Hoàn thiện chính sách tín dụng theo hướng linh hoạt, phù hợp với đặc

Một phần của tài liệu Phát triển tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh Lâm Đồng (Trang 79)

điểm của từng vùng miền.

3.2.1.1 Xây dựng chính sách tín dụng linh hoạt phù hợp

Hoạt động tín dụng cho đến nay vẫn là một trong những hoạt động quan trọng nhất của ngân hàng. Vì vậy, việc xây dựng chính sách tín dụng không những phải linh hoạt và phù hợp với đường lối phát triển của địa phương cũng như của nhà nước mà chính sách tín dụng còn phải đảm bảo quyền lợi của người gửi tiền, người đi vay và chính bản thân ngân hàng. Vì thế chính sách tín dụng cần được xây dựng đồng bộ, thống nhất, đầy đủ và đúng đắn. Một chính sách tín dụng có hiệu quả phải được ban hành nhanh nhạy, phải quy định rõ ràng, cụ thể và phải được phổ biến đến các phòng có liên quan cũng như các cán bộ tín dụng đạt đến tất cả cán bộ liên quan tại chi nhánh. Cụ thể như sau:

- Chính sách tín dụng cần phải nêu ra được định hướng chung cho toàn ngành, cần phải quy định cụ thể các chi nhánh chỉ được đầu tư với tỉ lệ bao nhiêu phần trăm vào lĩnh vực tiêu dung, bao nhiêu phần trăm vào lĩnh vực bất động sản chứng khoán, và bao nhiêu phần trăm đầu tư cho nông nghiệp nông thôn.

- Chính sách tín dụng cần phải quan tâm đối tượng khách hàng nào cần được ưu tiên đầu tư, ưu đãi các dịch vụ … để lôi kéo và phát triển.

- Chính sách đưa ra cần phải nhanh nhạy, dự đoán được diễn biến của thị trường tiền tệ, diễn biến nền kinh tế, dự đoán được chiến lược phát triển khách hàng của các NHTM khác trên địa bàn để từ đó đưa ra các giải pháp phù hợp.

72

- Chính sách, thủ tục liên quan đến áp lãi suất, mức phí áp dụng khi cung ứng tín dụng phải phù hợp đối với từng loại khách hàng cũng như quy mô, phương thức tính lãi.

- Định hướng hoạt động tín dụng của ngân hàng. Xác định mức vay tối đa mà các chi nhánh được cho vay đối với từng ngành nghề kinh tế mà các DN đang hoạt động. Tránh việc áp dụng mức quy định với khách hàng là tổ chức, chẳng hạn như đối với DN hoạt động trong lĩnh vực Xây dựng cơ bản và chế biến nông sản mức vay cao hơn với các DN hoạt động trong lĩnh vực tư vấn, du lịch …

- Chính sách phải quy định rõ trách nhiệm và quyền hạn của các bộ tín dụng trong công tác tiếp nhận và giải quyết hồ sơ xin vay…

Ngoài ra, cần chủ động nghiên cứu quy hoạch, kế hoạch phát triển của các ngành kinh tế, địa phương; Chính sách phát triển DNNVV của địa phương để đánh giá và dự báo về nhu cầu vốn, khả năng cung ứng được mức vốn có thể, mức độ rủi ro tín dụng để xác định mức độ tăng trưởng tín dụng và cơ cấu vốn tín dụng cho từng ngành, địa phương, địa bàn nông thôn và thành thị để trên cơ sở đó thực hiện các giải pháp mở rộng tín dụng an toàn - hiệu quả - bền vững.

3.2.1.2 Xây dựng chính sách ưu đãi riêng đối với từng nhóm ngành

Doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động rộng khắp trên các lĩnh vực thuộc mọi ngành nghề kinh tế, nếu như các chính sách tín dụng của NHNo&PTNT Việt Nam - Chi nhánh Lâm Đồng đưa ra đều áp dụng chung giống nhau sẽ làm giảm đi tính cạnh tranh, giảm khả năng tăng trưởng cả về số lượng và chất lượng.

