Ảnh hưởng của lạm phát tới thị trường lương thực-thực phẩ mở

Một phần của tài liệu Sự tác động của lạm phát đến nền kinh tế Việt Nam (Trang 51)

Nam năm 2007

Năm 2007, dưới tác động của tỷ lệ lạm phát là 8,4%, giá lương thực - thực phẩm trên thị trường Việt Nam tăng cao, đạt mức 18,9%. Trong đó, nhóm lương thực tăng 15,5%, nhóm thực phẩm tăng 21,6%. Bước sang năm 2008, tình hình không những không được cải thiện mà giá lương thực - thực phẩm lại ngày càng gia tăng. Chỉ trong 4 tháng đầu năm, giá lương thực - thực phẩm đã tăng 18% - cao tương đương mức giá tăng lương thực - thực phẩm của cả năm 2007. Trong đó, lương thực tăng 25%, thực phẩm tăng 15,6%.

Cụ thể, hiện nay, trong các mặt hàng lương thực, giá cả tăng mạnh nhất là nhóm vừng, lạc, đỗ. Nếu trong năm, giá vừng chỉ khoảng 40.000 đồng/kg, giá lạc là 25.000 đồng/kg thì nay, giá bán tại các chợ đều lần lượt tăng lên 50.000

đồng, 35.000 đồng. Từ các mặt hàng gia vị: Nước mắm, bột canh, mì chính, bột nêm, đường…đến các sản phẩm đông lạnh như: Tôm, cá…, giá cả cũng đều nhích lên so với trước Tết từ 1.000 đồng đến 2.000 đồng. Nước mắm Chinsu mọi khi có giá là 12.000 đồng, giờ bán ra từ 13.500 đồng đến 14.000 đồng/chai. Song mặt hàng được giới kinh doanh nhỏ lẻ nhắc đến nhiều nhất có mức tăng giá không ngừng nghỉ từ trong năm đến này lại chính là mì ăn liền và dầu ăn. Một chai dầu ăn Neptune 1 lit được bán trên thị trường với giá 32.000 đồng (trước Tết là từ 29.000 đồng đến 30.000 đồng). Các loại mì ăn liền được bán ra đều tăng từ 5.000 đồng đến 6.000 đồng/thùng. Cách đây 1 năm, một thùng mì Hảo Hảo của công ty Vina Acecook có giá khoảng 32.000 đồng thì nay đã là 61.000 đồng.

Giá thực phẩm cũng tăng mạnh. Tại Hà Nội, gà ta chưa mổ được bán với giá 45.000 đồng/kg, mổ rồi là 70.000 đồng/kg. Giá ngan, vịt đều tăng từ 5.000 đồng đến 7.000 đồng. Thêm vào đó, giá gạo cũng tăng. Gạo Bắc Hương tăng từ 5.500 đồng đến 6.500 đồng/kg.

Như vậy, nguyên nhân của hiện tượng tăng giá mạnh các mặt hàng lương thực - thực phẩm là do đâu? Có thể kể đến một số lý do:

- Nhu cầu lúa gạo liên tục tăng do dân số tăng nhanh. - Nguồn cung tăng trưởng chậm so với cầu, do:

+ Thiên tai và dịch bênh liên tục xảy ra. Chỉ trong tháng 10/2007, miền Trung đã phải hứng chịu 5 cơn bão liên tiếp và đợt rét đậm. rét hại lịch sử trong vòng 30 năm qua khiến nhiều hecta mạ gieo cấy bị chết cùng hàng loạt gia cầm, lợn, trâu, bò… Trong đó, nhiều dịch bệnh trong chăn nuôi như: Cúm gia cầm, lợn tai xanh, lở mồm long móng…khiến nguồn thực phẩm bị giảm sút kéo theo giá cả tăng vọt.

