Một số kiến nghị với cơ quan chức năng

Một phần của tài liệu Phát triển tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh Lâm Đồng (Trang 88)

3.3.1. với các cơ quan ban ngành thuộc chính phủ

+ Hoàn thiện hệ thống pháp luật:

81

để có cơ chế rõ ràng và đưa ra các giải pháp hữu hiệu hơn đối với DNNVV thì Nhà nước cần sớm ban hành luật DNNVV. Khi khung pháp lý cho DNNVV ra đời sẽ khẳng định rõ ràng hơn về chủ trương khuyến khích phát triển DNNVV của Nhà nước.

Hoàn thiện hệ thống thông tin báo cáo, yêu cầu các DN khi báo cáo cho các cơ quan chức năng ngoài nộp báo cáo bằng bản chính cần gửi kèm báo cáo bằng bản mềm thông qua hệ thống mạng điện tử, hệ thống báo cáo này cần được cho các Tổ chức tín dụng truy cập để làm cơ sở cho việc xem xét thẩm định và đánh giá.

Giảm dần các thủ tục hành chính, như vậy chính phủ cần chỉ đạo các bộ, cơ quan ngang bộ, chính quyền địa phương sớm hoàn thiện chính sách một cửa, niêm yết công khai các thủ tục hành chính ngay tại nơi làm việc và qua hệ thống thông tin truyền thông.

Tiến hành bỏ phiếu tín nhiệm và đánh giá mức độ tín nhiệm của các bộ, cơ quan ngang bộ và các cấp chính quyền địa phương qua hệ thống tín nhiệm do nhân dân và các DN tự đánh giá, đồng thời cần tạo mọi điều kiện để các tổ chức xếp hạng có uy tín trên thế giới đánh giá xếp hạng các bộ, chính quyền địa phương một cách độc lập để từ đó chính phủ có thể đưa ra các quyết sách phù hợp nhất.

+ Hỗ trợ về vốn cho doanh nghiệp

Ổn định chính sách ưu đãi và cơ chế áp dụng đối với hoạt động của các DNNVV và để DNNVV có vốn sản xuất kinh doanh thì Chính phủ cần chỉ đạo NHNN dành một khoản vốn cụ thể để đáp ứng kịp thời về vốn cho doanh nghiệp.

Nguồn vốn này cần được thông qua cho NHNN để từ đó NHNN phân bổ cho các NHTM thực hiện giải ngân vốn cho doanh nghiệp.

Ngoài kênh phân phối về cho các NHTM thì vốn cũng có thể phân bổ về cho các địa phương để từ đó địa phương chủ động nguồn vốn hỗ trợ cho các ngành nghề là thế mạnh và xây dựng cơ sở hạ tầng để kêu gọi các doanh nghiệp vào đầu tư.

82

+ Nâng cao vai trò quản lý, tăng cường công tác đào tạo và tuyển dụng các cán bộ có năng lực cao vào điều hành trong các cơ quan hành chính:

Thủ tục hành chính hiện nay của Việt Nam đuợc cho là có nhiều phiền hà nhất,

doanh nghiệp khi làm bất kỳ thủ tục hành chính nào đều rất khó khăn trong việc chuẩn bị hồ sơ giấy tờ, đây không phải bắt nguồn từ khâu thủ tục hành chính chưa hoàn thiện mà còn đuợc bắt nguồn từ yếu tố cán bộ công chức, chính vì thế yếu cầu đặt ra cho chính phủ và các cơ quan ban ngành đó là:

- Sắp xếp lại đội ngũ cán bộ quản lý, bổ sung những cán bộ có đủ tiêu chuẩn, có khả năng phát triển. Đào tạo, bồi dưỡng và xây dựng đội ngũ cán bộ nghiệp vụ chuyên môn có tay nghề, có năng lực kinh doanh, đặc biệt là đội ngũ lãnh đạo và quản lý điều hành hoạt động kinh doanh thương mại phù hợp với tiến trình và yêu cầu hội nhập thương mại Việt Nam với khu vực và quốc tế.

- Tổ chức tuyển dụng công khai hàng năm số cán bộ công chức của từng ngành , hàng năm các bộ, cơ quan ngang bộ, chính quyền địa phương cũng cần công bố công khai số lao động mình đang quản lý, số lao động sẽ cần tuyển dụng thêm, tiêu chí tuyển dụng và thời gian tuyển dụng, việc tuyển dụng cần công khai trên các phương tiện truyền thông.

- Đưa ra cơ chế kỷ luật thích đáng đối với các cán bộ có có sai phạm.