Như vậy xây dựng chính sách riêng đối với từng loại khách hàng cần được chúng ta quan tâm xem xét, việc xem xét được dựa trên các tiêu chí sau:

+ Đó là ngành đang được tỉnh quan tâm đầu tư:

- Hiện nay một số ngành mà UBND tỉnh đang quan tâm đầu tư đó là: Phát triển nông nghiệp công nghệ cao, đầu tư du lịch tại các khu du lịch đã được quy hoạch, chế biến và tiêu thụ nông lâm thủ sản … với chính sách trên UBND tỉnh sẽ có những hỗ

73

trợ nhất định cho các DN khi đầu tư vào, như vậy việc đầu tư tín dụng của NHNo&PTNT sẽ có rất nhiều thuận lợi đó là: Tranh thủ sự giúp đỡ của các cấp các ngành tuyên truyền các DNNVV vay vốn tại NHNo; Số DN trong các lĩnh vực được kêu gọi đầu tư là lớn vì có nhiều chính sách ưu đãi nên đây là thị trường rất rộng mở; Các DN khi đầu tư vào các lĩnh vực ưu đãi này đều phải qua sự thẩm định về năng lực tài chính chính. Vì thế, đây là bước thẩm định quan trọng để NHNo&PTNT có thể yên tâm đầu tư vốn.

+ Các ngành là thế mạnh của từng huyện: Tại các chi nhánh loại 3 đóng trên địa bàn các huyện cần quan tâm xem xét và có chính sách riêng đối với các ngành đang là thế mạnh của huyện như về Du lịch, về cà phê, về hoa màu … NHNo&PTNT là đầu mối xây dựng và ban hành các chính sách đó cho NHNo&PTNT đóng trên từng địa bàn huyện cho phù hợp, hiện nay NHNo&PTNT đã triển khai một số chính sách như:

- Hợp tác đầu tư với doanh nghiệp là đầu mối tiêu thụ cà phê của hộ dân.

- Hợp tác với các doanh nghiệp là đầu mối cung ứng cây giống và phân bón trên địa bàn.

- Hợp tác với doanh nghiệp là đầu mối (có doanh số bán hàng chiếm tỉ trọng cao trên địa bàn huyện) để cung ứng phương tiện vận tải chở hàng, máy móc phục vụ nông nghiệp.

Với chính sách hợp tác đó sẽ đem lại hiệu quả thiết thực đó là:

- Hiệu quả đối với chính các doanh nghiệp đó vì khi khách hàng mua sản phẩm của các doanh nghiệp đó tiền sẽ được chuyển trực tiếp vào tài khoản, đồng thời trong quá trình cho vay vốn NHNo sẽ là nơi giới thiệu khách hàng trực tiếp mua hàng với các doanh nghiệp đang hợp tác.

- Có ý nghĩa lớn đối với NHNo vì: Phát triển là chính doanh nghiệp hợp tác đó, qua doanh nghiệp hợp tác có thể phát triển thêm những khách hàng nữa, chẳng hạn như một khách hàng đang có nhu cầu mua máy móc phục vụ nông nghiệp nhưng lại

74

đang thiếu một phần vốn, như vậy doanh nghiệp đó có thể giới thiệu trực tiếp khách hàng đó đến NHNo đóng trên địa bàn để vay vốn.

- Đầu tư vào các DN hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp: Đây không chỉ là lĩnh vực mà NHNo&PTNT quan tâm mà còn là định hướng chung của NHNo&PTNT Việt Nam, với định hướng cho vay phục vụ nông nghiệp, nông thôn chiếm tỉ trọng 70 – 80% trong tổng dư nợ thì ưu tiên phát triển tín dụng DN hoạt động lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn là một chủ trương đúng. Với định hướng về phát triển nông nghiệp nông thôn, thì nguồn vốn cho vay trong lĩnh vực này sẽ có chi phí rẻ và luôn dồi dào và đây là lợi thế vô cùng quan trọng để NHNo&PTNT cạnh tranh tốt hơn so với các tổ chức tín dụng khác.

- Thông qua được đối tượng khách hàng cần quan tâm đầu tư NHNo cũng cần mạnh dạn cho vay không có bảo đảm bằng tài sản đối với các đối tượng khách hàng này, đặc biệt với khách hàng có hoạt động kinh doanh lành mạnh, tình hình tài chính tốt trong nhiều năm.

Một phần của tài liệu Phát triển tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh Lâm Đồng (Trang 79)