Những biện pháp nằm nâng cao sức mua của các tầng lớp dân cư ( tăng cầu) Thực hiện cấp ưu đãi một lần đối với người có công với cách Chương
trình giải quyết việc làm được đẩy mạnh Trong năm 2000, đã thu hút và tạo việc làm cho khoảng 1,3 triệu người, tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị giảm xuống còn khoảng 6,5% so với 7,4% năm 1999, sử dụng lao động ở nông thôn được nâng lên.
Chương trình xóa đói giảm nghèo được triển khai.
Tăng cường các chương trình đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng ở nông thôn. Mở rộng dịch vụ du lịch trong cả nước và ngoài nước, chú trọng đầu tư cơ
sở hạ tầng du lịch
Tăng lương cho các cán bộ công nhân viên chức mạng.
Những biện pháp tăng cường đầu tư, đấy mạnh sản xuất kinh doanh Sử dụng chính sách tiền tệ
Năm 1999, NHTW 5 lần điều chỉnh lãi suất cho vay trung và dài hạn từ 1,25%/tháng xuống còn 0,85%/tháng, 4 lần điều chỉnh lãi suất tái cấp vốn từ 1,1%/tháng xuống còn 0,55%/tháng, 2 lần điều chỉnh tỉ lệ dự trữ bắt buộc đối với các tổ chức tín dụng từ mức 7% xuống còn 5%.
Năm 2000, NHTW bỏ lãi suất trần, chuyển sang điều hành theo lãi suất cơ bản, tạo điều kiện cho cung – cầu về vốn theo cơ chế thị trường và các NHTM chủ động hơn trong kinh doanh. Ngày 24/5/2011 TTCP đã ban hành Nghị quyết số 05/NQ-CP quy định lãi suất tín dụng đầu tư phát triển của nhà
nước giảm xuống còn 5,4%/năm và đối với khu vực khác là 6%/năm. Chính phủ và NHTW ban hành các văn bản nhằm nới lỏng các điều kiện vay vốn cho khu vực nông thôn.
Cùng với việc ngân hàng hạ lãi suất cho vay, thì một loạt các tỉnh và thành phố dành một phần vốn ngân sách của mình hỗ trợ vay vốn ngân hàng cho một số dự án, một số doanh nghiệp, một số chương trình kinh tế trọng điểm của địa phương..
Sử dụng chính sách tài chính
Tập trung huy động và giải ngân vốn, đảm bảo các mức đầu tư đề ra. Trong 3 năm (1998-2000), nhà nước chú trọng đầu tư đúng mức cho khu vực doanh nghiệp trong đó bổ sung vốn lưu động trên 2000 tỷ đồng cho các doanh nghiệp nhà nước làm ăn có hiệu qura góp phần tháo gỡ khó khăn về vốn cho DN.
Sử dụng chính sách thuế
Đối với hoạt động xuất nhập khẩu, với thuế suất VAT bằng 0% và hàng hóa xuất khẩu được hoàn thuế VAT đã nộp, đây thực chất là hình thức trợ giá của nhà nước đối với hàng hóa xuất nhập khẩu.
Thuế thu nhập doanh nghiệp được áp dụng theo mức ưu đãi, thấp nhất là 25% đối với các dự án đầu tư có giá trị xuất khẩu đạt trên 30% tổng giá trị hàng hóa và miễn thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung nếu có giá trị hàng hóa xuất nhập khẩu trên 50%. Nhà nước cũng quy định miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 2 năm đầu cho các doanh nghiệp sản xuất, vận tải, xây dựng mới được thành lập và giảm 50% thuế thu nhập trong 2 năm tiếp theo.
Những biện pháp trên đây đã góp phần khuyến khích đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh, đặc biệt trong lĩnh vực đầu tư phát triển theo hướng chuyển đổi cơ cấu kinh tế có lợi cho quốc tế dân sinh, góp phần khôi phục và ổn định kinh tế, kích thích tiêu dùng.
Chính sách khuyến khích đầu tư
Môi trường đầu tư đã được cải thiện rất nhiều nhờ những chính sách khuyến khích đầu tư của nhà nước. hoàn thiện hệ thống pháp luật ở nước ta, trong đó có luật đầu tư nước ngoài, đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư
vào việt nam. Ngoài ra việc cải thiện cơ chế hành chính chồng chéo cũng góp phần tạo ra một điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp.