+ Diện tích đất trồng trọt, chăn nuôi bị thu hẹp do quá trình đô thị hóa. Số liệu thống kê qua các năm cho thấy, năm 2006, diện tích đất nông nghiệp giảm 0,1% so với năm 2005; năm 2007 giảm 1,7% so với năm 2006. Từ năm 2001 đến năm 2005, diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi và chuyển sang phi nông nghiệp lên tới 366.000 ha, bình quân mỗi năm, diện tích đất bị thu hồi lên tới 73.000 ha.

- Cùng với đó, chi phí sản xuất tăng cao, giá dầu và giá nguyên vật liệu đầu tư vào sản xuất nông nghiệp liên quan liên tục tăng: Giá dầu tăng 80%, giá phân bón tăng 65%, giá các loại khí hóa lỏng tăng 95%...

- Thêm vào đó, một khối lượng tiền lớn được đưa ra thị trường thế giới kể từ khi xảy ra cuộc khủng hoảng cho vay dưới tiêu chuẩn của Mỹ từ tháng 7/2007, sau đó lan rộng ra khắp thế giới.

- Ở Việt Nam, chính sách tiền tệ từ năm 2001 đến năm 2007 được nới lỏng nhằm thực hiện mục tiêu tăng trưởng tác động tới cân bằng tiền hàng khiến mặt bằng giá chung ở thị trường trong nước liên tục tăng, trong đó có lương thực - thực phẩm.

Việc tăng giá lương thực - thực phẩm đã có ảnh hưởng lớn tới đời sống kinh tế - xã hội, theo cả hai hướng tích cực và tiêu cực:

- Giá lương thực - thực phẩm trong nước tăng theo xu thế chung của thế giới cộng với việc dân số thế giới không ngừng tăng lên khiến cho nhu cầu lương thực - thực phẩm tăng đã tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy việc xuất khẩu lương thực - thực phẩm ra thị trường thế giới và thu lại nguồn lợi nhuận lớn.

- Giá lương thực - thực phẩm tăng khiến cho sức mua của người dân, đặc biệt là những người nghèo giảm đi nhiều làm cho điều kiện sống, điều kiện phúc lợi xã hội không được đảm bảo, mức sống của dân cư chậm được cải thiện. Thành phần dinh dưỡng trong đại đa số bữa ăn của người dân nghèo không được đầy đủ, ảnh hưởng tới sức khỏe, thể lực. Giá cả và chi phí sản xuất tăng cao, trong khi giá sản phẩm họ bán ra thị trường chỉ nhích nhẹ, không tương xứng với công sức mà họ đã bỏ ra. Đặc biệt, hiện tượng này có ảnh hưởng rất mạnh tới tầng lớp sinh viên. Với mức chi tiêu eo hẹp trong khi giá cả thị trường tăng lên nhanh chóng, những sinh viên không có đủ điều kiện tài chính dễ bị suy yếu cả thể lực và trí lực phục vụ cho học tập.

- Tuy nhu cầu của người dân về lương thực - thực phẩm tăng mạnh nhưng không vì thế mà làm tăng sức mua với những mặt hàng có giá trị cao. Điều đó dẫn tới việc người mua dè xẻn chi tiêu còn người bán lại khó bán sản phẩm.

- Nền kinh tế tuy có tăng trưởng, giá cả các mặt hàng lương thực - thực phẩm xuất khẩu không ngừng tăng lên trong những năm gần đây, nhưng để đảm bảo ăn ninh lương thực trong nước vẫn còn là một vấn đề nan giải của Đảng và Nhà nước.

- Giá lương thực - thực phẩm tăng khiến cho tệ đầu cơ, tích trữ lương thực - thực phẩm có xu hướng gia tăng gây nên tâm lý hoang mang trong người dân làm ảnh hưởng đến tình hình chính trị của đất nước.

