2.1.3.1 Thực trạng và nguyên nhân Thực trạng Thực trạng
Tình hình lạm phát trong các năm 1999 đến 2003 diễn ra ở mức thấp và dấu hiệu thiểu phát kéo dài đến hết năm 2000 khi tốc độ phát triển kinh tế có tăng lên, chấm dứt thời kỳ tốc độ tăng trưởng kinh tế đi xướng. Số liều cho thấy chỉ số giá tiêu dùng trong các tháng ở các năm từ 1999 đến 2003 không cao theo tỷ lệ lạm phát thấp khiến tốc độ phát triển kinh tế không như mong đợi.
Tỷ lệ lạm phát của Việt Nam từ năm 2000 tới 2009 (đv: %)
Song hai năm sau đó chứng kiến sự tăng trưởng trở lại của lạm phát, mở đầu là năm 2002 với tỷ lên lạm phát là 4%, năm 2003 la 3%. Ba năm sau đó, lạm phát tăng với một tốc độ nhanh chóng, duy trì ở mức dưới 10%, cụ thể là: năm 2004 tỷ lệ lạm phát là 9,67% ( tăng 216,7% so vơi 2003), năm 2005 là 8,71%, năm 2006 là 6,57%.
Có thể kết luận rằng, lạm phát giai đoan 1999 – 2003 là giai đoạn lạm phát vừa phải, tỷ lệ lạm phát chỉ dừng lại ở 1 con số. Nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ nguồn cung các mặt hàng lương thực thực phẩm và các mặt hàng nông sản trên thị trường. Song thời điểm năm 2003, 2004 đã đánh dấu sự quay trở lại của lạm phát tăng cao .
Nguyên nhân Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 200 6 2007 2008 2009 Tỉ lệ lạm phát (%) 0,53 0,79 4,04 3,01 9,67 8,71 6,57 12,6 5 19,8 9 6,52
Diễn biến giá cả và tình hình thiểu phát tư 1999 đến 2003 có nhiều nguyên nhân: - Gía lương thực, thực phẩm và nhiều nông sản khác giảm mạnh trên thị
trường thế giới như thóc, gạo, cà phê, cao su… trong khi chính sách tiền tệ lại liên tục được nối lỏng.
- Do khủng hoảng tài chính tiền tệ làm cho nhu cầu tiêu thụ hàng háo trên thị trường giảm đi dẫn đến việc xuất khẩu hàng hóa ở nước ta bị tác động không tốt, hàng hóa đọng lại trong nước tăng lên, tiêu thụ hàng hóa ở thị trường trong nước tăng chậm, giá hàng hóa giảm.
- Khủng hoảng tài chính tiền tệ làm FDI, du lịch và các loại hình dịch vụ vào nước ta giảm sút đáng kể nhu cầu hàng hóa.
- Các doanh nghiệp trong nước mặc dù còn yếu kém nhưng đã đi vào sản xuất tạo sản phẩm cho thị trường làm tăng cung hàng hóa.
- Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã đi vào hoạt động tạo hàng hóa trên thị trường.
- Nhu cầu hàng hóa, dịnh vụ của nhân dân chuyển từ lượng sang chất dẫn đến việc tiêu thụ hàng hóa chậm lại.
- Lượng vốn huy động của ngân hàng tăng cao nhưng lượng vốn cho vay tăng chậm.
- Cán cân thanh toán quốc tế 6 tháng đầu năm 1999 bội thu nhưng ngân hàng phải có một khối lượng tiền cung ứng lớn để đáp ứng nhu cầu chuyển số ngoai tệ đó .
- Sức mua của xã hội tăng chậm
2.1.3.2 Tác động của lạm phát tới nền kinh tế
Giai đoạn 1999 – 2001
-Khiến giá cả thị trường có xu hướng giảm
+ Năm 1999 giá cả thì trường có nhiều diễn biến thất thường: giá cả liên tục giảm trong 8 tháng liền, từ thang 3 đến tháng 12. Đặc biệt tháng 10 năm 1999 CPI giảm 0,8% so với tháng 12 năm 1998. Chỉ số giá lương thực tháng 10 năm 1999 giảm 10,5% so với tháng 12 năm 1998, sự sụt giảm giá lương thực làm cho CPI chung hầu như không tăng.
