tỷ lệ này càng thấp chứng tỏ khả năng đáp ứng nhu cầu thanh khoản của ngân hàng càng cao.

Nhìn chung, tỷ lệ tiền gửi giao dịch trên tiền gửi kỳ hạn của chi nhánh có xu hướng giảm trong 4 năm qua. Đây là dấu hiệu tốt vì nó cho thấy tỷ lệ tiền gửi có kỳ hạn tăng, đồng nghĩa với nhu cầu thanh toán tiền mặt đột xuất của khách hàng giảm, tính ổn định của nguồn cung thanh khoản cao hơn.

Trong 4 năm qua thì chỉ số cấu trúc tiền gửi của ngân hàng trong năm 2008 là cao nhất – 26,46%. Sở dĩ tỷ lệ này cao như vậy là vì năm 2008, sự tăng trưởng của lạm phát cũng như những thay đổi của chính sách tiền tệ của ngân hàng nhà nước đã làm cho lãi suất thay đổi liên tục. Do đó, lượng tiền gửi huy động được của ngân hàng chủ yếu là tiền gửi không kỳ hạn.

Năm 2009, chỉ số cấu trúc tiền gửi của ngân hàng đã giảm xuống còn có 19,47%. Sự sụt giảm này là do tiền gửi giao dịch của chi nhánh giảm xuống trong khi tiền gửi có kỳ hạn lại không ngừng tăng lên, đặc biệt là tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng. Đến năm 2011, chỉ số này giảm xuống còn 13,43%. Để giảm được tỷ trọng tiền gửi thanh toán trong những năm qua, ngân hàng đã không ngừng xây dựng thương hiệu và biểu lãi suất huy động phù hợp, cạnh tranh được với các ngân hàng trên địa bàn, thời gian huy động và loại hình huy động tiền gửi hấp dẫn hơn. Đặc biệt là đối với tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn, NHNo&PTNT

Chi nhánh Nghệ An luôn đưa ra các mức lãi suất có tính cạnh tranh và các giải thưởng hấp dẫn khách hàng. Bên cạnh đó, chất lượng phục vụ khách hàng của ngân hàng ngày càng được cải thiện tốt hơn, giúp khách hàng có thể yên tâm và thấy hài lòng khi gửi tiền tại ngân hàng. Chính những yếu tố này đã giúp ngân hàng gia tăng được nguồn cung thanh khoản trong những năm qua và tính thanh khoản tốt hơn.

*) Chỉ số về năng lực cho vay:

Nhìn chung, tỷ trọng giữa tài trợ tín dụng thông qua các phương thức cho vay so với tổng tài sản của ngân hàng trong 4 năm qua luôn ở mức cao – trung bình là 71%. Điều này chứng tỏ rằng hoạt động tín dụng luôn chiếm một vị trí quan trọng trong việc kinh doanh tiền tệ của ngân hàng. Nguyên nhân là do hoạt động tín dụng chính là nguồn thu lợi chủ yếu cho ngân hàng nên ngân hàng phân bổ tài sản vào nghiệp vụ kinh doanh chủ yếu này.

Chỉ số về năng lực cho vay của NHNo&PTNT Nghệ An hiện nay đang có xu hướng tăng lên và cao hơn chỉ số trung bình ngành. Như vậy, ngân hàng cần có định hướng để ổn định chỉ số này, không nên dùng toàn bộ vốn huy động để cho vay khiến ngân hàng phải đối mặt với rủi ro thanh khoản.

*) Tỷ lệ tổng dư nợ trên vốn huy động:

Bảng 2.3: Tỷ lệ dư nợ trên vốn huy động của NHNo&PTNT Chi nhánh Nghệ An

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Dư nợ / VHĐ (%) No NA 76 85 84 81 CT NA 70 71 87 94 TB Ngành 76 90 81 73 Dư nợ ngắn hạn/VHĐ (%) 45 51 52 54 Dư nợ trung và dài hạn/Vốn ngắn hạn (%) No NA 38 43 36 29 CT NA 49 27 21 20 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhìn chung, tỷ lệ tổng dư nợ trên vốn huy động của ngân hàng khá cao, bình quân trong 4 năm tỷ lệ này là 81%, nghĩa là trong 100 đồng vốn huy động thì ngân hàng dùng khoảng 81 đồng để cho vay. Trong đó, ngân hàng dùng vốn huy động để cho vay ngắn hạn nhiều hơn là cho vay trung và dài hạn. Cụ thể:

Năm 2008, tỷ lệ tổng dư nợ trên vốn huy động là 76%, nghĩa là trong 100 đồng vốn huy động thì ngân hàng sử dụng 76 đồng để cho vay, trong đó có 45 đồng cho vay ngắn hạn.