- Xây dựng đồng bộ và hoàn thiện hệ thống tổ chức quản lý Nhà nước về thương mại từ cấp Trung ương đến cấp tỉnh xuống đến huyện. Phân định rõ chức năng quản lý Nhà nước và quản lý kinh doanh. Củng cố tổ chức bộ máy quản lý về thương mại trên địa bàn các cấp sao cho tương xứng với sự phát triển thị trường và số lượng các doanh nghiệp, các thương nhân.

+ Xây dựng cơ chế chính sách cho DNNVV trong từng giai đoạn:

Từng thời điểm Chính phủ và các cơ quan có liên quan cần xây dựng các chính sách hỗ trợ cho DNNVV, cụ thể các chính sách đó là:

83 phát minh cao như về công nghệ.

- Thực hiện miễn, giảm, hoãn nộp thuế cho một số doanh nghiệp, ngành hàng đang gặp phải khó khăn do tác động xấu của tình hình kinh tế thế giới và trong nước.

- Thành lập các quỹ bảo lãnh tín dụng, các quỹ này có thể là ngân hàng Phát triển Việt Nam nhưng cũng có thể là chính quyền các quận, huyện hơoặc chính quyền cấp tỉnh cùng đứng ra bảo lãnh cho doanh nghiệp khi vay vốn.

+ Hoàn thiện và đồng bộ hệ thống công nghệ thông tin:

- Chính phủ hoặc từng địa phương cần xây dựng một hệ thống mạng công nghệ thông tin riêng cho DNNVV, qua hệ thống mạng công nghệ thông tin đó doanh nghiệp sẽ biết được các cơ chế chính sách, thủ tục hành chính cho các đối tượng, các cơ quan ban ngành đang trực tiếp quản lý, biết được kế hoạch thanh tra kiểm tra của doanh nghiệp.

- Doanh nghiệp cũng có thể nộp báo cáo tài chính cho các cơ quan quản lý thông qua hệ thống mạng công nghệ thông tin này. Như vậy với việc công khai này các doanh nghiệp và cá nhân đang muốn đầu tư, đang cùng làm ăn và các tổ chức tín dụng cũng có thể vào trong phầm mềm của hệ thống để truy cập theo báo cáo tài chính đã nộp, tránh tình trạng doanh nghiệp thường làm 2 loại báo cáo riêng lẻ.

3.3.2. Đối với Ngân hàng nhà nước

+ Là cơ quan trực tiếp đề xuất chính phủ hoàn thiện các văn bản pháp luật trong hoạt động ngân hàng phù hợp với tình hình mới:

Để nâng cao vai trò quản lý có hiệu quả của NHNN đối với các tổ chức tín dụng thì cần sớm hoàn thiện các văn bản pháp lý một cách có hiệu quả hơn, phù hợp với xu thế phát triển của nền kinh tế, cần tham khảo các mô hình phát triển của các nước trên thế giới để đưa ra các văn bản phù hợp, tạo điều kiện và phát triển hoạt động kinh doanh tiền tệ trong tình hình mới, cam kết thực hiện đúng lộ trình mở cửa hội nhập quốc tế về tài chính, ngân hàng với nước ngoài theo cam kết Hiệp định thương mại khi Việt Nam gia nhập WTO; bãi bỏ các quy định, định chế về hoạt động của các chi

84

nhánh ngân hàng nước ngoài, tạo môi trường kinh doanh bình đẳng cho hoạt động ngân hàng, giúp các doanh nghiệp có cơ hội tiếp cận được vốn tín dụng dễ dàng hơn, đặc biệt là các DNNVV.

Cùng với các NHTM, NHNN cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định, quy trình tín dụng nhằm giúp cho các doanh nghiệp và ngân hàng đến gần nhau hơn.

+ Linh hoạt trong công tác điều hành về lãi suất, tỷ giá nhằm hỗ trợ một cách tích cực cho các DNNVV:

Chi phí tài chính là chi phí lớn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nếu không có các chính sách hỗ trợ chi phí này một cách có hiệu quả thì số doanh nghiệp phải ngừng hoạt động, giải thể sẽ không ngừng gia tăng trong điều kiện kinh tế hiện nay. Chính vì vậy đưa ra chính sách lãi suất một cách linh động đối với từng thời kỳ và từng loại hình doanh nghiệp là giải pháp hữu hiệu giúp DNNVV không ngừng phát triển.