+ Năm 2000, CPI cả năm giảm 0,6% so với năm 1999.
+ Sáu tháng đầu năm 2001 CPI vẫn giảm, CPI tháng 6/2001 giảm 0,3% so với tháng 6/2000 và giảm 0,7% so với tháng 12/2000. CPI giảm liên tục trong 3 tháng liên tiếp, tháng 3 giảm 0,7%, tháng 4 giảm 0,5%, thang 5 giảm 0,2%. Kết quả là đến cuối năm 2001 nhờ nhiều nỗ lực, chúng ta đã đẩy tỷ lệ lạm phát lên 0,8% .
-Làm tình trang ứ đọng sản phẩm, sản xuất cầm chừng xảy ra ở một số sản phẩm và một số khu vực, đặc biệt là khu vực nhà nước.
+ Số hàng tồn kho trong 6 tháng đầu năm 1999 đã lên tới 60.000 tỷ đồng. + Theo báo cáo của IMF có đến 60% doanh nghiệp nhà nước bị thua lỗ, trong đó 16% thua lỗ triền miên. Tình trạng các công ty tư nhân cũng không có gì khá hơn. Trong năm 1998 và 6 tháng đầu năm 1999 có hàng nghìn xí nghiệp thua lỗ phải đóng cửa, các xí nghiệp lớn thì hoạt động cầm chừng .
+ Tỉ lệ thất nghiệp năm 1999 ở Hà Nội là 10,3% và ở thành phố Hồ Chí Minh là 1,04%....
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm: từ tốc độ tăng trưởng GDP năm 1996 là 9,34% xuống còn 8,15% năm 1997, 5,8% năm 1998 , 4,8% năm 1999 và 6,75% năm 2000.
Giai đoạn 2002 – 2003
- Giúp Việt Nam đạt tỷ lệ tăng trưởng kinh tế là 7,04%, tỉ lệ tăng trưởng cao thứ hai trong khu vực Châu Á chỉ sau có Trung Quốc (8%)
- Lạm phát trong năm 2002 là 4%, một tỉ lệ lạm phát chấp nhận được mặc dù cao hơn so với mục tiêu mà chính phủ đã đề ra.
- Lạm phát khiến giá cả đầu năm 2002 của chúng ta đã tăng lên tương đối nhanh. 6 tháng đầu năm giá cả đã tăng 2,9% đến cuối năm tỉ lệ lạm phát của chúng ta chỉ là 4%.
- Lạm phát khiến giá xăng dầu, giá vàng tăng mạnh. Một sự kiện xảy ra trong thời gian vừa qua đó là việc một số cửa hàng xăng dầu ở các thành phố lớn đã đóng cửa không bán xăng cho người tiêu dùng, đó là dấu hiệu của sự đầu cơ, có thể gây ảnh hưởng bất lợi đến nền kinh tế. Trước tình hình đó, Bộ thương mại đã có những chấn chỉnh kịp thời yêu cầu tất cả các của hàng xăng dầu phải mở
cửa bán hàng trở lại và xử phạt tất cả các cửa hàng đã đóng cửa bán hang trong khi vẫn có xăng trong cửa hàng. Giá vàng cũng tăng mạnh, thậm chí có ngày trong một buổi sang giá vàng tăng ba lần. Trước tình hình đó, nguy cơ giá cả tăng cao rất dễ xảy ra.
Thực tế trong hai tháng đầu năm 2003 giá cả các mặt hàng của chúng ta đã tăng 3%, giá dầu và giá vàng, giá rất nhiều mặt hàng khác trên thế giới vẫn tiếp tục tăng, ở nước ta giá vàng còn cao hơn trên thế giới.