2.3.1.2. Tác động của lạm phát tới hoạt động của các Ngân hàng tại Việt Nam năm 2008

Lạm phát tăng cao trong những tháng đầu năm 2008 đã tác động đến tất cả các lĩnh vực kinh tế – xã hội, trong đó có hoạt động của các Ngân hàng thương mại. Đối với các Ngân hàng thương mại, kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ, lạm phát tăng cao, sức mua đồng tiền giảm xuống, đã ảnh hưởng xấu đến hoạt động huy động vốn, cho vay, đầu tư và thực hiện các dịch vụ ngân hàng.

Đối với hoạt động huy động vốn: do lạm phát tăng cao, việc huy động vốn của các ngân hàng gặp nhiều khó khăn. Để huy động được vốn, hoặc không muốn vốn từ ngân hàng mình chạy sang các ngân hàng khác, thì phải nâng lãi suất huy động sát với diễn biến của thị trường vốn. Nhưng nâng lên bao nhiêu là hợp lý, luôn là bài toán khó đối với mỗi ngân hàng. Một cuộc chạy đua lãi suất huy động ngoài mong đợi tại hầu hết các ngân hàng (17% – 18%/năm cho kỳ hạn tuần hoặc tháng), luôn tạo ra mặt bằng lãi suất huy động mới, rồi lại tiếp tục cạnh tranh đẩy lãi suất huy động lên, có ngân hàng đưa lãi suất huy động gần sát lãi suất tín dụng, kinh doanh ngân hàng lỗ lớn nhưng vẫn thực hiện, gây ảnh hưởng bất ổn cho cả hệ thống Ngân hàng thương mại.

Đối với hoạt động cho vay và đầu tư : Lạm phát tăng cao, Ngân hàng Nhà nước phải thực hiện thắt chặt tiền tệ để giảm khối lượng tiền trong lưu thông, nhưng nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp và cá nhân kinh doanh vẫn rất lớn, các ngân hàng chỉ có thể đáp ứng cho một số ít khách hàng với những hợp đồng đã ký hoặc những dự án thực sự có hiệu quả, với mức độ rủi ro cho phép. Mặt

khác, do lãi suất huy động tăng cao, thì lãi suất cho vay cũng cao, điều này đã làm xấu đi về môi trường đầu tư của ngân hàng, rủi ro đạo đức sẽ xuất hiện. Do sức mua của đồng Việt Nam giảm, giá vàng và ngoại tệ tăng cao, việc huy động vốn có kỳ hạn từ 6 tháng trở lên thật sự khó khăn đối với mỗi ngân hàng, trong khi nhu cầu vay vốn trung và dài hạn đối với các khách hàng rất lớn, vì vậy việc dùng vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn trong thời gian qua tại mỗi ngân hàng là không nhỏ. Điều này đã ảnh hưởng đến tính thanh khoản (khái niệm chỉ mức độ một tài sản bất kỳ có thể được mua hoặc bán trên thị trường mà không làm ảnh hưởng đến giá trị thị trường của tài sản đó) của các ngân hàng, nên rủi ro kỳ hạn và rủi ro tỷ giá xảy ra là điều khó tránh khỏi.

Đối với việc thực hiện các dịch vụ ngân hàng khác: Do lạm phát cao, không ít doanh nghiệp cũng như người dân giao dịch hàng hóa, thanh toán trực tiếp cho nhau bằng tiền mặt, đặc biệt trong điều kiện lạm phát, nhưng lại khan hiếm tiền mặt. Theo điều tra của Ngân hàng thế giới (WB), ở Việt Nam có khoảng 35% lượng tiền lưu thông ngoài ngân hàng, trên 50% giao dịch không qua ngân hàng, trong đó trên 90% dân cư không thanh toán qua ngân hàng. Khối lượng tiền lưu thông ngoài ngân hàng lớn, Ngân hàng Nhà nước thực sự khó khăn trong việc kiểm soát chu chuyển của luồng tiền này, các Ngân hàng thương mại cũng khó khăn trong việc phát triển các dịch vụ phi tín dụng, đặc biệt là dịch vụ thanh toán qua ngân hàng. Vốn tiền thiếu, nhiều doanh nghiệp thực hiện mua chịu, bán chịu, công nợ thanh toán tăng, thoát ly ngoài hoạt động.

