Tác động tiêu cực

Một phần của tài liệu Sự tác động của lạm phát đến nền kinh tế Việt Nam (Trang 49)

Tác hại của lạm phát tỷ lệ thuận với tốc độ lạm phát. Lạm phát phi mã và siêu lạm phát - với mức độ tiến triển không thể dự báo trước và vượt ra khỏi khả năng điều tiết, kiềm chế của Chính phủ - là những tai họa khủng khiếp cho đời sống kinh tế - xã hội của một quốc gia. Cụ thể:

- Vì làm rối loạn chứa năng thước đo giá trị của tiền tệ nên lạm phát làm xuyên tạc, bóp méo, làm biến dạng các yếu tố và tín hiệu thị trường; làm cho toàn bộ các hoạt động kinh tế - xã hội, đặc biệt là các hoạt động sản xuất - kinh doanh không thể tiến hành bình thường được. Bản thân vai trò điều tiết nền kinh tế của Chính phủ thông qua tiền tệ và thuế cũng bị suy giảm, thậm chí bị vô hiệu hóa do mức thuế trở nên vô nghĩa trước tốc độ lạm phát.

- Lạm phát làm biến dạng hành vi kinh doanh, đặc biệt là hành vi đầu tư, do làm mất khả năng tính toán hợp lý về lợi nhuận (kiềm hãm các đầu tu dài hạn, kích thích đầu tư ngắn hạn gây ra tình trạng khan hiếm hàng hóa và lãng phí).

- Lạm phát làm suy yếu, thậm chí phá vỡ thị trường vốn và tín dụng.

- Việc phân phối thu nhập giữa những người nắm giữ các hàng hóa có giá cả tăng khác nhau thường kém đồng đều trong các thời kỳ lạm phát, phúc lợi xã hội giảm… Việc Chính phủ kiểm soát mức tăng giá hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng bằng cách quy định giá trần sẽ kéo theo việc làm sai lệch sự phân bố các nguồn lực và thường dẫn tới sự thiếu hụt, chợ đen, tham nhũng…

- Lạm phát làm tăng nguy cơ phá sản do vỡ nợ và làm tăng chí phí dịch vụ nợ nước ngoài tính bằng ngoại tệ của cả các doanh nghiệp lẫn Chính phủ, do lạm phát thường kéo theo việc điều chỉnh nâng tỷ giá và lãi suất đồng bản tệ với tư cách là các giải pháp nhằm thích nghi và kiềm chế lạm phát.

- Sự mất ổn định của giá cả và tiền tệ còn làm môi trường kinh doanh trong nước xấu đi, khiến dòng đầu tư nước ngoài đổ vào bị chậm, chững lại thậm chí suy giảm, đi đôi với sự ra đi của những dòng vốn trong nước. Lạm phát kéo theo giá cả hàng nhập khẩu trở nên đắt đỏ hơn, hạn chế việc nhập những hàng hóa, vật tư cần thiết, Lạm phát cao luôn gắn với thâm hụt tài chính lớn và làm thâm hụt đó trở nên nặng nề hơn, nhất là thâm hụt ngân sách.

Một phần của tài liệu Sự tác động của lạm phát đến nền kinh tế Việt Nam (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(68 trang)
w