Thực trạng:
Tháng 1/2012, chỉ số giá CPI cũng chỉ tăng 1% so với tháng trước. Nếu loại trừ nhóm lương thực, thực phẩm, CPI tháng 1/2012 chỉ tăng là 0.99% so với tháng trước (thấp hơn mức 1,31% của tháng 1/2011).
Điều đáng phấn khởi là trong kỳ họp Quốc hội nước ta đã biểu quyết một hạn mức thiếu hụt ngân sách trên GDP thấp hơn năm trước. Đây có thể là một tín hiệu đáng mừng cho thấy lãnh đạo đất nước đang quyết tâm hơn trong việc xây dựng và thực thi một chính sách lành mạnh, tiến đến mục tiêu cân bằng ngân sách, một mục tiêu khó khăn nhưng không phải là không thể.CPI đã giảm khá mạnh trong 6 tháng đầu năm 2012. So với tháng 5/2012, CPI tháng 6 âm 0,26%, là mức thấp nhất trong hơn 10 năm qua và tháng đầu tiên giảm sau 40 tháng tăng liên tục. So với tháng 12 năm 2011, CPI tháng 6 năm 2012 chỉ 2,52%, là một trong rất ít năm có mức CPI 6 tháng đầu năm khá thấp kể từ năm 1993 đến nay. Theo số liệu thống kê, so với cuối năm trước, lạm phát năm 2007 là 12,63%; năm 2008 là 19,89% và năm 2009 chỉ 6,53%. Cũng so với cuối năm trước, năm 2010 CPI là 11,75%, năm 2011 là 18,13% và CPI năm 2012 là 6,81%.
Mục tiêu của chính phủ:
Mục tiêu ưu tiên của Việt Nam năm 2012 là kiềm chế lạm phát dưới 10%, các năm sau thấp hơn, đến năm 2015 lạm phát khoảng 5 đến 7%.Trong bối cảnh với các áp lực lạm phát còn khá đậm như kể trên thì rõ ràng đây là mục tiêu cần
thiết, nhưng không dễ đạt được, nếu thiếu các nỗ lực và sự phối hợp đồng bộ từ nhiều phía và nhiều loại công cụ, giải pháp mà nổi bật là:
Thứ nhất, tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ chặt chẽ,thận trọng và linh hoạt theo tín hiệu thị trường; kết hợp hài hòa giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa để bảo đảm tăng tổng phương tiện thanh toán và tăng dư nợ tín dụng hằng năm không vượt quá mức đề ra trong Nghị quyết 11. Giữ mặt bằng lãi suất hơp lý. Điều hành tỷ giá chủ động, phù hợp, không để biến động lớn. Giám sát chặt chẽ hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại; đảm bảo vốn cho sản xuất; kiểm soát chặt cho vay bất động sản và kinh doanh chứng khoán; kiểm soát nợ xấu,bảo đảm thanh khoản và an toàn hệ thống ngân hàng.
Thứ hai, tiếp tục thực hiện chính sách tài khóa chặt chẽ, giảm sâu hơn bội chi ngân sách; tăng cường tiết kiệm chi thường xuyên; rà soát, sắp xếp lại danh mục đầu tư công,nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và chuyển một phần đầu tư nhà nước sang đầu tư từ các nguồn vốn khác. Kiểm soát chặt chẽ đầu tư, kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước. Bảo đảm nợ công trong giới hạn an toàn.
Thứ ba, tăng cường quản lý nhà nước về giá;xử lý nghiêm khắc các hành vi tăng giá bất hợp lý, nhất là đối với các nguyên vạt liệu quan trọng và các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu; công khai, minh bạch và tăng cường cơ chế thị trường đối với giá các hàng xăng dầu, điện và những mặt hàng nhạy cảm khác chưa vó cạnh tranh thị trường đầy đủ.
Thứ tư, tăng cường công tác thông tin tuyên truyền và quản lý thị trường để hạn chế thấp nhất các tác động tăng giá do yếu tố tâm lý và đầu cơ. Các bộ và địa phương hữu quan phải chủ động, kịp thời can thiệp thị trường hoăvj trình cấp có thẩm quyền các giải pháp ứng phó khi cần thiết để đảm bảo không xảy ra tình trạng khan hiếm hàng hóa, gây tăng giá đột biến, ảnh hưởng sản xuất và đời sống của nhân dân, nhất là rà soát cân đối cung -cầu các loại hàng hóa thiết yếu phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trong nước như: gạo, xăng, dầu, phân bón, xi măng, sắt thép.