Như vậy, lạm phát tăng cao đã làm suy yếu, thậm chí phá vỡ thị trường vốn, ảnh hưởng lớn đến hoạt động của các Ngân hàng thương mại. Sự không ổn định của giá cả, bao gồm cả giá vốn, đã làm suy giảm lòng tin của các nhà đầu tư và dân chúng, gây khó khăn cho sự lựa chọn các quyết định của khách hàng cũng như các thể chế tài chính – tín dụng.

CHƯƠNG 3

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ BIỆN PHÁP KIỀM CHẾ LẠM PHÁP Ở NƯỚC TA TRONG THỜI GIAN TỚI

3.1. PHƯƠNG HƯỚNG CỦA NHÀ NƯỚC TA KIỀM CHẾ LẠM PHÁT TRONG THỜI GIAN TỚI

Đề cập đến phương hướng năm 2014, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị tiếp tục bám sát mục tiêu đã đề ra, trong đó GDP phấn đấu đạt khoảng 6,5%, lạm phát dưới 10%, nhập siêu dưới 13%, tạo việc làm mới cho trên 1,6 triệu lao động…

Năm 2014 có nhiệm vụ khôi phục ổn định vĩ mô, kiềm chế lạm phát và phục hồi tăng trưởng. Về nguyên tắc, đó là những nhiệm vụ “thông thường” của một nền kinh tế khi lâm vào tình trạng khó khăn. Nhưng năm 2014 là năm đặc biệt, theo nghĩa đây là năm nền kinh tế lâm vào tình thế khó khăn nghiêm trọng, cũng là năm nền kinh tế phải tạo bước ngoặt để xoay chuyển tình hình – ổn định kinh tế vững chắc để khôi phục lòng tin, hạ thấp lạm phát đến mức giúp các doanh nghiệp không lún sâu hơn vào tình thế bi kịch (số doanh nghiệp bị đóng cửa và phá sản tiếp tục tăng). Ngoài ra, năm 2014 còn một điểm nhấn đặc biệt khác: tiến hành tái cấu trúc nền kinh tế với các hành động thực tế mang tính chiến lược để thay đổi mô hình tăng trưởng.

Mục tiêu ưu tiên là ổn định và khôi phục lòng tin, xác lập mô hình tăng trưởng mới. Bên cạnh đó, các mục tiêu bổ sung là giảm lạm phát xuống 6-7%, không quá chú trọng tốc độ tăng trưởng GDP, có thể chỉ đặt mục tiêu tăng trưởng GDP 3-4%, tối đa là 5%.

3.2. MỘT SỐ BIỆN PHÁP KIỀM CHẾ LẠM PHÁT Ở NƯỚC TA THỜI GIAN TỚI

Ở Việt Nam, kiểm soát lạm phát, giữ vững nền kinh tế phát triển ổn định, cân đối là mục tiêu rất quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời sống nhân dân.Vậy để thực hiện chống lạm phát chúng ta có những chủ trương và giải pháp sau:

3.2.1. Tập trung mọi nguồn lực, nâng cao năng suất lao động, triệt để tiết kiệm, giảm chi phí sản xuất để đẩy mạnh sản xuất. kiệm, giảm chi phí sản xuất để đẩy mạnh sản xuất.

Nghị quyết 11 được thực hiện xuyên suốt trong công tác điều hành kinh tế trong năm

Thủ tướng chính phủ đã giao cho bộ kế hoạch và đầu tư kết hợp các Bộ, các ngành liện quan nghiên cứu, bổ sung, hoàn thiện các cơ chế chính sách chung về quản lý kinh tế, bảo đảm các cân đối lớn cho nền kinh tế bền vững; tập trung mọi nguồn lực nhằm đẩy mjanh, phát triển sản xuất với hiệu quả ngày càng cao; giữ vững chấn chỉnh hệ thống doanh nghiệp Nhà nước để hoạt động có hiệu quả hơn, sắp xếp tốt mạng lưới lưu thồng hàng hóa, xây dựng khối dự trữ lưu thồng đủ mạnh, nhất là các mặt hàng thiết yếu, để Nhà nước có khả năng can thiệp vào thị trường, bình ổn giá cả, tạo môi trường thuận lợi để các doanh

nghiệp hoạt động bình đẳng, tham gia cạnh tranh lành mạnh, hàng hóa lưu thông thông suốt từ sản xuất đến tiêu dùng.

