Rút kinh nghiệm Tuần

Một phần của tài liệu địa 7 (Trang 39)

Tuần 10

CHƯƠNG 3.

MÔI TRƯỜNG HOANG MẠC.

HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỦA CON NGƯỜI Ở HOANG MẠC

Tiết 20 – Bài 19: MÔI TRƯỜNG HOANG MẠC Ngày soạn: 15/10/2013

1. Kiến thức:

- Trình bày và giải thích (ở mức độ đơn giản) một số đặc điểm TN cơ bản của môi trường hoang mạc - Phân tích được sự khác nhau về chế độ nhiệt giữa hoang mạc ở đới nóng và hoang mạc ở đới ôn hòa - Biết được sự thích nghi của thực vật và động vật ở môi trường hoang mạc

2. Kĩ năng:

- Đọc và phân tích lược đồ Phân bố hoang mạc trên thế giới -Đọc và phân tích biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa

II. Phương tiện dạy học:

- Bản đồ các môi trường địa lí.

- Tranh, ảnh về hoang mạc ở các châu lục

III. Hoạt động của GV và HS :1, Ổn định tổ chức 1, Ổn định tổ chức

2, Kiểm tra bài cũ: ( kiểm tra tập bản đồ)

3, Bài mới:

Hoạt động của GV và HS Nội dung chính

Hoạt động 1: Nhóm

CH : Quan sát lược đồ H.19.1/ Tr.61 SGK kết hợp bản đồ các môi trường địa lí xác định vị trí các hoang mạc trên thế giới ?

CH : Dựa vào lược đồ H.19.1 SGK chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển của các hoang mạc? HS trả lời, GV giải thích, kết luận các nhân tố hình thành hoang mạc.(vị trí gần chí tuyến, xa biển và có dòng biển lạnh chảy ven bờ)

Hướng dẫn HS quan sát 2 biểu đồ H 19.2 và 19.3/ Tr.62 SGK.

* Thảo luận nhóm : GV chia lớp làm 4 nhóm, thảo luận

CH:P/tích 2 biểu đồ để rút ra đặc điểm chung của khí hậu hoang mạc? So sánh sự khác nhau về chế độ nhiệt của h/ mạc đới nóng và hoang mạc đới lạnh? CH : Quan sát H.19.4, 19.5/ Tr.62 SGK mô tả cảnh sắc thiên nhiên của 2 hoang mạc ? Theo em, trong 2 ảnh trên, ảnh nào thuộc hoang mạc đới nóng, ảnh nào thuộc hoang mạc đới ôn hoà ? Tại sao?

HS : H 19.4 : Hoang mạc Xa-ha-ra ở châu Phi nhìn như một biển cát mênh mông (từ đông sang tây 4500km, từ bắc xuống nam 1800km) với những đụn cát di động. Một số nơi là ốc đảo với các cây chà là H 19.5 : Hoang mạc A-ri-dô-na ở Bắc Mĩ là vùng đất sỏi đá với các cây bụi gai và các cây xương rồng nến khổng lồ cao đến 5m, mọc rải rác.

GV giải thích giúp HS hiểu thế nào là ốc đảo

Hoạt động 2: Nhóm

Yêu cầu HS nghiên cứu SGK kết hợp hiểu biết của bản thân, thảo luận theo bàn

CH : Trong điều kiện khí hậu khô hạn và khắc nghiệt như vậy, động – thực vật muốn tồn tại và phát triển

1. Đặc điểm của môi trường.

* Vị trí:

- Phần lớn các hoang mạc nằm dọc theo 2 chí tuyến hoặc giữa đại lục Á- Âu.

- Khí hậu khô hạn, khắc nghiệt, động thực vật nghèo nàn.

- Nguyên nhân: nằm ở nơi có áp cao thống trị, hoặc ở sâu trong nội địa,…

- Hoang mạc đới nóng: biên độ nhiệt trong năm cao, có mùa đông ấm, mùa hạ rất nóng.

- Hoang mạc đới ôn hòa: biên độ nhiệt trong năm rất cao, mùa hạ không quá nóng, mùa đông rất lạnh.

2. Sự thích nghi của thực, độngvật đối với môi trường. vật đối với môi trường.

Thực vật, động vật thích nghi với môi trường khô hạn khắc nghiệt

phải có đặc điểm cấu tạo cơ thể như thế nào ?

GV nhận xét, hướng dẫn HS phân tích các hình thức thích nghi của thực vật và động vật ở môi trường hoang mạc.

CH : Kể tên một số loài động – thực vật đặc trưng ở hpang mạc ?

HS : Lạc đà, rắn…. Xương rồng, chà là…

bằng cách tự hạn chế sự mất hơi nước, tăng cường dự trữ nước và chất dinh dưỡng trong cơ thể. (dẫn chứng)

4, Củng cố :

- GV chuẩn xác kiến thức nội dung bài học theo sơ đồ tư duy sau:

5, Dặn dò :

- HS học bài cũ, trả lời các CH trong sgk /tr.63

- Đọc trước bài 20 “Hoạt động kinh tế của con người ở hoang mạc” .

Tuần 11 Tiết 21 Ngày soạn: 22/10/2013

Bài 20: HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỦA CON NGƯỜI Ở HOANG MẠC

I. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức:

- Trình bày và giải thích ( ở mức độ đơn giản) các hoạt động kinh tế cổ truyền và hiện đại của con người ở hoang mạc

.- Biết được nguyên nhân làm cho hoang mạc ngày càng mở rộng và biện pháp hạn chế sự phát triển hoang mạc

2. Kĩ năng:

- Phân tích ảnh ĐL: cảnh quan hoang mạc ở đới nóng và ở đới ôn hòa, hoạt động kinh tế HM.

II. Phương tiện dạy học:

-Tranh ảnh về các hoạt động kinh tế cổ truyền và kinh tế hiện đại trên các hoang mạc

Một phần của tài liệu địa 7 (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w