Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ

Một phần của tài liệu Phát triển tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh Lâm Đồng (Trang 84)

+ Công tác cán bộ: Vấn đề cán bộ luôn là khâu then chốt và có vai trò đặc biệt

quan trọng. Nếu không có đội ngũ cán bộ đủ mạnh có trình độ nghiệp vụ, trung thực, tâm huyết với nghề nghiệp thì không thể hoàn thành được mục tiêu, nhiệm vụ, định hướng đã được vạch ra. NHNo&PTNT Việt Nam - Chi nhánh Lâm Đồng cần tập trung vào các vấn đề sau :

77

- Tuyển dụng đội ngũ cán bộ công nhân viên trẻ, năng động, có năng lực trình độ chuyên môn; Đội ngũ cán bộ quản lý giỏi, phong cách đạo đức tốt, tinh thông mọi nghiệp vụ.

- Phân công cán bộ có trình độ nghiệp vụ giỏi phụ trách cho vay DNNVV tại các phòng nghiệp vụ và các chi nhánh loại 3. Bên cạnh đó cán bộ phụ trách cho vay còn phải là người thường xuyên nắm bắt thông tin về khách hàng mình quản lý để làm tốt công tác chăm sóc khách hàng vì đây là bộ phận còn yếu nhất của chi nhánh.

- Bố trí, sắp xếp, sử dụng đội ngũ cán bộ hợp lý, đảm bảo sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực, đồng thời tăng cường được khâu quản lý, kiểm tra giám sát.

+ Phát triển nguồn nhân lực:

- Xây dựng các chức danh cụ thể cho từng vị trí chuyên môn, xây dựng tiêu

chuẩn công việc cho từng chức danh, xác định những yêu cầu về năng lực, trình độ học vấn, nhận thức cho từng vị trí cụ thể.

- Sửa đổi bổ sung quy chế tuyển dụng lao động, tăng cường chất lượng tuyển dụng cán bộ: Phối hợp với các trường đại học có đào tạo chuyên ngành ngân hàng, tài chính, kinh doanh và nông nghiệp để lựa chọn tuyển dụng.

- Quy hoạch đội ngũ cán bộ 2012 và giai đoạn 2012-2015 đảm bảo chất lượng từ đó chủ động trong khâu bổ nhiệm mới và bổ nhiệm lại các chức danh hàng năm.

- Có chính sách đãi ngộ đối với cán bộ có học vị cao (thạc sỹ, tiến sỹ).

+ Về Đào tạo:

- Tăng cường đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ chuyên môn nghiệp vụ chuyên nghiệp, không ngừng nâng cao trình độ, nhận thức, năng lực nhằm phục vụ

tốt cho hoạt động kinh doanh.

- Tập trung đẩy mạnh việc đào tạo áp dụng công nghệ mới phục vụ hoạt động kinh doanh, các kiến thức và dịch vụ sản phẩm mới… với nội dung thiết thực, phù hợp với thông lệ quốc tế, đáp ứng yêu cầu phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế; từng bước tiến hành đào tạo bám sát theo yêu cầu chuẩn mực quốc tế.

78

- Xây dựng lực lượng cán bộ chuyên gia đầu ngành về tất cả các lĩnh vực hoạt động kinh doanh. Tăng cường hợp tác quốc tế để tiếp cận với công nghệ cao của các Ngân hàng thương mại khu vực và trên thế giới.

- Đào tạo kiến thức hỗ trợ hoạt động nghiệp vụ, đặc biệt là chương trình Anh văn, vi tính phục vụ áp dụng công nghệ hiện đại trong hoạt động ngân hàng.

- Tạo điều kiện cho cán bộ lãnh đạo, giảng viên kiêm chức, chuyên gia đầu ngành được đào tạo theo chuẩn mực quốc tế để áp dụng vào hoạt động kinh doanh của NHNo, làm nồng cốt nâng cao trình độ cán bộ. Mục tiêu: 100% cán bộ lãnh đạo được đào tạo kiến thức quản trị ngân hàng thương mại theo chuẩn mực quốc tế; đào tạo từ 10- 20 giảng viên kiêm chức; thời gian đào tạo trung bình 25-30 ngày/người/năm.

- Chú trọng hoạt động nghiên cứu khuyến khích đội ngũ cán bộ xây dựng chiến lược, đề án, đề tài… trên cơ sở lấy nền tảng về công tác tín dụng góp kiến thức của các cán bộ có học hàm, học vị, cán bộ giỏi nghiệp vụ để đưa ra các giải pháp cho từng nhóm khách hàng một cách phù hợp.

Một phần của tài liệu Phát triển tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh Lâm Đồng (Trang 84)