3.2.2. Các giải pháp tài chính

Để thực hiện mục tiêu, NHNN phải phối hợp chặt chẽ với Bộ kế hoạch và đầu tư, Bộ tài chính và các Bộ, ngành có liên quan tập trung thực hiện kiên quyết một số giải pháp sau:

 Tiếp tục triển khai thị trường vốn ngắn hạn, củng cố thị trường tín phiếu kho bạc. Ngân hàng nhà nước cần phối hợp với Bộ tài chính tổ chức điều hành hiệu quả hoạt động của thị trường này nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, góp phần kiểm soát lạm phát.

 Ngân hàng nhà nước điều hành chặt chẽ phương tiện thanh toán đã dự kiến: Thu hồi nợ đến hạn và quá hạn, không hạn chế mức tín dụng kiểm soát định mức dự trữ bắt buộc theo pháp lệnh Ngân hàng, loại bỏ tín phiếu kho bạc trong cơ cấu dự trữ bắt buộc và tăng tương ứng phần tiền gửi trên tài khoản của Ngân hàng.

 Bên cạnh các công cụ điều hành chính sách tiền tệ trực tiếp, cần điều chỉnh lãi suất thị trường, điều hòa lưu thông tiền tệ, mở rộng thanh toán.

3.2.3. Các biện pháp về ngân sách nhà nước

 Phấn đấu tăng thu, thực hiện triệt để tiết kiệm chi nhằm giảm bội chi ngân sách nhà nước, tăng dự trữ tài chính bảo đảm cân đối nhà nước vững chắc, lành mạnh là biện pháp cơ bản để góp phần kiềm chế lạm phát. Các ngành, các cấp phải coi việc chỉ đạo thu, chi ngân sách là nhiệm vụ trọng tâm của mình.

 Đi đôi với việc nghiên cứu chính sách thuế. Bộ tài chính, Tổng cục hải quanvà Ủy ban nhân dân các cấp cần tăng cường công tác quản lý thu và chống thất thuế, bảo đản thu đúng, thu đủ theo quy định của pháp luật. Phối hợp với các ngành các cấp quản lý chặt chẽ đối tượng nộp thuế, đấu tranh chống buôn lậu và kinh doanh trái pháp luật, khai man việc thu thuế, cải tiến thủ tục nộp thuế, tránh phiền hà cho người nộp thuế.

 Các Bộ ngành địa phương và các đơn vị cơ sở thực hiện nghiêm túc chỉ thị của Ban bí thư, Nghị quyết của Quốc hội về thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí, chống tham nhũng, chống buôn lậu, tổ chức sử dụng vốn ngân sách Nhà nước đúng mục đích, có hiệu quả và phải chịu toàn bộ trách nhiệm đối với khoản chi sai chế độ làm thất thoát tài sản và các khoản chi lãng phí, phô trương hình thức.

 Tiếp tục sắp xếp lại khu vực doanh nghiệp nhà nước nhằm nâng cao năng suất lao động, chống thất thoát, lãng phí vốn tài sản Nhà nước.

3.2.4. Các biện pháp về điều hành cung cầu của thị trường

 Thực hiện các biện pháp để hàng hóa lưu thông thông suốt trong cả nước nhằm ngăn chặn hiện tượng đầu cơ, tích trữ khan hiếm giả tạo, kích giá

Một phần của tài liệu Sự tác động của lạm phát đến nền kinh tế Việt Nam (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(68 trang)
w