Đối với các DN sản xuất và kinh doanh trong lĩnh vực XNK thì sự phụ thuộc vào tỷ giá là rất lớn, nếu như tỷ giá có biến động thường xuyên thì rủi ro trong hoạt động kinh doanh sẽ rất cao, chính vì thế NHNN cần tập trung ổn định tỷ giá để giảm thiểu chi phí khi tỷ giá có biến động bất lợi.

Để có thể đưa ra được chính sách điều hành về lãi suất và tỷ giá một cách linh hoạt thì NHNN cần tập trung xem xét 2 yếu tố đó là:

- Nghiên cứu tính biến động của nền kinh tế trong nước và thế giới, từ đó nhận định được tỷ giá sẽ bị biến động ra sao, đồng thời cũng là cơ sở để điều hành chính sách tiền tệ một cách có hiệu quả.

- Đối với chính sách ưu đãi về lãi suất cần quan tâm tới các DN đang gặp khó khăn về vốn, tránh tình trạng đánh đồng để các doanh nghiệp có tình trạng tài chính mạnh nhưng lợi dụng cơ chế về lãi suất để được vay vốn với mức lãi suất rẻ; Tập trung ưu đãi về lãi suất cho các doanh nghiệp sản xuất, doanh nghiệp xuất nhập khẩu,

85

doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực lúa gạo, cà phê và nông lâm sản … + Hoàn thiện hệ thống C.I.C:

Với xu hướng chung của nền kinh tế toàn cầu, các doanh nghiệp thường tìm kiếm thông tin làm ăn và giao dịch mua bán qua hệ thống thông tin Internet tuy nhiên thông tin có được chưa hoàn toàn trung thực.

Hệ thống C.I.C tuy mới chỉ cung cấp các thông tin về vay vốn tại các tổ chức tín dụng tại Việt Nam tuy nhiên lại có vai trò rất lớn trong việc đánh giá về tình hình tài chính cũng như năng lực và uy tín của doanh nghiệp. Qua hệ thống C.I.C các doanh nghiệp có thể tra cứu được thông tin các đối tác để từ đó đưa ra các quyết định phù hợp.

Đối với các tổ chức tín dụng thì thông tin C.I.C còn hữu ích hơn rất nhiều, đây là kênh thông tin giúp các tổ chức tín dụng có thể hạn chế rủi ro ngay từ bước đầu tiếp cận hồ sơ của doanh nghiệp.

Tuy nhiên hiện nay thông tin trên C.I.C còn hạn chế, thông tin truy cập còn thiếu, vì vậy nâng cao chất lượng của trung tâm thông tin tín dụng của Ngân hàng Nhà nước cần phải có các giải pháp sau đây:

- Tăng cường việc thu thập, xử lý thông tin một cách nhanh nhất.

- Ngoài thông tin về vay vốn tại các tổ chức tín dụng cần tiếp tục bổ sung thêm thông tin về xếp hạng doanh nghiệp, quá trình trả nợ thuế và nợ đọng thuế, bảo hiểm xã hội phải nộp cho người lao động ...

- Đưa ra các nhận định cảnh báo qua hệ thống báo cáo thống kê của hệ thống C.I.C

- Các Vụ, Cục NHNN cần phối hợp chặt chẽ hơn với CIC để kiểm tra việc thực hiện báo cáo thông tin tín dụng của các TCTD, phối hợp cung cấp và khai thác thông tin với CIC. Cụ thể, Thanh tra và Vụ Chính sách tiền tệ phối hợp CIC trao đổi, khai thác các loại báo được Thống đốc cho phép. Thanh tra NHNN cần đưa nội dung kiểm tra việc chấp hành chế độ báo cáo, khai thác Thông tin tín dụng định kỳ trong kế

86

hoạch tháng, quý, năm; phối hợp cùng CIC lập đề cương thanh tra các TCTD để triển khai.

- Các chi nhánh NHNN tỉnh, thành phố định kỳ hàng tháng, hàng quý kiểm tra đối chiếu số liệu các chi nhánh TCTD trên địa bàn để đôn đốc các TCTD báo cáo đầy đủ, chính xác và kịp thời số liệu cho CIC. Thực hiện đúng báo cáo định kỳ về công tác thông tin tín dụng và đề xuất phản ảnh kịp thời cho CIC những khó khăn vướng mắc tại địa phương để xử lý kịp thời.