Năm 2009, tỷ lệ này là 85%, cao hơn rất nhiều so với năm trước và tỷ lệ cho vay ngắn hạn cũng cao hơn (51%).

Năm 2010, trong 100 đồng vốn huy động được, ngân hàng cho vay 84 đồng, trong đó có 52 đồng cho vay ngắn hạn.

Năm 2011, ngân hàng cho vay 81 đồng trong 100 đồng vốn huy động với 54 đồng cho vay ngắn hạn.

Như vậy, ngân hàng sử dụng phần lớn nguồn vốn huy động để cho vay, thể hiện rằng ngân hàng đang sử dụng đồng vốn huy động một cách có hiệu quả. Tuy tỷ lệ dư nợ trên vốn huy động được của ngân hàng là cao hơn quy định theo thông tư 13/2010/TT-NHNN (cao hơn 80%) nhưng nhìn chung, vẫn thấp hơn những ngân hàng khác.

Tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn của chi nhánh trong 2 năm 2009 và 2010 cũng cao hơn quy định của NHNN (cao hơn 30%), nhưng trong năm 2011 tỷ lệ này đã được chi nhánh giảm xuống còn 29%. Tuy nhiên, tỷ lệ này của NHNo&PTNT Nghệ An so với Ngân hàng Công thương Chi nhánh Nghệ An là vẫn cao hơn.

b) Đánh giá trạng thái thanh khoản bằng việc phân tích cung – cầu thanh khoản:

Qua số liệu thống kê từ năm 2008 đến năm 2009, nguồn cung thanh khoản tại NHNo&PTNT Chi nhánh Nghệ An không ngừng tăng lên. Các nguồn

cung thanh khoản bao gồm: các khoản tiền gửi nhận được, thu nhập từ cung cấp dịch vụ và các khoản tín dụng thu về trong năm. Nhìn chung qua 4 năm phân tích, nguồn cung thanh khoản được hình thành chủ yếu từ các khoản tín dụng thu về và tiền gửi huy động được. Điều này chứng tỏ công tác thu hồi nợ và huy động vốn của ngân hàng khá tốt.

Bảng 2.4: Trạng thái thanh khoản tại NHNo&PTNT Chi nhánh Nghệ An

Đvt: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Cung thanh khoản 13.224 37.804 56.890 80.170

- Các khoản tiền gửi nhận được 9.042 32.978 50.86 72.534

- Thu nhập từ cung cấp dịch vụ 7 9 15 22

- Tín dụng thu về 4.175 4.817 5.989 7.614

Cầu thanh khoản 8.787 33.334 51.258 72.973

- Khách hàng rút tiền gửi 4.077 27.468 44.003 64.275

- Đề nghị vay vốn của KH 4.600 5.734 7.101 8.522

- Thanh toán các khoản phải trả 110 132 154 176

Trạng thái thanh khoản 4.437 4.470 5.632 7.197

(Nguồn: Báo cáo kết quả HĐKD của NHNo&PTNT Chi nhánh Nghệ An)

Đi kèm với sự tăng lên trong cung thanh khoản là nhu cầu thanh khoản cũng tăng lên. Năm 2008, nhu cầu thanh khoản là 8.787 tỷ đồng, đến năm 2011, con số này là 72.973 tỷ đồng. Nhu cầu thanh khoản tăng phần lớn là do nhu cầu rút tiền gửi của khách hàng. Một phần không nhỏ nữa trong cầu thanh khoản là nhu cầu cấp tín dụng cho các doanh nghiệp, cá nhân trong địa bàn tỉnh.

Nhìn chung, trong 4 năm qua, xét về qui mô thì nguồn cung thanh khoản luôn lớn hơn nhu cầu thanh khoản. Điều này đã tạo ra trạng thái thặng dư trong thanh khoản. Điều này cho thấy ngân hàng đang nắm giữ một lượng vốn thừa tương đối lớn. Cho nên, trong thời gian tới, ngân hàng nên có kế hoạch đầu tư lượng vốn dư thừa vào một số tài sản có tính thanh khoản cao.

Từ sự chênh lệch giữa cung và cầu thanh khoản, ta xác định được ngân hàng đang có trạng thái thặng dư thanh khoản, mức độ thặng dư thanh khoản này biến đổi liên tục qua các năm theo mức độ biến động liên tục của nguồn cung và nguồn cầu thanh khoản của ngân hàng. Nếu ngân hàng duy trì trạng thái thanh khoản như hiện này thì ngân hàng luôn đáp ứng được nhu cầu thanh khoản, nhưng phải tốn một khoản chi phí cơ hội khá lớn cho mục đích đó.