Thứ năm, kiểm soát chặt chẽ hơn việc nhập khẩu những mặt hàng không khuyến khích để giảm nhập siêu và cải thiện cán cân thanh toán. Đẩy mạnh xuất
khẩu, tăng hàm lượng nội địa và giá trị gia tăng của sản phẩm; phát triển sản xuất thay thế có hiệu quả hàng nhập khẩu; tiếp tục khuyến khích thu hút và đẩy nhanh tiến độ giải ngân các nguồn vốn ODA và FDI ( đặc biệt trong phát triển cơ sở hạ tầng, công nghiệp phụ trợ và nông nghiệp), cùng với việc kiểm soát,ngăn chặn việc chuyển giá, trốn thuế. Tăng cường quản lý các dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài (FII). Tạo điều kiện thuận lợi để thu hút khách du lịch quốc tế và nguồn kiều hối.
Thứ sáu, thúc đẩy trên thực tế quá trình tái cấu trúc kinh tế vĩ mô và vi mô, gắn với các đột phá chiến lược theo một chương trình tổng thể; đồng thời, chủ động giảm thiểu các tác động mặt trái của quá trình này. Chủ động điều chỉnh cơ cấu đầu tư công theo hướng giảm dần tỷ trọng và nâng cao hiệu quả; kiên quyết khắc phục tình trạng đầu tư dàn trải và tăng cường quản lý đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước. Đẩy nhanh quá trình cổ phần hóa và sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước. phải rà soát đánh giá toàn diện hiệu quả hoạt động của các tập đoàn kinh tế và tổng công ty. Tái cơ cấu các ngân hàng thương mại và các định chế tài chính, tín dụng tăng hợp lý về quy mô, giảm nhanh số lượng các ngân hàngvà tổ chức tín dụng yếu kém; nâng cao chất lượng tín dụng và phát triển cácdịch vụ ngân hàng.
Thứ bảy, cải thiện môi trường đầu tư ,tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển sản xuất, kinh doanh và mở rộng thị trường; bảo đảm đủ vốn, đủ ngoại tệ với lãi suất hợp lýcho sản xuát các ngân hàng, các sản phẩm trọng điểm mà thị trường trong nước và xuất khẩu đang có nhu cầu lớn. Hoàn thiện cơ chế chính sách để huy động các nguồn lực cho phát triển và nâng cao hiệu quả đầu tư; đa dạng các hình thức đầu tư theo các cơ chế BOT, BT, BTO…đẩy mạnh hình thức hợp tác công-tư ( PPP) để phát triển hạ tầng có quy mô lớn nhằm tạo bước đột phá trong lĩnh vực quan trọng này.
Thứ tám, Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và tăng cường công tác phòng chống tham nhũng. Cần tạo đột phá về nhận thức lý luận và chủ thuyết phát triển, củng cố giá trị chuẩn và tạo đồng thuận xã hội chung, tăng cường cơ chế bảo vệ lợi ích quốc gia và đổi mới công tác cán bộ, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Thực hiện có hiệu quả chương trình cải cách
hành chính, chú trọng cải cách thể chế và thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp và nhân dân.
Kết quả
Thứ nhất, tư duy điều hành đã chuyển từ việc thụ động với các giải pháp đối phó với lạm phát sang chủ động kiểm soát lạm phát theo mục tiêu. Ngay cả khi CPI tính theo năm của tháng sáu đã xuống còn 6,9%, thì vẫn định hướng mục tiêu cả năm ở mức 7-8% để giảm bớt liều lượng của giải pháp tiền tệ nhằm kiềm chế lạm phát, góp phần giảm bớt khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thị trường, bắt đầu lo cho tăng trưởng hợp lý,nhưng không làm cho lạm phát cao trở lại và gây bất ổn vĩ mô.
Thứ hai, thực hiện các giải pháp khuyến khích và hỗ trợ các tổ chức tín dụng ưu tiên vốn tín dụng phục vụ các hoạt động nông nghiệp, nông thôn, sản xuất hàng xuất khẩu, công nghiêp hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa, sử dụng nhiều lao động, các dự án hiệu quả. Khống chế và thực hiện được tỷ trọng dư nợ cho vay các lĩnh vực không khuyến khích. Theo công bố của Ngân hàng Nhà nước, cơ cấu dư nợ tín dụng đến 30/4/2012 là nông,lâm nghiệp- thủy sản chiếm 8,83%, công nghiệp -xây dựng chiếm 40.67% , cao hơn tỷ trọng của nhóm ngành này trong GDP ( trong đó công nghiệp chiếm 31,73%, riêng công nghiệp chế biến chiếm 23,22%), dịch vụ chiếm 50,5% (trong đó hoạt động kinh doanh bất động sản chiếm 5,8%).