2.1.3.4. Kết quả
Kết qủa đạt được sau khi thực hiện các biện pháp trên là:
- Đã chặn được giảm sút về phát triển kinh tế, mức tổng cầu đã tăng lên đáng kể, đầu tư cho phát triển kinh doanh được phục hồi nhanh. Năm 2000 đã tăng tổng vốn đầu tư toàn xã hội lên 14,6% so với năm 1999, chi tiêu của chính phủ thực hiện qua ngân sách nhà nước cũng tăng lên rõ rệt, nhu cầu tiêu dung của dân cư tăng lên khá nhanh. Nếu 6 tháng đầu năm 1999 khi chưa thực thi chính sách thì tổng mức bán lẻ và dịch vụ chỉ tăng 1,5% thì năm 2000 chỉ tiêu này là 9,1%. - Xuất khẩu đã tăng từ 2% từ năm 1998 lên 23,3% năm 1999 và 25% năm 2000, năm 2001 tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước đạt 15,1 tỷ đô la tăng lên 45% so với năm 2000. Tình trạng ứ đọng hàng hóa không tiêu thụ được trong năm 1998 đã được đẩy lùi, sản xuất có bước chuyển biến tích cực cả trong công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ, vốn đầu tư nước ngoài có dấu hiệu phục hồi. Năm 2000 có vốn đăng ký là 1,973 tỷ USD tăng so với 1,568 tỷ USD năm 1999. Năm 2001 tổng số vốn đăng ký đã tang lên con số 3 tỷ USD, tình trạng vốn ứ đọng trong các ngân hàng đã phần nào được giải quyết.
- Trong giai đoạn 1999-2001, việc thực hiện biện pháp kích cầu đã mang lại nhiều kết quả tốt đẹp, xu hướng phát triển là tích cực, song chưa thực sự vững chắc, nền kinh tế còn bộc lộ nhiều tồn tại và yếu kém, đà sút giảm kinh tế đã chặn lại được, nhịp tăng lên khá nhưng vẫn còn thấp hơn mức tăng trưởng bình quân trong 10 năm qua. Mức thu nhập và tiêu dùng của dân cư còn thấp, chưa đủ tạo sức bật mới cho và phát triển thị trường. Môi trường đầu tư kinh doanh được cải thiện hơn nhưng chưa được lành mạnh một cách thực sự. Lãi suất tiền gửi giảm xong tiền gửi vẫn tăng, người dân vẫn không muốn tăng tiêu dùng và đầu tư, kích cầu tiêu dùng đạt kết quả còn hạn chế.
2.1.4. Giai đoạn 2004-2009
Từ năm 2004 trở đi, lạm phát ở việt nam luôn duy trì ở mức cao. Trong 3 năm đầu thời kỳ này, lạm phát tăng mạnh hơn hẳn so với thời kỳ trước dù vẫn chỉ dừng lại ở 1 con số. Tuy vậy trước tình hình đó nước ta đã không có những giải pháp thỏa đáng. Vì lẽ đó năm 2007 và 2008. Lạm phát ở nước ta đã tăng cao và rơi vào tình trạng khó kiểm soát. Chỉ số giá tiêu dùng ( CPI) tăng vọt lên mức 2 con số. Nguyên nhân là do cùng với đà suy thoái kinh tế thế giới, đồng USD mất giá, giá đầu thô tăng cao, giá cả lương thực và nguyên nhiên vật liệu dột biến cộng với tác động của thiên tai, dịch bệnh đã làm cho nền kinh tế Việt nam bộc lộ những nhược điểm cố hữu của một nền kinh tế đang trong quá trình chuyển đổi. Sau đó nhờ những nỗ lực kịp thời mà chính phủ đã bình ổn được lạm phát, đưa nó về 1 con số 7%vào năm 2009( cụ thể số liệu trong biểu đồ 7) Năm 2007, chỉ số CPI tăng đến 12,6% và đặc biệt tăng cao những tháng cuối năm.
Năm 2008 là một năm đáng nhớ đối với nền kinh tế vĩ mô cũng như tình hình lạm phát ở việt nam. CPI đã liên tục tăng cao từ đầu năm, và mức cao nhất của CPI tính theo năm của năm 2008 đã lên tới 30%. Kết thúc năm 2008, chỉ số CPI tăng 19,89% tính theo trung bình năm tăng 22,97%. ( biểu đồ)
Năm 2009, suy thoái của kinh tế thế giới khiến sức cầu suy giảm, giá nhiều hàng hóa cũng xuống mức khá thấp, lạm phát trong nước được khống chế. CPI năm 2009 tăng 6,52% thấp hơn đáng kể so với những năm gần đây. Tuy vậy, mức tăng này nếu so với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới lại cao hơn khá nhiều.