- Đối với các TCTD, trước hết phải nhận thức, đánh giá đúng và đầy đủ vai trò của thông tin tín dụng trong hoạt động kinh doanh và phòng ngừa rủi ro tín dụng. Tổng giám đốc các TCTD tăng cường chỉ đạo các chi nhánh TCTD thực hiện nghiệm túc quy định về thông tin tín dụng (quyết định 1117/2004/QĐ-NHNN về việc ban hành quy chế hoạt động thông tin tín dụng do NHNN ban hành ngày 08/09/2004); tăng cường khai thác thông tin tín dụng để tìm hiểu thông tin khách hàng trước khi đầu tư tín dụng nhằm giảm thiểu rủi ro, thường xuyên khai thác thông tin tín dụng, phân tích xếp hạng tín dụng doanh nghiệp, đăng ký truy cập vào trang web của CIC, đăng ký sử dụng bản tin thông tin tín dụng.

+ Nâng cao hiệu quả thanh tra kiểm tra:

Hiện nay việc thanh tra kiểm tra còn chồng chéo giữa các ban ngành, các cơ quan quản lý chính vì thế sẽ ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của các tổ chức tín dụng và hoạt động SXKD của các DNNVV.

Để đảm bảo hoạt động thanh tra kiểm tra có hiệu quả thì NHNN cần chủ động phối hợp với các cơ quan có liên quan lên kế hoạch thanh tra kiểm tra một cách hiệu quả nhất.

Tăng cường hiệu quả khi thanh tra, kiểm tra đó là cần phải nâng cao về trình độ cán bộ thanh tra kiểm tra, cần lựa chọn cán bộ có tâm vào lĩnh vực thanh tra kiểm tra. Cần chấn chỉnh lại công tác thanh tra, kiểm tra và giám sát hệ thống các NHTM, thực hiện một cách nghiêm túc các quy định pháp luật về hoạt động của NHTM trong

87

công tác cho vay, giảm thiểu những rủi ro có thể xảy ra.

Nghiên cứu, xây dựng, ban hành các văn bản pháp lý liên quan đến hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng.

3.3.3. Đối với Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng

Để tín dụng ngân hàng nông nghiệp được tới DNNVV thì Ủy ban nhân dân tỉnh cùng chính quyền các cấp cần thực hiện một số chính sách hỗ trợ cho DNNVV cũng như tạo điều kiện hỗ trợ cho NHNo&PTNT Việt Nam - Chi nhánh Lâm Đồng, cụ thể như:

+ Quan tâm hỗ trợ DNNVV:

- Triển khai thực hiện tích cực, đồng bộ các chính sách trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, phát huy cao nhất hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, khuyến khích huy động các nguồn vốn từ các thành phần kinh tế để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, cung cấp dịch vụ công cộng tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, bình đẳng, minh bạch cho doanh nghiệp hoạt động, nâng cao sức cạnh tranh cho doanh nghiệp nhỏ và vừa.

- Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển; đặc biệt trong việc tiếp cận đất đai, nguồn vốn, đào tạo nhân lực và thông tin liên quan về doanh nghiệp,...

- Tập trung chỉ đạo làm tốt công tác dân chủ công khai quy hoạch để nhân dân, doanh nghiệp biết và tham gia ý kiến và giám sát chặt chẽ cùng với cơ quan quản lý nhà nước nhằm nâng cao tính khảo thi của quy hoạch.

- Tăng cường sự phối hợp giữa chính quyền địa phương và chủ đầu tư, kiểm tra, điều chỉnh hợp lý và nâng cao chất lượng công tác quản lý quy hoạch, phát hiện và xử lý sai phạm trong quá trình triển khai thực hiện.

- Hoàn thiện các quy định pháp lý: trong lĩnh vực quản lý đất đai, mặt bằng sản xuất, xây dựng; trong việc tiếp cận nguồn vốn qua các kênh trên thị trường tiền tệ và thị trường vốn; trong lĩnh vực tài chính, kế toán.

88

- Tạo điều kiện và hỗ trợ việc thành lập các Hiệp hội ngành nghề để hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh

+ Giải pháp hỗ trợ NHNo&PTNT Việt Nam - Chi nhánh Lâm Đồng được tiếp cận hơn nữa để phát triển tín dụng cho DNNVV

- Thường xuyên tổ chức các hội thảo để đây là nơi mà các Ngân hàng thương mại và DNNVV gặp gỡ nhau.

- Quan tâm hơn trong việc bố trí nguồn vốn cho NHNo&PTNT Việt Nam - Chi nhánh Lâm Đồng, nhất là nguồn vốn dành cho đầu tư nông nghiệp nông thôn.

Một phần của tài liệu Phát triển tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh Lâm Đồng (Trang 88)