Thứ ba, thanh khoản của các tổ chức tín dụng- một vấn đề lớn nhất, gây quan ngai đến an toàn hệ thống- đã bước đầu được đảm bảo, sau khi nhà nước cung ứng một lượng tiền lớn để giải quyết thanh khoản cho hệ thống ngân hàng thương mại ( khoảng 300 nghìn tỷ đồng, trong đó có 180 nghìn tỷ đồng mua ngoại tệ, 60 nghìn tỷ đồng cho nông nghiệp, nông thôn, 30 nghìn tỷ đồng giải quyết thanh khoản..).
Thứ tư, mặt bằng lãi suất gần đây đã hạ tương đối nhanh đối với các lĩnh vực ưu tiên; mới đây đã yêu cầu các ngân hàng thương mại hạ lãi xuất vay cũ xuống dưới 15%
Thứ năm, đã điều hành tỷ giá, thị trường ngoại tệ linh hoạt, phù hợp với diễn biến thị trường và tình hình cung –cầu ngoại tệ . Nhờ vậy đã góp phần cải
thiện cán cân thanh toán quốc tế, tăng gấp đôi dự trữ ngoai hối nhà nước, ổn định tỷ giá vàng, giá USD (7 tháng 2012 giá vàng giá vàng giảm 7,8%, giá USD giảm 0.85%- một kết quả hiếm thấy trong hàng chục năm qua), góp phần hạn chế tâm lý kỳ vọng lạm phát,gia tăng lòng tin vào đồng tiền quốc gia. Đây có thể coi là mặt sáng nhất trong 7 tháng đầu năm 2012.
Thứ sáu, bước đầu thực hiện tốt hơn công tác dự báo về lãi suất tỷ giá. Bước đầu thực hiện việc công khai minh bạch thông tin thị trường tiền tệ, tín dụng, ngoại tệ, vàng, hạn chế được các tin đồn và sự biến động của thị trường sau những tin đồn đó, giúp cho các nhà đầu tư, sản xuất, tiêu dùng có thể dự đoán được, yên tâm hơn trong đầu tư, tiêu dùng.
Thứ bảy, phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa , nhất là thời gian gần đây khi nghị quyết 13/NQ –CP được ban hành chặt chẽ hơn, vừa bảo đảm sự nhất quán và tạo ra lực cộng hưởng.
Kết quả của việc thực hiện chính sách tiền tệ đã cùng với các biện pháp khác trực tiếp góp phần kiềm chế lạm phát. CPI tăng chậm lại nhanh dù xét dưới góc độ nào (xét theo tháng đã giảm hai tháng liền, xét theo 7 tháng đã tăng thấp nhất so với cùng kỳ trong 9 năm nay, xét theo năm cũng thấp nhất so với 11 tháng trước đó). Gần đó, việc hạ lãi xuất cho vay đã góp phần tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, làm cho tăng trưởng tín dụng chuyển từ thời kỳ giảm sang thời kỳ tăng , góp phần làm cho tăng trưởng kinh tế có dấu hiệu thoát đáy vượt vượt dốc đi lên…
Dấu ấn rõ rệt nhất của lạm phát năm 2012 là đã bất ngờ tái lập được sự ổn định sau hai năm 2012 – 2011 đầy bất ổn, góp phần tích cực vào mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô.
2.1.6.2. Tình hình lạm phát trong năm 2013
- CPI tháng 12/2013 tăng 0,05% so với tháng trước. Lạm phát 6 tháng đầu năm nhìn chung không có biến động lớn. Riêng chỉ số giá mặt hàng lương thực và thực phẩm chỉ tăng vào 2 tháng đầu năm, các tháng sau có chỉ số giá giảm.
- CPI tháng 12/2013 tăng 2,4% so với tháng 12/2012 và tăng 6,69% so với cùng kỳ năm trước.
- Chỉ số giá vàng tháng 12/2013 giảm 4,11% so với tháng trước; giảm 15,1% so với tháng 12/2012 giảm 7,83% so với cùng kỳ năm trước.
- Chỉ số giá đô la Mỹ tháng 12/2013 tăng 0,26% so với tháng trước; tăng 0,84%
- Vốn đầu tư phát triển toàn xã hội thực hiện trong năm 2013 theo giá hiện hành ước tính đạt 448,6 nghìn tỷ đồng, tăng 5,9% so với cùng kỳ năm
trước và bằng 29,6% GDP.
- FDI từ đầu năm đến thời điểm 20/12/2013 đạt 10.473,9 triệu USD, bằng 115,9% cùng kỳ năm trước.