2.1.4.2. Nguyên nhân
Có thể tóm tắt các yếu tố tác động đến lạm phát từ 3 nguyên nhân chính sau: Cung tiền tăng quá mức
Giá hàng hóa trên thế giới tăng cao đột ngột
Sức cầu về hàng hóa trong nước tăng trong khi sản xuất chưa đáp ứng kịp. Thời gian qua, nhiều ý kiến đồng thuận cho rằng cung tiền được xem là nguyến nhân chính gấy ra lạm phát ở việt nam. Từ năm 2000 đến năm 2009, tín dụng trong nền kinh tế tăng hơn 10 lần, cung tiền M2 tăng hơn 7 lần, trong khi
đó GDP thực tế chỉ tăng hơn 1 lần. Điều này tất yếu dẫn đến đồng tiền bị mất giá. Thực tế chúng ta dễ nhận thấy là lạm phát ở việt nam cao hơn rất nhiều so với các quốc gia khác trong cùng thời kỳ, mặc dù cũng chịu chung cú sốc tăng giá của hàng hóa thế giới. ( biểu đồ)
Tại sao Việt Nam cần một mức tăng trưởng cung tiền cao như vậy? Nguyên nhân là do tỷ lệ đầu tư/ GDP trong nền kinh tế Việt Nam khá cao, nhưng lại không tạo ra được một tốc độ tăng trưởng kinh tế tương ứng.
Hàng năm đầu tư trong nền kinh tế đều quanh mức 40% GDP. Tỷ lệ đầu tư lớn này đòi hỏi một mức tăng trưởng tín dụng và cung tiền cao để phục vụ nhu cầu đầu tư. Trong khi đó, tăng trưởng GDP chỉ quanh mức 7%, thậm chí năm 2008 và 2009 chỉ lần lượt đạt 6.19% và 5.32%. Điều này cho thấy chất lượng tăng trưởng, đầu tư và phát triển ở việt nam vẫn cần được tiếp tục cải thiện. Đây là nguyên nhân sâu xa khiến cho lạm phát luôn ở trong tình trạng chực chờ, ảnh hưởng đến sự ổn định kinh tế vĩ mô.
Lạm phát cao của Việt Nam năm 2011 được xem như là hệ quả của những yếu kém nội tại của nền kinh tế. Đầu tư công dàn trải, sự yếu kém của hệ thống doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhà nước, đã khiến nền kinh tế phải sử dụng rất nhiều vốn, lên tới trên 40%GDP, để duy trì được mức tăng trưởng trung bình trên 6,5% trong giai đoạn 2006-2010. Do sử dụng vốn kém hiệu quả nên sau việc thực hiện gói kích cầu 17.000 tỷ đồng để giúp nền kinh tế vượt qua giai đoạn suy giảm vào năm 2009, kinh tế việt nam đã rơi vào tình trạng lạm phát cao từ cuối năm 2010.
2.1.4.3. Hậu quả
- Giảm chi tiêu tăng trưởng từ 8.5% xuống 7%làm giảm tốc độ phát triển tiền mặt trong XH, không đưa được vào đầu tư gây ứ đọng vốn nguy cơ gây ra lạm phát ở các chu kỳ sau.
- Sức tiêu thụ hàng hóa trong nước đang có dấu hiệu yếu dần, sản xuất bước vào đầu quý 4 năm 2009 lại tăng chậm hơn các tháng trước đây, đây là một xu hướng ngược lại quy luật mọi năm.
- Giá trị sản xuất công nghiệp 10 tháng ước tính đạt 330.121 tỷ đồng tăng 12,1% so với cùng kỳ 2007, thấp hơn mức tăng trung bình của 9 tháng đầu năm là 12,4%.
- Chính sách thắt chặt tiền tệ làm cho thị trường chứng khoán và thị trường bất động sản sụt giảm mạnh sẽ ảnh hưởng đến vấn đề nợ đọng, tính thanh khoản và độ an toàn của hệ thống ngân hàng.
- Do nới lỏng tỷ giá hối đoái có thể dẫn đến đồng tiền việt nam (VNĐ) bị đánh giá quá cao.
2.1.4.4. Biện pháp
Như chúng ta đã biết chính phủ đã ban hành các biện pháp cả gói về chống lạm phát của việt nam từ quý II năm 2008 là:
- Thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt.
+ Ngân hàng phát hành trái phiểu kho bạc trong 2008: 20.300 tỉ VNĐ + Thay đổi lãi suất huy động tiền gửi để thu hút tiền trong lưu thông + Kiểm soát chặt chẽ, nâng cao hiệu qủa chi tiêu công
- Tập trung sức phát triển sx công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ bảo đảm cân đối cung cầu về hàng hóa.
- Đẩy mạnh xuất khẩu, kiểm soát chặt chẽ nhập khẩu và giảm nhập siêu. Triệt để thực hành tiết kiệm trong sản xuất và tiêu dùng.
- Tăng cường công tác quản lý thị trường chống đầu cơ buôn lậu và gian lận thương mại kiểm soát việc chấp hành pháp luật về giá
- Tăng cường các biện pháp hỗ trợ ổn định đơi sống và sản xuất của nhân dân, mở rộng viện những chĩnh sách về an sinh xã hội.