2.2.1.2 Đánh giá công tác quản trị rủi ro thanh khoản tại NHNo&PTNT Chi nhánh Nghệ An

a) Công tác quản trị rủi ro thanh khoản tại NHNo&PTNT Chi nhánh Nghệ An

- Tổ chức bộ máy quản trị rủi ro thanh khoản: Hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản tại NHNo&PTNT Chi nhánh Nghệ An chưa có bộ phận chuyên trách về rủi ro thanh khoản. Phòng Kế toán tổng hợp chịu trách nhiệm về việc tổng hợp đánh giá tình hình huy động vốn – sử dụng vốn để cân đối lượng tiền mặt tồn quỹ cần thiết cũng như phối hợp với Phòng Tín dụng để có kế hoạch sử dụng vốn huy động được một cách hợp lý.

- Về quy định quản trị thanh thanh khoản: Hiện tại ngân hàng chưa có một văn bản quy định cụ thể về quản lý rủi ro thanh khoản. Việc quản lý thanh khoản được thực hiện gián tiếp thông qua điều hành cân đối nguồn vốn – sử dụng vốn. Định kỳ, Giám đốc giao hạn mức tồn quỹ cho từng chi nhánh trực thuộc. Trường hợp số dư thực tế lớn hơn hạn mức tồn quỹ thì đơn vị thừa vốn phải có kế hoạch để điều chuyển về chi nhánh tỉnh. Trường hợp đơn vị thiếu vốn thì trụ sở chính cân đối điều hòa cho đơn vị thiếu vốn nhằm thực hiện kế hoạch kinh doanh của ngân hàng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Về hệ thống đo lường, giới hạn rủi ro: Một khâu quan trọng của quản lý rủi ro thanh khoản là phải có một hệ thống đo lường và giới hạn rủi ro, tuy nhiên, NHNo&PTNT Chi nhánh Nghệ An hầu như chưa có quy định cụ thể về

các tỷ lệ an toàn và gần như không có một hệ thống đo lường đánh giá rủi ro. - Về cơ chế giám sát thực hiện quản trị rủi ro thanh khoản: Do không có những quy định rõ ràng về việc đo lường và đánh giá rủi ro nên hệ thống thanh tra thiếu cơ sở để giám sát các hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản.

b) Những thành tích đạt được:

Với phương pháp dùng chỉ số tài chính để đo lường rủi ro thanh khoản tại NHNo&PTNT Chi nhánh Nghệ An cho thấy tình hình thanh khoản tại ngân hàng luôn đạt yêu cầu:

- Chỉ số về cơ cấu tiền gửi đang có xu hướng giảm xuống, thể hiện khả năng thanh khoản của ngân hàng đang được cải thiện

- Trạng thái thanh khoản ròng luôn là thặng dư thanh khoản, ngân hàng chưa phải đối mặt với thâm hụt thanh khoản.

- Tỷ lệ dư nợ trên vốn huy động cũng không quá cao, được duy trì ở mức khá ổn định.

- Tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn tuy cao hơn Thông tư số 15/2009/TT-NHNN của NHNN trong 2 năm 2009 và 2010 nhưng đến năm 2011 đã được điều chỉnh xuống để phù hợp với quy định trong thông tư này.

c) Những mặt còn hạn chế

- Qua việc tính toán cung và cầu thanh khoản của ngân hàng trong 4 năm qua, có thể thấy rằng ngân hàng đang ở trong tình trạng thặng dư thanh khoản, như vậy, chi phí cơ hội ngân hàng bỏ ra là khá lớn, ngân hàng nên có kế hoạch đầu tư hợp lý hơn.

- Tuy chỉ số về năng lực cho vay và tỷ lệ dư nợ trên vốn huy động đang được ngân hàng duy trì ở mức khá ổn định, nhưng vẫn khá cao. Ngân hàng nên cố gắng giảm các chỉ số này xuống.

- Chỉ số về năng lực cho vay của ngân hàng là khá cao so với trung bình ngành.

- Ngân hàng vẫn chưa có những quy định cụ thể về quản trị rủi ro thanh khoản và cũng chưa có bộ phận chuyên trách về rủi ro thanh khoản. Do ngân hàng không có hướng dẫn về quản trị rủi ro thanh khoản nên hệ thống thanh tra thiếu cơ sở để giám sát các hoạt động quản trị rủi ro.

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Nghệ An (Trang 49)