- Vốn FDI tập trung chủ yếu vào ngành công nghiệp chế biến, chế tạo với 9.307,7 triệu USD, chiếm 88,9% tổng vốn đăng ký; ngành kinh doanh bất động sản đạt 419,7 triệu USD, chiếm 4%; các ngành còn lại đạt 745,5 triệu USD, chiếm 7,1%.
Thị trường hàng hóa ở trong nước:
- Xăng dầu: Trong 6 tháng đầu năm giá xăng có 6 lần điều chỉnh, trong đó có 3
lần tăng và 3 lần giảm. Lần giá xăng điều chỉnh tăng mạnh là ngày 28/3 với 1.400 đồng/lít, đưa giá xăng trong nước lên mức cao kỷ lục 24.550 đồng/lít. Do tăng mạnh hơn giảm nên giá xăng hiện cao hơn 960 đồng/lít so với thời điểm cuối năm 2012. Giá xăng Ron92 bán lẻ đang là 24.110 đồng/lít.
-Gas: Giá gas giảm liên tục trong 5 tháng đầu năm 2013, tổng cộng giảm 68.000 đồng/bình, và sau đó là tăng trở lại trong tháng 6 và đầu tháng 7, mức tăng 14.000 đồng/bình. Giá gas bán lẻ đến tay người tiêu dùng hiện là 375.000- 380.000 đồng/bình 12kg, thấp hơn 64.000 đồng/bình so với cuối năm 2012.
• Một số giải pháp :
Thứ nhất, tiếp tục tập trung nguồn lực và phân bổ hợp lý vào các đột phá chiến
lược về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nâng cấp kết cấu hạ tầng đồng bộ và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cùng với khoa học, công nghệ. Coi trọng khai thác tối đa tác động của tự do hoá thương mại để điều chỉnh cơ cấu và hoàn thiện thể chế theo hướng hội nhập.
Thứ hai, thường xuyên theo dõi diễn biến thị trường thế giới để dự báo chính
xác và có phản ứng thích hợp khi có sự biến động bất thường của giá cả, như: giá nông sản, giá xăng dầu, giá vàng… để tận dụng nhanh chóng và triệt để cơ hội cũng như có giải pháp giảm thiểu những “cú sốc” bất lợi đối với cả tổng cung và tổng cầu của nền kinh tế. Cần công bố cụ thể lộ trình điều chỉnh giá cả các mặt hàng quan trọng đối với nền kinh tế, như: giá xăng dầu, điện, lãi suất, thuế… để vừa tăng tính minh bạch và giảm thiểu tính bất định cũng như rủi ro
của môi trường kinh doanh. Đây là nền tảng để các doanh nghiệp xây dựng chiến lược phát triển mới hữu hiệu.
Thứ ba, coi trọng các biện pháp kích cầu nội địa, đặc biệt là kích cầu khu vực
nông nghiệp, nông dân và nông thôn, các doanh nghiệp nhỏ và vừa, khu vực xuất khẩu chủ lực để tạo đà chiếm lĩnh thị trường nước ngoài trong điều kiện nền kinh tế thế giới đang trên đà phục hồi. Lấy khu vực xuất khẩu và kích cầu nội địa làm động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong năm 2013. Đồng thời, thúc đẩy các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài.
Thứ tư, tăng cường sự phối hợp đồng bộ giữa các cấp, các ngành với các địa
phương, Chính phủ với doanh nghiệp để tạo hợp lực cao nhất, khắc phục tình trạng thao túng của lợi ích cục bộ, lợi ích nhóm gây chia cắt nền kinh tế, tăng khả năng hợp tác phát triển, khai thác cơ hội theo hướng có lợi cho quốc gia chung.
2.2 TÁC ĐỘNG CỦA LẠM PHÁT TỚI NỀN KINH TẾ VIỆT NAM
Lạm phát tác động trực tiếp đến nền kinh tế, thông qua đó, nó cũng có
tác động tới đời sống chính trị và xã hội của mỗi quốc gia. Tuy nhiên, tác động trên lĩnh vực kinh tế được coi là nổi bật và quan trọng nhất. Nó làm thay đổi mức độ và hình thức sản lượng, đồng thời tạo ra sự phân phối lại thu nhập và của cải xã hội. Lạm phát tác động đến nền kinh tế theo cả hai hướng: Tiêu cực và tích cực.
Tác hại của lạm phát tỷ lệ thuận với tốc độ lạm phát. Lạm phát phi mã và siêu lạm phát - với mức độ tiến triển không thể dự báo trước và vượt ra khỏi khả