- Đẩy mạnh công tác thông tin và tuyên truyền.
(Theo nghị quyết 10/2008/NQCT-17/4/2008 Nghị quyết về các biện pháp kìm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội và tăng trưởng bền vững).
2.1.5. Giai đoạn 2009-2011
Theo tổng cục thống kê, năm 2009, tỷ lệ lạm phát là 6,88%, năm 2010, tỷ lệ lạm phát là 11,75%.
Nguyên nhân dẫn đến lạm phát tăng mạnh là do cộng hưởng của hàng loạt các yếu tố như:
Thiên tai ở nhiều tỉnh Miền Trung: gía cả hàng hóa thế giới tăng Tiền đồng bị mất giá và cung tiền tăng mạnh
Kinh tế Việt Nam có độ mở cao, tổng giá trị xuất nhập khẩu lớn hơn 150% GDP đã làm cho giá cả hàng hóa trong nước nhạy cảm hơn với giá hàng hóa thế giới.
Việc đồng nội tệ mất giá lien tục đã làm giá cả nhiều mặt hàng hóa nhập khẩu của Việt Nam chịu sức ép tăng tương ứng.
Gía cả hàng hóa, nguyên liệu, dầu thô của thế giới gia tăng trong thời gian qua.
Cơ cấu và vận hành kém hiệu quả.
Tỷ lệ đầu tư trong nền kinh tế trong 10 năm trở lại đây trung bình khoảng 41%GDP, trong iều đáng lưu ý là với tỉ lệ đầu tư cao như vậy nhưng tăng trưởng kinh tể GDP hằng năm chỉ đạt trung bìnhcăng 7%
Nguyên nhân của tình trạng lạm phát cao trong năm 2011 về cơ về cơ bản là do tiền tệ đã được nới lỏng trong 1 thời gian dài. So với các nươc trong khu vực tốc độ tăng trưởng tiền M2 của Việt Nam khá cao. Tính trung bình giai đoạn 2006-2010, tốc độ tăng cung tiền M2 của Việt Nam dẫn đầu với mức, tăng 29,8%, sau đó là của Trung Quốc (17,8%), Indonexia (13%), Philipin (10,2), Malaysia(8,7%), Thái Lan (6,2%). Do cung tiền tăng nhanh nên tỷ lệ cung tiền M2 trên GDP của Việt Nam tăng lên rất nhanh.Từ sau khủng hoảng tài chính 1997-1999, trong khi các nước trong khu vực có suy hướng duy trì ổn định cung tiền trên GDP thì tỷ lệ này luôn có xu hướng tăng ở Việt Nam. Nếu như năm 2000 tỷ lệ cung tiền M2 trên GDP của Việt Nam chỉ là 50,5% thì tỷ lệ này đã lên tới 140,8% vào năm 2010. Đồng thời, tỷ lệ tín dụng trên GDP cũng tăng nhanh, từ 39,7% năm 2011 lên 71,2% năm 2005 và 135,8% năm 2010.
Bảng: Tình hình lạm phát và tăng trưởng cung tiền M2 gđ 2006-2010 Năm 2006 2007 2008 2009 2010 Tăng trưởng (%) 29,67 49,11 20,70 26,23 29,71 Lạm phát (%) 7,39 8,30 23,12 7,05 8,86 2.1.5.2. Tác động
Năm 2010, tín dụng tăng 25-27%, cung tiền M2 tăng khoảng 25%. Tăng trưởng tiền lưu thông trong nền kinh tế vượt trội so với tăng trưởng hàng hòa sản xuất ra là nguyên nhân chính khiến lạm phát cao và kéo dài ở Việt Nam. Đồng tiền nội tệ bị mất giá tổng cộng 11,17% từ tháng 11/2009, tình trạng đô la hóa nền kinh tế gia tăng.
Tỷ giá USD /VND từ mức khoảng 16,500 vào cuối năm 2006 đã tăng vọt lên mức 18,980 VND/USD vào tháng 4 năm 2010. Cũng trong khoảng thời gian này, gần như luôn có sự chênh lệch khá lớn giữa tỷ giá niêm yết và tỷ giá giao dịch thực tế. Chỉ trong vòng 10 tháng tính đến ngày 18/8/2010, Ngân hàng Nhà nước (NHTW) đã phải 3 lần điều chỉnh tỷ giá liên ngân hàng, tăng tổng cộng 11,17% lên mức 18,932% VND/USD. Tỷ giá trần được niêm yết là 21,850 VND/USD, nhưng tỷ giá trên thị trương tự do lại lên đến 21,500 VND/USD. So với các nước trong khu vực, tiền đồng đang bị mất giá mạnh ngay cả khi tính theo tỷ giá chính thức . Cụ thể, VND mất giá hơn 20% so với đồng Yên của